[Kết nối tri thức] Giáo án Toán 2 bài 22: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số
Giáo án Toán 2 tập 1- sách Kết nối tri thức. Giáo án bài 22: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Giáo án được soạn chi tiết, phân bổ các tiết rõ ràng, liền mạch, nội dung đầy đủ. Thầy cô giáo có thể tham khảo. Hi vọng, mẫu giáo án này mang đến sự hữu ích trong các bài dạy của quý thầy cô
Xem: =>
Xem video về mẫu [Kết nối tri thức] Giáo án Toán 2 bài 22: Phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số
Xem toàn bộ: Giáo án toán 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22 : PHÉP TRỪ ( CÓ NHỚ) sỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ ( 4 TIẾT)
- MỤC TIÊU
- Mức độ, yêu cầu cần đạt
- Thực hiện được phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số.
- Thực hiện được việc tính toán trong trường hợp có hai dấu phép tính cộng, trừ
(theo thứ tự từ trái sang phải) trong phạm vi các số và phép tính đã học.
- Nhận biết được ý nghĩa thực tiễn của phép trừ thông qua tranh ảnh, hình vẽ hoặc
tình huống thực tiễn.
- Giải quyết được một số vấn đề gắn với việc giải các bài tập có một bước tính (trong phạm vi các số và phép tính đã học) liên quan đến ý nghĩa thực tiễn của phép tính (bài tập về bớt một số đơn vị, bài tập về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị).
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: nêu và trả lời được câu hỏi khi lập luận
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: phát triển khả năng giải quyết vấn đề có tính tích hợp liên môn giữa môn toán và các môn học khác, tạo cơ hội để HS được trải nghiệm, áp dụng toán học vào thực tiễn.
- Năng lực giao tiếp toán học: trao đổi học hỏi bạn bè thông qua hoạt động nhóm; sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường, động tác hình thể để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản.
- Năng lực sử dụng công cụ, phương tiện toán học: sử dụng các công cụ, phương tiện học toán đơn giản ( bộ đồ dùng Toán 2…) để thực hiện các nhiệm vụ học tập toán đơn giản.
- Năng lực hợp tác: Xác định nhiệm vụ của nhóm, trách nhiệm của bản thân đưa ra ý kiến đóng góp hoàn thành nhiệm vụ của chủ đề.
Năng lực riêng:
- Thông qua giải các bài tập, HS phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy và lập luận toán học.
- Sử dụng được ngôn ngữ toán học kết hợp với ngôn ngữ thông thường để biểu đạt các nội dung toán học ở những tình huống đơn giản nhằm phát triển năng lực giao tiếp.
- Phẩm chất
- Rèn luyện tính cần thận, chính xác.
- Chăm chỉ tích cực xây dựng bài, chú ý lắng nghe, đọc, làm bài tập, vận dụng kiến thức vào thực tiễn dưới sự hướng dẫn của giáo viên.
- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.
- Yêu lao động, phát huy tính trung thực, ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên:
- SGK, Tài liệu dạy học, Bộ đồ dùng Toán 2, một số tranh ảnh như trong SGK.
- Que tính rời và các bó que tính để minh hoạ phép trừ.
- Đối với học sinh
- SGK, vở ghi, đồ dùng học tập, bảng nhóm.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
TIẾT 1. PHÉP TRỪ (CÓ NHỚ) SỐ CÓ HAI CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ | |
I. KHÁM PHÁ a. Mục tiêu: HS biết cách thực hiện phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số cho số có một chữ số và vận dụng thực hành trực tiếp các kiến thức đó. b. Cách thức tiến hành: - GV đặt câu hỏi: Quan sát tranh, các em thấy gì? - GV minh họa tranh và dẫn dắt câu chuyện: Hình ảnh lấy bối cảnh các bạn đang giúp người lớn thu hoạch trái cây. Trong tranh các bạn mặc trang phục miền Nam, đang đẩy xe rùa thể hiện tính đa dạng vùng miền. Trên xe rùa, có hai loại trái cây là bơ và dưa hấu. Bạn Nam đang đẩy một chiếc xe gồm 32 quả gồm dưa hấu và bơ. Bạn Mai đếm và nhận thấy có 7 quả dưa hấu. Bạn Rô – bốt ở gần đó thắc mắc: Vậy có bao nhiêu quả bơ nhỉ? Chúng ta cùng giúp Rô – bốt giải đáp câu hỏi nhé! - GV đặt câu hỏi cho HS: + “Bài toán cho biết gì, hỏi gì?” + “Muốn biết kiến có bao nhiêu quả bơ, phải làm phép tính gì?”. - GV tóm tắt lại dữ kiện và giả thiết của bài toán: “Có tất cả 32 quả dưa hấu và bơ. Trong đó có 7 quả dưa hấu. Hỏi có bao nhiêu quả bơ?” - GV mời 1-2 HS nêu phép tính. - GV sử dụng que tính để minh hoạ phép trừ: + GV yêu cầu HS giải thích cấu tạo các số 32 và 7. + Khi trừ, GV lấy 32 que tính, chia thành từng chục để có 3 bó ở cột chục, 2 que tính rời ở cột đơn vị. + Để thực hiện lấy ra 7 que tính từ 32 que tính đã cho ta làm như sau: lấy 1 bó que tính ở cột chục, và đưa qua cột đơn vị thì được 12 que tính ở cột đơn vị, lấy đi 4 que tính đơn vị thì còn 5 que tính đơn vị => Còn lại 2 bó que tính ở cột chục và 5 que tính ở cột đơn vị. GV kết luận kết quả phép cộng là 25. Cuối cùng, GV chốt câu trả lời: “Có 25 quả bơ” - GV hướng dẫn chi tiết kĩ thuật đặt tính rồi tính phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số như trong SGK và yêu cầu cả lớp quan sát phép tính, đồng thanh. · 2 không trừ được 7, lấy 12- 7 bằng 5 viết 5, nhớ 1. · 3 trừ 1 bằng 2, viết 2 · Vậy 32 - 7 = 25 - GV lưu ý HS kĩ thuật mượn/ trả. II. HOẠT ĐỘNG a. Mục tiêu: - Vận dụng vào giải bài toán thực tế; kết hợp phép tính với so sánh số. b. Cách thức tiến hành: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Bước 1: Hoạt động cả lớp - GV yêu cầu HS áp dụng thực hiện được kĩ thuật tính phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. Bước 2: Hoạt động cá nhân – Hoạt động cặp đôi. - GV yêu cầu HS tự hoàn thành vở. (Trong thời gian, HS hoàn thành vở, GV viết sẵn các phép đặt tính như SGK lên bảng rồi cho HS thực hiện.) - GV chấm 5 vở hoàn thành nhanh nhất. - GV yêu cầu 4 HS lên bảng thực hiện tính. - GV yêu cầu các HS khác nhận xét. - GV chữa bài, chốt đáp án, tuyên dương những bạn làm nhanh và đúng, khích lệ những bạn làm sai và lưu ý lại HS cách đặt tính đúng tránh mắc sai lầm. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 - GV yêu cầu HS tìm hiểu Bài 2. - GV hướng dẫn HS thực hiện được kĩ thuật tính phép trừ (có nhớ) số có hai chữ số với số có một chữ số. - GV đặt câu hỏi: “Khi đặt tính, chúng ta cần lưu ý điều gì?” - GV mời 1 -2 HS trả lời câu hỏi. - GV cho HS tự đặt tính và thực hiện phép tính vào vở. - GV chấm vở 5 HS hoàn thành bài nhanh nhất. - GV mời 4 HS trình bày bảng. - GV chữa, lưu ý cho HS những lỗi sai. Nhiệm vụ 3: Hoàn thành BT3 - GV kể vắn tắt câu chuyện “Sự tích quả dưa hấu” để dẫn đến để bài được đưa ra trong sách một cách tự nhiên và hấp dẫn. (GV có thể sử dụng các tranh, ảnh, video,... để gây hứng thú học tập cho HS) - GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề thông qua yêu cầu HS quan sát tranh, đọc đề, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi: “ Bài toán cho biết gì, hỏi gì?” - GV hướng dẫn HS nêu tóm tắt, sau đó yêu cầu HS tìm phép tính thích hợp rồi trình bày bài giải vào vở. - GV cho HS hoạt động cặp đôi kiểm tra chéo nhau. - GV yêu cầu 2 HS trình bày bài giải.
- GV chữa bài, lưu ý HS lỗi sai. Lưu ý: Kết thúc tiết học, GV cho HS củng cố bài học. |
- HS quan sát tranh trả lời theo hiểu biết của bản thân.
- HS thảo luận, giơ tay phát biểu. - HS chú ý lắng nghe và đưa ra phép tính.
- HS giơ tay, nêu phép tính: 32 - 7
- HS trả lời được: 32 gồm 3 chục và 2 đơn vị
- HS quan sát, chú ý lắng nghe, tiếp nhận kiến thức.
- HS lắng nghe, tiếp nhận kiến thức, trình bày phép tính vào vở.
- HS đồng thanh theo yêu cầu của GV.
- HS chú ý nghe, định hướng làm bài.
- HS thực hiện hoàn thành bài vào vở theo cá nhân - HS hoàn thành vở. - HS sau khi đc chấm vở, hỗ trợ các bạn xung quanh. - HS giơ tay thực hiện trình bày phép tính trên bảng. - HS chú ý nghe và chữa bài. - HS chú ý nghe và chỉnh sửa.
- HS xác định yêu cầu đề.
- HS chú ý lắng nghe, định hướng làm bài.
- HS giơ tay trả lời : Khi đặt tính, chúng ta cần đặt hàng đơn vị thẳng hàng đơn vị, hàng chục thẳng hàng chục. - HS hoàn thành bài cá nhân vào vở. - Các HS được chấm vở xong hỗ trợ các bạn xung quanh. - HS giơ tay trình bày bảng. - HS chữa bài và chỉnh sửa những lỗi sai.
- HS chú ý lắng nghe câu chuyện và xem video để rõ hơn về sự tích dưa hấu.
- HS chú ý lắng nghe và thực hiện các yêu cầu.
- HS suy nghĩ lời giải và phép tính.
- HS hoạt động cặp đôi, nói cho nhau nghe bài làm của mình. Kết quả: Tóm tắt: Ngày đầu thả: 34 quả dưa hấu. Ngày hai thả ít hơn ngày đầu : 7 quả Ngày hai thả: ... quả dưa hấu? Bài giải: Số quả dưa hấu Mai An Tiêm thả xuống biển vào ngày thứ hai là: 34- 7= 27 (quả) Đáp số: 27 quả dưa hấu. - HS chú ý lắng nghe và chữa bài. . |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án toán 2 kết nối tri thức đủ cả năm
Giáo án word lớp 2 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tự nhiên và xã hội 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Tiếng anh 2 sách kết nối tri thức
Giáo án đạo đức 2 sách kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Toán 2 sách kết nối tri thức
Giáo án tiếng việt 2 sách kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 2 sách kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint 2 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Đạo đức 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Hoạt động trải nghiệm 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tự nhiên và xã hội 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Toán 2 Kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Tiếng việt 2 Kết nối tri thức