Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 1: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp)

Dưới đây là giáo án bài 1: Sơn Tinh - Thuỷ Tinh (trích, Nguyễn Nhược Pháp). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 1: THẾ GIỚI KÌ ẢO

ÔN TẬP VĂN BẢN 3: SƠN TINH – THỦY TINH

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh (về tác giả, xuất xứ, nhân vật, cốt truyện…).

  • Luyện tập theo văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Vận dụng được một số hiểu biết lịch sử văn học Việt Nam để đọc hiểu văn bản văn học Sơn Tinh – Thủy Tinh.

  • Phân tích được chủ đề, tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm. 

3. Phẩm chất

  • Trung thực trong các mối quan hệ ứng xử.

  • Yêu quý, trân trọng những con người có phẩm chất tốt đẹp.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video hoạt hình “Sơn Tinh – Thủy Tinh” và yêu cầu HS nêu suy nghĩ, cảm nhận cá nhân về truyền thuyết này.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS theo dõi video “Sơn Tinh – Thủy Tinh” và thực hiện yêu cầu: Nêu suy nghĩ, cảm nhận của em sau khi xem xong video trên.

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=6b_ftItlmuQ (chiếu từ 0:00 – 6:34).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh mượn thần thánh để giải thích hiện tượng lũ lụt hằng năm ở đồng bằng Bắc Bộ và gửi gắm vào đó ước mơ chiến thắng thiên nhiên, bảo vệ cuộc sống của người xưa, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Lấy cảm hứng từ truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, tác giả Nguyễn Ngược Pháp đã kể lại câu chuyện dưới hình thức một bài thơ. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức về cái hay, cái độc đáo trong văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh nhé.

B. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh (xuất xứ, nội dung, nghệ thuật của văn bản…)

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS chia lớp thành 4 nhóm bằng cách điểm danh theo các màu: xanh, đỏ, tím, vàng. Các thành viên có cùng màu sẽ hợp thành một nhóm.

- GV yêu cầu HS dựa vào những kiến thức đã học về văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh cùng những hiểu biết cá nhân, thảo luận nhóm và trả lời những câu hỏi sau:

+ Nhắc lại bố cục của văn bản “Sơn Tinh – Thủy Tinh”.

+ So với truyền thuyết “Sơn Tinh – Thủy Tinh” trong dân gian, bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp có điểm gì khác biệt?

+ Hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh có những đặc điểm nào về ngoại hình?

+ Qua bài thơ “Sơn Tinh – Thủy Tinh”, hãy nhận xét về những sáng tạo, đóng góp của Nguyễn Nhược Pháp vào quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá theo Bảng tiêu chí đánh giá ở phần Phụ lục, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Bố cục

- Phần 1 (20 câu đầu): Sơn Tinh và Thủy Tinh ứng tuyển khi Hùng Vương thứ mười tám kén chồng cho con gái Mị Nương.

- Phần 2 (24 câu tiếp): Những yêu cầu trong sính lễ mà Hùng Vương thử thách đưa ra cho hai chàng.

- Phần 3 (14 câu tiếp): Sơn Tinh đến trước và rước Mị Nương về.

- Phần 4 (còn lại): Thủy Tinh đến sau nổi giận, dâng nước đánh Sơn Tinh và thua trận và giải thích lí do hằng năm Thủy Tinh làm mưa bão trả thù Sơn Tinh.

2. Sự khác biệt so với truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh.

Bài thơ của Nguyễn Nhược Pháp cơ bản vẫn bám sát cốt truyện ấy, song ông đã đưa vào trong đó nhiều liên tưởng đẹp, từ tả cảnh, tả người đến tả tình, khiến cho câu chuyện trở nên sinh động và duyên dáng lạ thường. 

- Bàng Bá Lân từng nhận xét: “Câu chuyện Sơn Tinh - Thủy Tinh không lạ gì với tất cả chúng ta nhưng phải nghe Nguyễn Nhược Pháp kể lại – mà kể bằng thơ mới – cảm thấy hết cái thi vị và thú vị của nó. Hơn nữa lời thơ dí dỏm, nụ cười hóm hỉnh của anh càng làm cho câu chuyện thêm duyên dáng đậm đà và có tính cách khôi hài nữa”.

3. Ngoại hình của Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Cả hai nhân vật Sơn Tinh và Thủy Tinh cũng được Nguyễn Nhược Pháp miêu tả bằng những nét dí dỏm, dễ mến. Trước tiên là về ngoại hình của hai vị:

+ Vì Sơn Tinh là thần đất, cần phải có cái nhìn bao quát rộng lớn mới chống được thủy quái nên Nguyễn Nhược Pháp cho Sơn Tinh “có một mắt ở trán”. 

+ Còn Thủy Tinh là thần nước nên Nguyễn Nhược Pháp cho Thủy Tinh “râu ria quăn xanh rì”. 

- Tư thế của hai vị thần khi xuất đầu lộ diện trước Hùng Vương để xin cưới Mỵ Nương đều rất oai hùng: 

+ “Một thần phi bạch hổ trên cạn”.

+ “Một thần cưỡi lưng rồng uy nghi”.

4. Những đóng góp của Nguyễn Nhược Pháp vào quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam.

- Thứ nhất, góp phần chuyển dần thơ thất ngôn, ngũ ngôn điệu ngâm thành thơ 7 chữ, 5 chữ điệu nói. Đây là sự tương tác theo lối chuyển hóa, biến cải, không hẳn là thay thế hoàn toàn.

- Thứ hai, mạnh dạn sử dụng tự sự như là thủ pháp trữ tình. Tự sự bằng thơ không còn quá lạ lẫm nhưng Nguyễn Nhuọc Pháp đã mang vào tự sự trong thơ cái nhìn và tư duy tiểu thuyết với sự mới mẻ và giọng điệu hài hước, trẻ trung.

 

PHỤ LỤC

Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Bố cục văn bản

Nêu được bố cục văn bản gồm các phần và nội dung chính của từng phần.

1

Sự sáng tạo của Nguyễn Nhược Pháp.

Chỉ ra được những sáng tạo mới mẻ của Nguyễn Nhược Pháp so với cốt truyện gốc trong truyền thuyết.

2

Ngoại hình của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

Nêu được những đặc điểm nổi bật về ngoại hình của Sơn Tinh, Thủy Tinh.

2,5

Những đóng góp của Nguyễn Nhược Pháp vào quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam.

Chỉ ra được những đóng góp của Nguyễn Nhược Pháp vào quá trình hiện đại hóa thơ Việt Nam.

3

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1,5

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

Trường THCS:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN SƠN TINH – THỦY TINH

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Văn bản Sơn Tinh – Thủy Tinh thuộc thể loại gì?

A. Truyền kì.

B. Truyện cổ tích.

C. Thơ 7 chữ.

D. Truyền thuyết.

Câu 2: Đâu là chi tiết miêu tả vẻ đẹp của Mị Nương?

A. Có một mắt ở trán.

B. Râu ria quăn xanh rìa.

C. Cưỡi lưng tồng uy nghi.

D. Tóc xanh viền má hây hây đỏ.

Câu 3: Vẻ đẹp của Mị Nương có sức ảnh hưởng như thế nào?

A. Mê nàng bao nhiêu người làm thơ.

B. Mê nàng bao người đến xin cưới.

C. Mê nàng bao người họa chân dung nàng.

D. Mê nàng bao người xin kết giao.

Câu 4: Chàng rể mà Hùng Vương muốn kén cho Mị Nương có đặc điểm gì?

A. Giàu có, của cải chất đầy.

B. Tuấn tú, khôi ngô.

C. Học rộng, hiểu nhiều.

D. Ngang vị thần nhân.

Câu 5: Phép lạ của Thủy Tinh không  được miêu tả bằng những chi tiết nào?

A. Hất chòm râu xanh, bắt quyết hô mây to nước cả.

B. Ào ào mưa đổ xuống như thác.

C. Bò lợn và cột nhà trôi theo dòng nước.

D. Nhà lớn, đồi con lổm cổm bò.

………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay