Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Kết nối bài 6: Ba chàng sinh viên (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ)
Dưới đây là giáo án bài 6: Ba chàng sinh viên (A-thơ Cô-nan Đoi-lơ). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ÔN TẬP VĂN BẢN: BA CHÀNG SINH VIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập những kiến thức về tác giả A-thơ Cô-nan Đoi-lơ và văn bản Ba chàng sinh viên.
- Nhận biết và phân tích được một số yếu tố trong truyện trinh thám: không gian, thời gian, chi tiết, cốt truyện, nhân vật chính, lời người kể chuyện.
- Nhận biết và phân biệt được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của nhân vật.
- Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại văn bản Ba chàng sinh viên.
2. Năng lực
Năng lực chung
- Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Ba chàng sinh viên.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
- Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
- Năng lực nhận biết và phân tích các nội dung bao quát của văn bản: chi tiết tiêu biểu, đề tài, câu chuyện, nhân vật.
- Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
3. Về phẩm chất
- Nhận biết và rèn luyện kĩ năng quan sát, sức mạnh của suy luận logic và niềm tin vào sự chiến thắng của công lí.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án;
- Phiếu bài tập;
- Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, bảng phân công nhiệm vụ đã chuẩn bị ở nhà, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm nhắc lại kiến thức buổi sáng.
b. Nội dung: GV phát phiếu trắc nghiệm để HS nghiên cứu.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS nghiên cứu và trả lời
Câu 1: Văn bản “Ba chàng sinh viên” là của ai? A. Agatha Mary Clarissa. B. Edgar Allan Poe. C. Sir Arthur Conan Doyle. D. Dan Brown. Câu 2: Sự kiện chính của văn bản “Ba chàng sinh viên” là gì? A. Cuộc điều tra xem ai đã lấy đôi găng tay. B. Cuộc điều tra xem ai là người đã chép trộm đề thi. C. Cuộc điều tra xem ai là người đã lấy trộm chìa khóa. D. Cuộc điều tra xem ai là người đã theo dõi ông Hilton Soames. Câu 3: Nhân vật đã tìm ra sự thật trong văn bản “Ba chàng sinh viên” là ai? A. Thám tử Sherlock Holmes. B. Giảng viên đại học Hilton Soames. C. Người hầu phòng Bannister. D. Cậu sinh viên Gilchrist. Câu 4: Thám tử Sherlock Holmes đã tìm ra sự thật bằng cách nào? A. Bằng sự may mắn. B. Bằng sự nhắc nhở của giảng viên đại học ông Hilton Soames. C. Bằng lời khai của người hầu phòng Bannister. D. Bằng sự quan sát tỉ mỉ và suy nghĩ logic, chặt chẽ, nhanh nhạy. Câu 5: Ai là người đã chép trộm đề thi? A. Người hầu phòng Bannister. B. Cậu sinh viên Gilchrist. C. Cậu sinh viên Miles Mc Laren. D. Cậu sinh viên Daulat Ras. |
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét chốt đáp án:
1.C | 2.B | 3.A | 4.D | 5.B |
- GV dẫn dắt vào bài: Đọc các tác phẩm trinh thám của A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, chúng ta sẽ rất khâm phục và kinh ngạc trước sự mạch lạc, những câu chuyện diễn biến ly kỳ và được tác giả miêu tả rất sinh động. Tác phẩm “Ba chàng sinh viên” đã thể hiện rõ điều đó. Hãy cùng ôn tập lại bài học “Ba chàng sinh viên”.
B. NHẮC LẠI KIẾN THỨC BÀI HỌC
a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Ba chàng sinh viên, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong văn bản.
b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Ba chàng sinh viên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm.
d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS trả lời: + Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả A-thơ Cô-nan Đoi-lơ và văn bản “Ba chàng sinh viên”. + Phân tích các đặc điểm truyện trinh thám được thể hiện qua văn bản “Ba chàng sinh viên”. + Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản “Ba chàng sinh viên”. - HS tiếp nhận nhiệm vụ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức. | Nhắc lại kiến thức
- A-thơ Cô-nan Đoi-lơ (Sir Arthur Conan Doyle) (1859 – 1930). - Là nhà văn người Xcốt-len (Scotland). - Sáng tác nhiều thể loại: tiểu thuyết lịch sử, truyện khoa học viễn tưởng, truyện ngắn, kịch… - Nổi tiếng toàn thế giới với truyện trinh thám với nhân vật chính là Sơ-lốc Hôm. - Tác phẩm tiêu biểu: Cuộc điều tra màu đỏ (1887), Dấu bộ tứ (1890), Những cuộc phiêu lưu của Sơ-lốc Hôm (1892)… b. Tác phẩm - Văn bản thuộc thể loại truyện trinh thám. - Văn bản được in trong tập truyện “Sự trở về của Sơ-lốc Hôm” (1905).
a. Không gian - Không gian trong truyện trinh thám là không gian hiện trường – nơi xảy ra vụ án. - Trong văn bản, nơi xảy ra vụ chép trộm đề thi là một căn nhà trọ ở Anh. Nhà trọ đó là nơi ở của: + Ông Hin-tơn Xôm – một giảng viên Đại học Xanh Lúc ở tầng 1: Ông là người soát lại đề thi tiếng Hy Lạp (kì thi với học bổng trị giá cao). + Cậu sinh viên Ghi-crít ở tầng 2. + Cậu sinh viên Đao-lát Rát ở tầng 3. + Cậu sinh viên Mai Mắc Lê-rờn ở tầng trên cùng. + Người hầu phòng Be-ni-xtơ. - Không gian chính của vụ chép trộm đề thi là ở trong phòng của ông Hin-tơn Xôm – giảng viên đại học. - Không gian hiện trường được khắc họa chi tiết, cụ thể và gắn liền với dấu hiệu bằng chứng phạm tội: + Chìa khóa đang cắm vào ổ khóa cửa phòng do người hầu Bê-ni-xtơ quên rút. + Một trang đề thi nằm trên sàn nhà, một trang trên cái bàn kê sát cửa sổ và một trang ở vị trí cũ. + Trên mặt bàn có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài độ 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ, lấm tấm như mùn cưa. + Phòng ngủ của thầy Xôm có mẩu nhỏ màu đen dạng hình chóp, giống hệt mẩu trên bàn ngoài phòng làm việc. + Cửa sổ phòng làm việc của thầy có gắn lưới sắt nhìn ra khoảng sân rêu phong của ngôi trường cổ kính. b. Thời gian - Thời gian xảy ra vụ án chép trộm đề thi: + Năm 1895, trước ngày thi môn tiếng Hy Lạp của trường đại học Xanh Lúc. + Khoảng 3 giờ chiều, đề thi được gửi cho ông Hin-tơn Xôm để soát lại đề thi. + Tới 4 giờ 30 phút, thầy vẫn chưa đọc xong nhưng vì đã có hẹn với một người bạn uống trà nên thầy để đề thi trên bàn và vắng mặt 1 tiếng đồng hồ.
c. Cốt truyện - Sắp có cuộc thi lấy học bổng ở trường đại học Xanh Lúc, thầy Xôm được giao nhiệm vụ soát lại đề thi để tránh sai xót. - Thầy Xôm phát hiện đã có người sao chép đề thi quan trọng của kì thi danh giá. - Thầy Xôm nhờ thám tử Sơ-lốc Hôm điều tra. - Hôm xuất hiện và đã xem xét từng đồ vật trong phòng cũng như đi gặp từng người để quan sát. - Cậu sinh viên Ghi-crít đã sao chép đề và người hầu Be-ni-xto đã che đậy cho cậu sinh viên vì bố cậu từng có ơn với người hầu. - Cuối cùng, Ghi- crit đã nhận ra lỗi lầm của mình và không tham gia kì thi, thay vào đó anh đến Nam Phi để vào làm ở Sở Cảnh sát Rốt-đơ. d. Hệ thống nhân vật - Người điều tra: Thám tử Sơ-lốc Hôm. - Nạn nhân: Ông Hin-tơn Xôm – người giảng viên có nhiệm vụ kiểm tra đề thi. - Nghi phạm: ba chàng sinh viên: + Cậu sinh viên Ghi-crít ở tầng 2: một người chăm chỉ và là vận động viên giỏi. Là người tử tế, có cha là một quý tộc nhưng đã bị phá sản và qua đời. + Cậu sinh viên Đao-lát Rát ở tầng 3: Học tốt nhưng môn tiếng Hy Lạp yếu. + Cậu sinh viên Mai Mắc Lê-rờn ở tầng trên cùng: Được xem là người sáng dạ nhất trường nhưng lười học, ương ngạnh, ăn chơi và vô kỉ luật. - Thủ phạm: Cậu sinh viên Ghi-crít ở tầng 2. - Người che đậy cho Ghi-crít chính là người hầu Bê-ni-xtơ.
e. Chi tiết manh mối - Sơ-lốc Hôm chú ý đến cửa sổ của thầy Xôm có gắn lưới sắt, người bên ngoài có thể dễ dàng nhìn thấy bên trong căn phòng từ bên ngoài. - Từ đó, Hôm suy đoán ra người có chiều cao phù hợp để có thể nhìn thấy đề thi từ bên ngoài. - Diễn biến vụ án: + Ghi-crít đi qua cửa sổ và nhìn thấy đề thi trên bàn. + Đi vào phòng và cậu ta ngồi gần cửa sổ vừa chép lại đề thi vừa trông chừng thầy Xôm. + Cậu ta để đôi giày đinh trên bàn nên xung quanh bàn xuất hiện đất ở sân vận động. + Khi thầy Xôm bất ngờ trở về, cậu ta vội vã chộp lấy đôi giày, khiến đinh ở đôi giày tạo nên vết rách trên mặt bàn hướng vào phòng ngủ. + Ông Bê-ni-xtơ sau khi vào phòng và nhìn thấy đôi găng tay, đã biết ngay thủ phạm là Ghi-crít nên ông ta đã giả vờ choáng váng ngồi vào chiếc ghế gần cửa phòng. + Sau khi thầy Xôm đi gặp Sơ-lốc Hôm, ông Bê-ni-xtơ đã đưa Ghi-crít ra ngoài.
- Văn bản kể lại quá trình suy luận của Sơ-lốc Hôm để tìm được người đã chép trộm đề thi. Từ đó, cho thấy Sơ-lốc Hôm là một thám tử thông minh, nhạy bén, có tài quan sát tỉ mỉ và hơn hết là một nhân cách trung thực, tinh tế.
- Xây dựng tình huống truyện độc đáo, đem lại bất ngờ cho người đọc. - Cốt truyện logic, tiết tấu nhanh, tạo kịch tính cho tác phẩm. - Các chi tiết được miêu tả kĩ càng, sinh động, chân thực. |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Ba chàng sinh viên.
b. Nội dung:
- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Ba chàng sinh viên.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Hiện trường xảy ra vụ án như thế nào? Thám tử Sơ-lốc Hôm đã điều tra bằng cách nào?
Câu 2: Hãy tìm chi tiết tác giả đánh lạc hướng suy luận của người đọc và nêu tác dụng của chi tiết ấy.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
- GV gợi ý:
Câu 1:
- Hiện trường của vụ án:
+ Một căn nhà trọ ở Anh, ở phòng của giảng viên đại học Xanh Lúc – thầy Hin-tơn Xôm.
+ Chìa khóa đang cắm vào ổ khóa cửa phòng do người hầu Bê-ni-xtơ quên rút.
+ Một trang đề thi nằm trên sàn nhà, một trang trên cái bàn kê sát cửa sổ và một trang ở vị trí cũ.
+ Trên mặt bàn có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài độ 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ, lấm tấm như mùn cưa.
+ Phòng ngủ của thầy Xôm có mẩu nhỏ màu đen dạng hình chóp, giống hệt mẫu trên bàn ngoài phòng làm việc.
+ Cửa sổ phòng làm việc của thầy có gắn lưới sắt nhìn ra khoảng sân rêu phong của ngôi trường cổ kính.
- Thám tử Sơ-lốc Hôm đã điều tra bằng cách:
+ Quan sát mọi thứ trong phòng thật kĩ.
+ Hỏi thêm ông Be-ni-xtơ về việc ông quên rút chìa khóa vào đúng ngày có đề thi trong phòng, lí do ông ngồi lên cái ghế gần cửa phòng khi thấy choáng váng mà không phải cái ghế khác.
+ Sơ-lốc Hôm muốn xem qua phòng của ba sinh viên tình nghi.
Câu 2: Chi tiết tác giả đánh lạc hướng suy luận của người đọc:
- Giới thiệu về ba sinh viên:
+ Cậu sinh viên Ghi-crít ở tầng 2: một người chăm chỉ và là vận động viên giỏi. Là người tử tế, có cha là một quý tộc nhưng đã bị phá sản và qua đời.
+ Cậu sinh viên Đao-lát Rát ở tầng 3: Học tốt nhưng môn tiếng Hy Lạp yếu.
+ Cậu sinh viên Mai Mắc Lê-rờn ở tầng trên cùng: Được xem là người sáng dạ nhất trường nhưng lười học, ương ngạnh, ăn chơi và vô kỉ luật. Cậu ta suýt bị đuổi học ngay trong năm thứ nhất vì dính vào một vụ bài bạc. Cả học kì này, cậu ta toàn rong chơi.
- Chi tiết Hôm xem qua phòng của ba sinh viên tình nghi:
+ Thái độ của Ghi-crít rất niềm nở chào đón chuyến viếng thăm của Hôm.
+ Thái độ của Đao-lát Rát thì không mấy vui vẻ nhưng vẫn mở cửa cho Hôm vào.
+ Cậu sinh viên Mai Mắc Lê-rờn tỏ ra khó chịu, không chịu cho Hôm vào và còn chửi rủa.
- Các chi tiết đã cho thấy ấn tượng và sự nghi ngờ về họ:
+ Với cậu sinh viên Ghi-crít, ấn tượng là một chàng sinh viên trẻ tuổi, chăm chỉ và tử tế, vậy nên ít ai sẽ nghi ngờ cậu.
+ Với cậu sinh viên Đao-lát Rát, việc môn tiếng Hy Lạp của cậu yếu dễ dẫn đến nghi ngờ cậu là người thực hiện hành vi chép trộm đề thi.
+ Cậu sinh viên Mai Mắc Lê-rờn với ấn tượng về sự lười học, ngang ngạnh và thái độ khó chịu là đối tượng tình nghi lớn nhất trong vụ án này.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về văn bản Ba chàng sinh viên thông qua các dạng đề ôn tập.
b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề tự luận để HS trả lời củng cố kiến thức bài học.
c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức