Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)

Dưới đây là giáo án bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: ĐỐI DIỆN VỚI NỖI ĐAU

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về bi kịch.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

  • Luyện tập theo văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

3. Phẩm chất

  • Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp.

  • Lựa chọn hành động và ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Các nhóm phải nhấn chuông giành quyền trả lời, nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Bi kịch là gì?

A. Kịch dùng hình thức gây cười để đả kích, phê phán thói xấu, hiện tượng tiêu cực trong xã hội.

B. Là một thể loại của kịch, thể hiện xung đột không thể giải quyết giữa khát vọng cao đẹp của con người với khả năng, tình thế thực hiện.

C. Kết hợp yếu tố hài và bi để tạo nên một vở kịch đặc sắc.

D. Chứa đựng yếu tố bi, thể hiện xung đột về quan điểm sống của các nhân vật.

Câu 2: Xung đột của bi kịch nảy sinh do đâu?

A. Do mâu thuẫn giữa cái mới và cái cũ.

B. Do mâu thuẫn giữa các quan điểm sống khác nhau.

C. Do mẫu thuẫn trong việc tiếp nhận tác phẩm của độc giả.

D. Do mâu thuẫn giữa cái thiện với cái ác, cái cao cả với cái thấp hèn, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ, giữa các mặt khác nhau của tính cách, giữa mong muốn chủ quan và điều kiện khách quan, giữa các giá trị khác nhau của đời sống...

Câu 3: Các xung đột, mâu thuẫn của bi kịch được tạo nên từ điều gì?

A. Tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị tai họa.

B. Do sự trái ngược về thói quen, môi trường sống của nhân vật.

C. Do sự mẫu thuẫn quan điểm sống của nhân vật.

D. Do sự khác biệt thế hệ của nhân vật.

Câu 4: Đâu là nhận xét đúng về nhân vật bi kịch?

A. Có lý tưởng cao cả.

B. Có số phận éo le, nghiệt ngã.

C. Có sức mạnh phẩm chất cao cả, mang lí tưởng, khát vọng đẹp đẽ nhưng số phận nghiệt ngã.

D. Có cuộc đời yên bình, ít sóng gió, khó khăn.

Câu 5: Lời thoại của nhân vật bi kịch có đặc điểm gì?

A. Có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...

B. Giản dị, gần gũi, giàu cảm xúc.

C. Thường thể hiện sự căng thẳng, những giằng xé nội tâm, có tính hùng biện, triết lí, hoặc có tính chất mĩ lệ, trau chuốt,...

D. Thường thể hiện sự dí dỏm, hài hước, trào phúng.

D. Những cô gái, chàng trai có vẻ đẹp toàn diện, gặp nhiều may mắn, hạnh phúc trong cuộc sống.

Câu 6: Đề tài của bi kịch thường là gì?

A. Đề tài từ trong văn học dân gian.

B. Thường mượn từ lịch sử hay huyền thoại, để cập những vấn đề lớn, có tính vĩnh cửu của cuộc sống con người. 

C. Đề tài chính luận, liên quan đến vận mệnh quốc gia, dân tộc.

D. Liên quan đến các hiện tượng tự nhiên của đời sống.

Câu 7: Cốt truyện của bi kịch có đặc điểm gì?

A. Đi theo trật tự thời gian, nhưng đôi khi có sự đảo ngược về thời gian giữa hiện tại và quá khứ.

B. Đơn giản, dễ hiểu, ngắn gọn, ít có xung đột bất ngờ.

C. Biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn đến kết cục bi thảm của nhân vật chính.

D. Biểu thị chuỗi hành động của nhân vật, đa số đều gặp dữ hóa lành, kết thúc tốt đẹp.

Câu 8: Kết thúc bi thảm của nhân vật trong bi kịch có ý nghĩa gì?

A. Ý nghĩa thức tỉnh, dự báo về một cái gì tốt đẹp hơn sẽ nảy sinh trong cuộc sống và trong mỗi con người.

B. Làm cho kịch thêm hấp dẫn, lôi cuốn.

C. Tăng màu sắc bi thương, ảm đạm cho cốt truyện.

D. Thể hiện quy luật tất yếu của cuộc sống là cái ác sẽ bị trừng phạt.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm cùng nhấn chuông giành quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về bi kịch thông qua vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét của tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Trình bày hiểu biết cơ bản về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-li-ét bằng sơ đồ tư duy.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập phần Phụ lục.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

- Sơ đồ tư duy phần Phụ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Đặc điểm bi kịch được thể hiện trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Sơ đồ tư duy tác giả, tác phẩm

 

Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về đặc điểm của bi kịch trong văn bản 

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Tình huống bi kịch của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

 

Xung đột trong nội tâm nhân vật Giu-li-ét là gì?

 

Câu thoại của Rô-mê-ô: “Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa” thể hiện điều gì?

 

 

Xác định xung đột kịch của văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

 

Nhận xét về ngôn ngữ trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

 

Giá trị nhân văn cao cả rút ra được từ văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét  là gì?

 

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về đặc điểm của bi kịch trong văn bản 

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Tình huống bi kịch của hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

Sinh ra trong gia đình có mối thù truyền kiếp. Họ đến với nhau rất tình cờ và bất trắc liên tiếp ập đến với họ theo một trình tự hết sức hợp logic.

Xung đột trong nội tâm nhân vật Giu-li-ét là gì?

- Trong cuộc đối thoại giữa Rô-mê-ô và Giu-li-ét, không có xung đột giữa họ, chỉ có tình yêu mạnh mẽ. Xung đột xuất phát từ tâm trạng của Giu-li-ét, phải chọn giữa tình yêu và gia tộc. 

- Tình yêu cuối cùng vẫn chiến thắng, hòa giải mọi thù hận. Lời thoại cuối cùng của Giu-li-ét: “Em không muốn họ bắt gặp anh ở đây” đồng tình với tình yêu, là hiện thân của tình cảm thuần khiết vượt lên trên thù hận.

Câu thoại của Rô-mê-ô: “Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa” thể hiện điều gì?

- Những lời nói này đều là sự thật tâm, thật lòng, bắt nguồn từ tình yêu cũng như khát vọng bỏng cháy được đường đường chính chính công khai mối tình này. 

- Có người cho rằng, Romeo còn trẻ tuổi và bốc đồng khi dám thốt ra những lời chối bỏ cả gia tộc, dòng họ để đi theo tiếng gọi trái tim. Nhưng xét về mặt tình, những lời nói ấy đều thể hiện một tình yêu nồng cháy, không ngại khó khăn gian khổ, sẵn sàng đi lên từ hai bàn tay trắng và giũ bỏ cả thân phận quý tộc của mình.

Xác định xung đột kịch của văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Trong trích đoạn bi kịch, ta nhận thấy có xung đột giữa tình yêu của Rô-mê-ô và Giu-li-ét với thù hận giữa hai dòng họ Ca-piu-lét và Môn-ta-ghiu.

Nhận xét về ngôn ngữ trong văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Tính ước lệ của lời thoại, ngôn ngữ cường điệu, lời văn giàu tính biểu cảm, hình ảnh bóng bẩy, tạo nên chất thơ cho vở bi kịch.

Giá trị nhân văn cao cả rút ra được từ văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

Khát khao về thứ tình yêu vĩnh hằng bất tử luôn là mơ ước của mỗi người, nhưng không phải ai cúng dám đứng lên đấu tranh cho tình yêu ấy. Chỉ khi tình yêu được đấu tranh, được thử thách thì nó mới xứng đáng được trân trọng. Hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét chính là hai tòa thành bất tử về hình tượng của tình yêu trong xã hội cũ. Tình yêu giữa hai nhân vật chính của vở kịch không chỉ cần vượt qua thử thách mà còn được thăng hoa và trở nên bất diệt.

 

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Tình huống bi kịch

Nêu chính xác tình huống bi kịch đối với hai nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

1

Xung đột trong nội tâm nhân vật Giu-li-ét

Xác định chính xác và phân tích được xung đột trong nội tâm Giu-li-ét.

2

Câu thoại của Rô-mê-ô: “Chỉ cần được nàng gọi là người yêu là tôi xin tức thì nhận tên thánh mới; từ nay trở đi, tôi không muốn bao giờ là Rô-mê-ô nữa”.

Hiểu và phân tích được ý nghĩa câu thoại của Rô-mê-ô.

2,5

Xung đột kịch của văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

Xác định đúng xung đột kịch của văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

1

Giá trị nhân văn cao cả rút ra được từ văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

Nêu được giá trị nhân văn cao cả rút ra được từ văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

2,5

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn nhân vật Rô-mê-ô và Giu-li-ét.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét được sáng tác vào khoảng thời gian nào?

A. 1594 – 1595.

B. 1593 – 1595.

C. 1594 – 1596.

D. 1593 – 1594.

Câu 2: Vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét được lấy cảm hứng từ đâu?

A. Dựa trên một bài hát nổi tiếng ở I-ta-li-a thời trung cổ.

B. Dựa trên cuộc đời của một nhân vật lịch sử nổi tiếng ở I-ta-li-a thời trung cổ.

C. Dựa trên một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng ở I-ta-li-a.

D. Dựa trên một câu chuyện có thật từng xảy ra ở I-ta-li-a thời trung cổ.

Câu 3: Giá trị nội dung của vở kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét là gì?

……………..

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, thang điểm, đáp án
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay