Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính)

Dưới đây là giáo án bài 7: Mưa xuân (Nguyễn Bính). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ÔN TẬP VĂN BẢN: MƯA XUÂN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Bính và bài thơ Mưa xuân.
  • Nhận biết và phân tích được nét độc đáo về hình thức của bài thơ thể hiện qua bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
  • Nhận biết và phân biệt được tình cảm, cảm xúc, cảm hứng chủ đạo của người viết thể hiện qua văn bản.
  • Nhận biết và phân tích được chủ đề, tư tưởng, thông điệp mà văn bản muốn gửi đến người đọc thông qua hình thức nghệ thuật của văn bản.
  • Phân tích được thông tin cơ bản của văn bản.
  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại của bài thơ Mưa xuân.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thơ Mưa xuân.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

  • Yêu thương, đồng cảm, rung động trước tâm hồn của nhà thơ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân nêu cảm nhận của em về mùa xuân.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS chia sẻ cảm nhận về vẻ đẹp của mùa xuân.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong thơ văn ngàn đời, cảnh sắc thiên nhiên luôn là đề tài khơi gợi nhiều cảm xúc của các nhà văn, nhà thơ. Và ắt hẳn, mùa xuân cũng là một ví dụ điển hình như thế. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Mưa xuân” của Nguyễn Bính để biết được với Nguyễn Bính mùa xuân được khắc họa như thế nào. 

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu bài thơ Mưa xuân, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Mưa xuân.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Nguyễn Bính và văn bản “Mưa xuân”.

+ Bài thơ được viết theo thể thơ nào?

+ Xác định chủ đề của bài thơ “Mưa xuân”.

+ Diễn biến tâm trạng của cô gái được thể hiện như thế nào?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Mưa xuân”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Bính (1918 – 1966).

- Quê quán: Nam Định.

- Là nhà thơ nổi tiếng từ phong trào Thơ mới.

- Thơ Nguyễn Bính đằm thắm, thiết tha, gần gũi với ca dao, thể hiện tình yêu đối với làng quê và văn hóa truyền thông của dân tộc.

- Tác phẩm tiêu biểu: Tâm hồn tôi (1940), Hương cố nhân (1941), Mây Tần (1942), Nước giếng thơi (1956)…

b. Tác phẩm

- Bài thơ được in trong tập “Lỡ bước sang ngang” (1940).

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Thể thơ

- Bài thơ được viết theo thể thơ bảy chữ.

+ Thể thơ bảy chữ được xác định dựa vào số chữ (tiếng) trong mỗi dòng thơ.

+ Các dòng thơ thường được ngắt nhịp một cách linh hoạt. 

+ Số lượng dòng không hạn chế.

+ Được chia thành khổ (mỗi khổ 4 dòng).

+ Sử dụng vần chân.

+ Gieo vần liền hoặc vần cách. 

b. Chủ đề của bài thơ

Chủ đề của bài thơ được xác định thông qua: nhan đề và đặc trưng thể loại của bài thơ. 

* Nhan đề bài thơ: Mưa xuân.

- Nhan đề ngắn gọn, xúc tích, nêu bật được chủ đề chính của bài thơ: chủ đề về cơn mưa mùa xuân.

- Nhan đề bài thơ thể hiện sự rung cảm trọn vẹn trước làn mưa mơ hồ, huyền hoặc của mùa xuân cũng như đánh dấu một kỉ niệm khó phai. Kỉ niệm về những hạt mưa đầu xuân, về những cảm xúc luyến ái đầu đời, những mơ mộng chớm hé về cuộc hẹn hò đầu tiên.

* Đặc trưng thể loại

- Mạch cảm xúc: Bài thơ khắc họa khung cảnh mùa xuân ở vùng quê bắc bộ những năm nửa đầu của thế kỷ 20. Đồng thời có đó là nỗi lòng của một thôn nữ ở tuổi cập kê, là khao khát tình yêu của con người.

- Bố cục bài thơ:

+ Phần 1 (hai khổ thơ đầu): Giới thiệu cô gái nơi thôn quê.

 + Phần 2 (hai khổ tiếp): Khung cảnh đất trời trong tiết xuân mưa bay và sự khấp khởi, mong ngóng lạ thường của cô gái.

 + Phần 3 (hai khổ tiếp): Cô gái đội mưa, vội vàng xin phép mẹ đi xem chèo.

 + Phần 4 (hai khổ tiếp): Chàng trai không đến và sự thất vọng của cô gái.

+ Phần 5 ( hai khổ cuối): Cô gái buồn bã trở về nhưng vẫn còn sự lưu luyến cho chàng trai.

- Hình ảnh thơ: 

+ Hình ảnh mưa xuân:

  • Mưa xuân phơi phới bay.
  • Hoa xoan rụng vơi đầy.
  •  Giữa cảnh sắc thiên nhiên hoa xoan tím nồng nàn, trong làn mưa xuân “phơi phới” bay, hội chèo làng Đặng đi qua ngõ, tiếng trống chèo ở thôn Đoài đã rung lên, cô thôn nữ bâng khuâng và xao xuyến. Hương sắc ấy, âm thanh ấy là hồn quê xứ sở thanh bình.

+ Hình ảnh cô gái nơi thôn quê: 

  • Cô gái dệt lụa quanh năm.
  • Sống cùng với mẹ già.
  • Người mẹ “chưa bán chợ làng xa”: cô gái vẫn còn độc thân, chưa gả cho ai. 
  •  Hình ảnh của một cô gái thôn quê bên chiếc khung cửi nhỏ. Một hình ảnh rất đẹp, thể hiện sự chăm chỉ chịu thương chịu khó của những cô gái làng quê nói riêng và những người nông dân nghèo nói chung.

- Diễn biến tâm trạng của cô gái:

+ Sự chờ mong buổi hò hẹn (khổ thơ 3 và 4):

  • Lòng giăng tơ một mối tình.
  • Hai má bừng đỏ khi nghĩ về anh.
  • Chắc chắn sự xuất hiện của chàng trai trong đêm hội.

+ Sự háo hức, khấp khởi của cô gái dành cho cuộc hẹn với chàng trai (khổ 5 và 6):

  • Xin phép mẹ, vội vàng đi.
  • “Thôn Đoài cách có một thôi đê”: dù phải đi qua đoạn đê dài trong thời tiết trời mưa thì cô gái cũng không ngại.
  • Mải tìm anh không thiết xem chèo.

+ Sự thất vọng của cô gái khi không gặp được chàng trai (khổ 7 và 8):

  • Chờ mãi anh chả sang.
  • Sự hờn trách của cô gái.
  • Cô gái lầm lụi trở về một mình.
  • Con đường đê trải dài và những hạt mưa 
  •  Khiến tâm trạng của cô gái càng buồn hơn.

+ Nỗi buồn của cô gái và sự mong mỏi, hi vọng vào mùa xuân sang năm được gặp chàng trai của cô gái (hai khổ cuối):

  • Mưa xuân đã ngại bay.
  • Hoa xoan nát dưới chân.
  • Mùa xuân đã cạn ngày.
  • Bao giờ em mới gặp anh đây?
  •  Điệp ngữ “bao giờ” được lặp lại như một sự ngóng trông vô vọng, sự tiếc nuối và mong đợi vào chữ duyên đôi lứa.
  •  Bài thơ là một bức tranh quê hương đầy màu sắc và tình cảm. Cô gái với tấm lòng trắng trong là đại diện cho tình yêu thuần kiết, mong chờ.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Bài thơ thể hiện diễn biến tâm trạng của cô gái thôn Đông lần đầu tiên hẹn hò tìm nhau với chàng trai thôn Đoài trong đêm hát chèo mùa xuân. 

- Bài thơ mang đến sự rung cảm trọn vẹn trước làn mưa mơ hồ, huyền hoặc của mùa xuân cũng như đánh dấu sự đẹp đẽ, nồng thắm của tình yêu.

b. Nghệ thuật

- Thể thơ bảy chữ.

- Nhịp điệu thơ chậm rãi, nhẹ nhàng. 

- Sự kết hợp các biện pháp tu từ:so sánh,  ẩn dụ câu hỏi tu từ.

- Ngôn từ trong bài thơ giàu có, sáng tạo và tinh luyện, đậm đà màu sắc đồng quê.

-------------

………..Còn tiếp………..

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay