Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 8: Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)

Dưới đây là giáo án bài 8: Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN: BÀI CA CHÚC TẾT THANH NIÊN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Củng cố kiến thức đã học về thể loại hát nói.
  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên (vần, thanh điệu, nhịp, giá trị nội dung…).
  • Luyện tập theo văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên.

2. Năng lực 

Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: bố cục, kết cấu, ngôn ngữ, biện pháp tu từ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

  • Trân trọng và thể hiện sự kì vọng về vai trò của tuổi trẻ đối với vận mệnh đất nước.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh câu hỏi tự luận nhắc lại kiến thức buổi sáng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Chiếc hộp kì diệu, trả lời nhanh các câu hỏi có liên quan đến danh sĩ Phan Bội Châu.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Chiếc hộp kì diệu, bốc thăm câu hỏi để trả lời những câu hỏi ẩn dấu có liên quan đến danh sĩ Phan Bội Châu.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 10 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Quê quán của Phan Bội Châu ở đâu?

Câu 2: Phan Bội Châu xuất thân từ gia đình như thế nào?

Câu 3: Để tìm con đường cứu nước, năm 1905, Phan Bội Châu đã nhờ đến nước nào?

Câu 4: Cùng với những người chung chí hướng, Phan Bội Châu làm gì?

Câu 5: Phong trào Đông du được thành lập vào năm nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân và chia sẻ trong nhóm.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm lên bốc thăm và trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi ý đáp án câu hỏi khởi động:

Câu 1: Quê quán của Phan Bội Châu: Nam Đàn, Nghệ An.

Câu 2: Phan Bội Châu xuất thân từ gia đình nhà nho nghèo.

Câu 3: Năm 1905, Phan Bội Châu đã nhờ đến nước Nhật để tìm đường cứu nước.

Câu 4: Phan Bội Châu lập ra Hội Duy Tân.

Câu 5: Phong trào Đông Du được thành lập vào năm 1904.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Phan Bội Châu xuất thân là một nhà nho, nhưng ông không đi theo con đường của các nhà nho truyền thống mà lại tham gia cách mạng một cách nhiệt thành và tâm huyết. Hãy cùng ôn tập lại bài học Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu để tìm hiểu tấm lòng yêu nước sâu sắc của người con kiệt xuất xứ Nghệ.

B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Phan Bội Châu và văn bản “Bài ca chúc Tết thanh niên”.

+ Xác định mạch cảm xúc của bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên”.

+ Diễn biến tâm trạng của tác giả được thể hiện như thế nào trong bài thơ?

+ Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Bài ca chúc Tết thanh niên”.

- HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Phan Bội Châu (1867 – 1940).

- Quê quán: Nam Đàn, Nghệ An.

- Là một danh sĩ, một nhà cách mạng lớn – luôn sục sôi tinh thần yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc.

- Ông bôn ba nhiều năm ở nước ngoài, thành lập các tổ chức yêu nước, chống thực dân Pháp.

- Tác phẩm tiêu biểu: Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (1905 – 1914)…

b. Tác phẩm

- Hoàn cảnh sáng tác: 

+ Đầu xuân 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến mừng thọ Phan Bội Châu. Trong lời đáp từ của nhà chí sĩ, có bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên”.

+ Lúc này ông đang bị thực dân Pháp quản thúc tại Huế.

- Thể loại: Hát nói (Thể thơ được dùng để sáng tác phần lời cho bài hát ca trù; số câu trong bài, số chữ trong các câu, cách gieo vần… của bài hát nói tương đối tự do.

2. Phân tích văn bản

a. Mạch cảm xúc

- Phan Bội Châu thiết tha kêu gọi thế hệ trẻ hãy từ bỏ lối sống tầm thường, quyết tâm tu dưỡng để đi theo con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

- Đoạn đầu thể hiện cảm xúc trầm lắng, sau đó, chuyển sang đoạn thứ hai với cảm xúc nồng nàn, sôi nổi, tha thiết. 

- Cảm xúc của bài thơ là một thể thống nhất, kín đáo và logic thể hiện ý chí của tác giả.

b. Tâm trạng của tác giả

Tâm trạng của tác giả biểu hiện rất rõ ở từng đoạn thơ:

- Đoạn đầu (Từ đầu đến “Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh”): 

+ Thẹn, buồn, tủi là những từ thể hiện trực tiếp nỗi lòng tác giả.

+ Đó là những gì được khơi dậy từ sự chiêm nghiêm về quãng đời bao “chua” với “xót” của bản thân, thể hiện qua những lời thơ có âm điệu trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ trực tiếp miêu tả thân phận và nỗi niềm.

+ Câu hỏi tu từ như lời độc thoại nội tâm.

+ Câu thơ ngắt nhịp điệu chậm đều.

+ Cảm giác cô độc, chỉ biết tâm sự cùng thiên nhiên.

- Đoạn hai (còn lại): Thể hiện sự thay đổi đột ngột của tâm trạng:

+ Từ buồn sang vui, từ xót xa sang phấn chấn, từ cô độc, đơn lẻ sang ấm áp, rộn ràng với “các cô”, “các chị”, “các anh”, “chư quân”.

+ Từ âm điệu nhẹ nhàng sang sôi nổi, mạnh mẽ, giực giã với những cụm động từ có ngữ khí mạnh: mở mắt, xốc vác, đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan, liên hiệp lại, xếp bút nghiên…

+ Lời thơ mang sắc thái của lời hịch, có sức lay động mạnh mẽ nhận thức, tình cảm người đọc, người nghe.

3. Tổng kết

a. Nội dung

- Văn bản mượn lời chúc Tết thanh niên để thể hiện niềm tin tưởng, lời kêu gọi thanh niên vươn lên tự đổi mới, đi theo con đường cách mạng để giải phóng dân tộc, cứu dân cứu nước.

b. Nghệ thuật

- Bài thơ được viết theo thể hát nói.

- Giọng thơ đa thanh, vừa bồi hồi tha thiết, vừa mạnh mẽ hùng hồn.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN “BÀI CA CHÚC TẾT THANH NIÊN”

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Tác phẩm “Bài ca chúc Tết thanh niên” là của ai?

A. Nguyễn Du.

B. Phan Bội Châu.

C. Nguyễn Trãi.

D. Phan Chu Trinh.

Câu 2: Văn bản “Bài ca chúc Tết thanh niên” được viết theo thể loại nào?

A. Hát nói.

B. Thể thơ tám chữ.

C. Ca trù.

D. Ca dao.

Câu 3: Đối tượng tác phẩm “Bài ca chúc Tết thanh niên” hướng tới là ai?

A. Thiếu nhi Việt Nam.

B. Giai cấp nông dân Việt Nam. 

C. Giai cấp công nhân Việt Nam.

D. Thanh niên Việt Nam. 

Câu 4: Đâu không phải là nội dung chúc Tết của tác giả dành cho thanh niên Việt Nam?

A. Thanh niên phải đổi mới với tầm nhìn mới.

B. Thanh niên phải chú trọng đến vấn đề khoa cử.

C. Thanh niên tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc để cứu nước.

D. Thanh niên cần từ bỏ con đường khoa cử lạc hậu, không đam mê hưởng lạc.

Câu 5: Câu thơ “Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan”, Phan Bội Châu muốn nhắn thế hệ thanh niên điều gì?

A. Lòng yêu quê hương, đất nước.

B. Ý chí kiên cường.

C. Ý chí tự lực, tự cường.

D. Lòng căm thù giặc.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên hoàn thành Phiếu bài tập. 

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập. 

- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:

1. B

2. A

3. D

4. B

5. C

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Tìm hiểu chi tiết hoàn cảnh sáng tác tác phẩm “Bài ca chúc Tết thanh niên”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm chi tiết:

- Đầu xuân 1927, học sinh trường Quốc học và trường Nhà dòng Huế đến mừng thọ Phan Bội Châu. Trong lời đáp từ của nhà chí sĩ, có bài thơ “Bài ca chúc Tết thanh niên”.

- Lúc này ông đang bị thực dân Pháp bắt và giam lỏng ở Huế, bị kết án tử hình rồi giảm án bởi áp lực của các cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu diễn ra khắp nơi. Bị giam lỏng, không còn được tự do hoạt động cách mạng nhưng ông vẫn luôn canh cánh một nỗi lo âu cho vận mệnh dân tộc.

- Khi đó, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đã bị đàn áp nhưng trong sâu thẳm chủ trương bạo động để cứu nước vẫn kiên định trong ông. Có thể thấy điều đó khi ông khuyên/chờ đợi/hy vọng ở thanh niên: “Đúc gan sắt để dời non lấp bể/Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ”. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên thông qua các dạng đề ôn tập.

b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề tự luận để HS trả lời củng cố kiến thức bài học. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Đọc ngữ liệu và trả lời câu hỏi

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS đọc đoạn ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu dưới đây:

NGỮ LIỆU 1

 

Thưa các cô các cậu lại các anh

Đời đã mới người càng nên đổi mới

Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội

Ghé vai vào gánh vác cựu giang san

Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan

Dây đoàn thể quyết ghe phen thành nghiệp lại

Ai hữu trí từ nay xin gắng gỏi

Cởi lốt xưa mà tu dưỡng lấy tinh thần

Chẳng thèm chơi, chẳng thèm mặc, chẳng thèm ăn

Đúc gan sắt để dời non lấp bể

Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ

Mới thế này là mới hỡi chư quân

Chữ rằng “nhật nhật tân, hựu nhật tân”. 

(Trích “Bài ca chúc Tết thanh niên” – Phan Bội Châu)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.

…………………

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận ngay giáo án kì I
  • 30/12 bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • 5 kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay