Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 2: Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An)
Dưới đây là giáo án bài 2: Một thể thơ độc đáo của người Việt (Dương Lâm An). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 2: NHỮNG CUNG BẬC TÂM TRẠNG
ÔN TẬP VĂN BẢN 3: MỘT THỂ THƠ ĐỘC ĐÁO CỦA NGƯỜI VIỆT
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về thơ song thất lục bát qua văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
Luyện tập theo văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Biết được quá trình ra đời và phát triển của thể thơ song thất lục bát.
Nhận biết được các đặc điểm về hình thức đặc trưng của thể song thất lục bát, hiểu được yếu tố giúp thể thơ này giàu nhạc tính.
Nhận biết, phân tích sự tương đồng và khác biệt giữa thơ song thất lục bát và lục bát.
3. Phẩm chất
Trân trọng, tự hào và gìn giữ những thể thơ truyền thống của dân tộc.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, kể tên những bài thơ được sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát, từ đó nêu cảm nhận của HS về thể thơ này.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo nhóm đôi Think – Pair – Share, thực hiện yêu cầu: Bằng trải nghiệm văn học của em, hãy kể tên những bài thơ được sáng tác bằng thể thơ song thất lục bát mà em biết. Từ đó, nêu ngắn gọn những cảm nhận của bản thân về thể thơ truyền thống của dân tộc.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Gợi ý: Một số bài thơ được sáng tác bằng thể song thất lục bát:
+ “Khóc Dương Khuê” – Nguyễn Khuyến.
+ “Hải ngoại huyết thư” – Phan Bội Châu.
+ “Văn tế thập loại chúng sinh” – Nguyễn Du.
+ “Cung oán ngâm” – Nguyễn Gia Thiều.
+ “Ai tư vãn” – Lê Ngọc Hân.
+ “Bà má Hậu Giang” – Tố Hữu.
+ “Hai chữ nước nhà” – Trần Tuấn Khải.
=> Là một thể thơ truyền thống của văn học Việt Nam, nguồn gốc của thể thơ lục bát là gì thì chưa rõ, nhưng được cho là xuất phát từ những lời nói dân dã, xuất hiện trong đời sống của con người từ rất lâu dưới hình thức của ca dao tục ngữ rồi được lưu truyền bằng chữ viết vào thế kỷ XV. Sau này khi văn học chữ Nôm thịnh thế, người đời bèn phổ lời ca dân dã vào con chữ rồi lưu trữ chúng.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Thơ song thất lục bát từ lâu được xem là thể thơ đặc trưng của nước ta, được nhiều tác giả và công chúng ưa chuộng trong giai đoạn văn học trung đại vào thế kỉ 18 cho đến tận đầu thế kỉ 20. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thể song thất lục bát thông qua văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ 1: Nhắc lại kiến thức bài học về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, thực hiện nhiệm vụ: Dựa vào những kiến thức đã học, trả lời những câu hỏi sau: + Nội dung chính của văn bản “Một thể thơ độc đáo của người Việt” là gì? + Trình bày về quá trình phát triển của thể thơ song thất lục bát trong dòng chảy văn học Việt Nam dựa vào văn bản “Một thể thơ độc đáo của người Việt”. + Đặc điểm nổi bật nào của thể thơ song thất lục bát được đề cập đến trong văn bản? - Thời gian thực hiện: 8 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức về hai thể song thất lục bát và lục bát Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:
- GV yêu cầu HS hoàn thành Phiếu học tập số 1 với nhiệm vụ: Dựa vào kiến thức đã học và những hiểu biết của em, hãy so sánh nét tương đồng và khác biệt giữa thể thơ song thất lục bát và thơ lục bát. - Thời gian thực hiện: 15 phút. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Nhắc lại kiến thức bài học về đặc điểm của thể thơ song thất lục bát 1. Nội dung chính của văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt - Sự ra đời và phát triển của thể thơ song thất lục bát cùng những đặc điểm về hình thức tạo nên sự độc đáo cho thể thơ này. - So sánh sự tương đồng và khác biệt giữa thể song thất lục bát và lục bát. 2. Quá trình phát triển của thể song thất lục bát - Ra đời vào khoảng thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu. - Những tác phẩm đầu tiên sáng tác bằng thể song thất lục bát là: Chỉ Nam ngọc âm giải nghĩa, Đại nghĩ bát giáp thưởng đào giải văn. - Giai đoạn phát triển cực thịnh của thể thơ song thất lục bát trong khoảng thế kỉ XVIII – XIX gắn liền với thể ngâm khúc. Thể thơ song thất lục bát đã tạo cho ngâm khúc một dấu ấn riêng. - Ngoài thể ngâm khúc, song thất lục bát còn được dùng trong nhiều thể loại văn học khác (ca trù, văn tế, thơ…). - Đầu thế kỉ XX, các nhà thơ danh tiếng cũng sử dụng song thất lục bát để sáng tác (Tản Đà, Trần Tuấn Khải, Nguyễn Bính, Tố Hữu…). - Ngày nay, thể thơ cổ điển này không còn thịnh hành nhưng vẫn có sức sống trong dòng chảy văn học Việt Nam. 3. Đặc điểm nổi bật của thể song thất lục bát được nhắc đến trong văn bản - Đặc điểm nổi bật của thể song thất lục bát là giàu nhạc tính, được coi là điểm mạnh và được phát huy ở một thể loại trữ tình trong văn học Việt Nam – ngâm khúc. - Thể song thất lục bát tạo giúp biểu hiện những tâm trạng, cảm xúc trữ tình bi thương, kết tinh những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc. II. Thể thơ song thất lục bát và lục bát - Đáp án Phiếu học tập số 1.
|
PHỤ LỤC
Phiếu học tập số 1
So sánh | Song thất lục bát | Lục bát |
Tương đồng | - Hai thể thơ này đều được người Việt sáng tạo trong khoảng thời gian khoảng thế kỉ XV – XVI, xuất hiện trước sau không lâu. - Đều tồn tại dạng biến thể (lục bát biến thể và song thất lục bát biến thể). - Thỏa mãn được nhu cầu sáng tác của các nghệ sĩ cũng như nhu cầu thưởng thức của đông đảo công chúng. Sự thành công của hai thể thơ đã xác lập cho mình những vị trí nổi bật trong lịch sử phát triển thơ ca dân tộc. - Song thất lục bát với hai câu 6 – 8 có cách ngắt nhịp giống với thể lục bát. - Giàu nhạc tính, câu thơ đọc lên mà cứ ngỡ là câu hát hay một bản nhạc, vừa có vần vừa có điệu nghe rất thanh thoát và êm tai. | |
Khác biệt | - Chỉ bao gồm các cặp câu 6 – 8 đan xen nhau. - Khi gieo vần, tiếng số 6 của câu lục phải thành vần với tiếng số 8; theo đó tiếng số 8 của câu bát phải thành vần với tiếng số 6 của cặp lục bát tiếp theo. - Thơ lục bát thông thường sẽ được ngắt nhịp chẵn 2/2/2 ở câu lục và nhịp 4/4 ở câu bát. Tuy nhiên, một số trường hợp sẽ được tác giả đổi qua nhịp 3/3, 3/5… để nhằm nhấn mạnh ý câu thơ hơn. - Mang đậm bản sắc và phong vị quê hương, lời thơ giản dị, mộc mạc, có sự kết hợp giữa ngôn ngữ thơ và ngôn ngữ đời thường. | - Có cặp câu 7 tiếng và cặp câu 6 – 8 đan xen. - Vần lưng được gieo ở tiếng thứ sáu (hoặc thứ tư) của câu thơ 8 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 6 tiếng ngay trước nó) và tiếng thứ ba (hoặc thứ năm) của câu thơ 7 tiếng (hiệp vẫn với tiếng cuối của câu thơ 7 tiếng liền trước nó). - Vần chân được gieo ở tiếng cuối của tất cả các câu thơ. - Câu thơ 7 tiếng thường có cách ngắt nhịp lẻ trước chẵn sau (3/2/2 hay 3/4). - Sâu sắc, biểu hiện được những cảm xúc, tâm trạng phức tạp, ẩn sâu, những cảm xúc trữ tình bi thương, kết tinh những giá trị nhân văn và hiện thực sâu sắc. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Một thể thơ độc đáo của người Việt.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Đoạn văn phân tích nội dung của đoạn thơ song thất lục bát.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
--------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức