Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 8: Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
Giáo án bài 8: Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 8: Bài ca chúc Tết thanh niên (Phan Bội Châu)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/….
TIẾT: VĂN BẢN 3: BÀI CA CHÚC TẾT THANH NIÊN
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu được tâm trạng của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu thể hiện ở tiếng nói tha thiết với vận mệnh quốc gia, ở sự kì vọng đối với thế hệ trẻ. Đó cũng là tiếng nói xuất phát từ lương tri, thể hiện trách nhiệm của một con người suốt đời đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Hiểu được tâm trạng của chí sĩ cách mạng Phan Bội Châu thể hiện ở tiếng nói tha thiết với vận mệnh quốc gia, ở sự kì vọng đối với thế hệ trẻ. Đó cũng là tiếng nói xuất phát từ lương tri, thể hiện trách nhiệm của một con người suốt đời đấu tranh không mệt mỏi cho sự nghiệp giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp.
3. Phẩm chất
Biết ơn, trân trọng tấm lòng và những cống hiến của nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Học tập và tu dưỡng đạo đức, phẩm chất.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 9;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Ngữ văn 9.
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi đố vui Đây là ai? dựa vào những dữ liệu gợi ý.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Dựa vào những thông tin và hình ảnh gợi ý, em hãy cho biết đây là ai?
- GV sẽ chiếu lần lượt ảnh và các dữ kiện, HS nào trả lời đúng và nhanh nhất sẽ giành được điểm thưởng.
+ Hình ảnh:

+ Đây là ai?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 HS mỗi nhóm đọc tên các tác phẩm của nhóm mình tìm được.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá.
- Đáp án: Nhà chí sĩ yêu nước Phan Bội Châu.
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Trong kí ức của nhiều thế hệ người Việt Nam, Phan Bội Châu là một nhà yêu nước nồng cháy, thiết tha, một nhân vật lịch sử kiệt xuất, tiêu biểu cho ptrào đấu tranh giành độc lập của dân tộc mấy chục năm đầu thế kỉ XX. Ông còn là tác giả của những câu thơ dậy sóng. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu nhé!
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu chung về văn bản
a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc.
b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân thực hiện yêu cầu dưới đây: + GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, kĩ năng suy luận khi đọc văn bản thơ. + Trình bày những thông tin cơ bản về tác giả Phan Bội Châu và hoàn cảnh sáng tác bài thơ. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động - GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày sản phẩm. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Tìm hiểu chung về văn bản 1. Đọc - Cách đọc: Thể hiện giọng điệu mang cảm xúc tâm huyết, lôi cuốn, hào hùng nhưng vẫn đúng nhịp, vần của thể thơ. 2. Tác giả và tác phẩm a. Tác giả - Phan Bội Châu (1867-1940) quê ở Nghệ An, là một nhà cách mạng lớn – người luôn sục sôi tinh thần yêu nước và khát vọng giải phóng dân tộc. - Ông kết giao với nhiều nhà cách mạng, từng bôn ba nhiều năm ở nước ngoài, thành lập các tổ chức yêu nước, chống thực dân Pháp. - Di sản văn học của Phan Bội Châu rất phong phú, với nhiều thể loại, nội dung chính là kêu gọi tinh thần yêu nước, giải phóng dân tộc. Một số tác phẩm chính: Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử (khoảng 1905-1914),... b. Hoàn cảnh sáng tác bài thơ - Bài thơ được sáng tác năm 1927, khi nước nhà đang bị thực dân Pháp đô hộ, nhiều phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc lần lượt thất bại, tương lai nến độc lập của nước nhà còn mờ mịt. Những năm này, tác giả đang bị thực dân Pháp bắt và giam lỏng ở Huế, bị kết án tử hình rồi giảm án bởi áp lực của các cuộc đấu tranh đòi thả Phan Bội Châu diễn ra khắp nơi. Bị giam lỏng, không còn được tự do hoạt động cách mạng, nhưng ông vẫn luôn canh cánh một nỗi lo âu cho vận mệnh của dân tộc. |
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a. Mục tiêu: Phân tích tâm trạng của nhân vật trữ tình, nêu được mạch cảm xúc và chủ đề của VB.
b. Nội dung: Sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời các câu hỏi liên quan đến văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan đến văn bản Bài ca chúc Tết thanh niên và chuẩn kiến thức GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, thực hiện nhiệm vụ: Nêu bố cục của bài thơ. Mạch cảm xúc của bài thơ được thể hiện như thế nào qua bố cục? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. Nhiệm vụ 2: Phân tích tâm trạng và kì vọng của tác giả đối với thế hệ trẻ Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm nhỏ (4 – 6 HS), trả lời câu hỏi: + Phân tích tâm trạng của tác giả thể hiện trong bài thơ. Nhận xét về đặc điểm lời thơ biểu đạt tâm trạng đó. + Đoạn thơ cuối tác giả đã đưa ra vấn đề gì? Theo em, từ “Thưa” đã thể hiện thái đọ gì của tác giả? Cách xưng hô “các anh, các chị” để chỉ ai và có phù hợp hay không? Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm trình bày kết quả. - Các nhóm khác lắng nghe, đặt câu hỏi (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ ……………. | II. Khám phá văn bản 1. Bố cục và mạch cảm xúc của bài thơ - Có thể nêu bố cục bài thơ như sau: + Đoạn một (từ đầu đến Tháng ngày khuây khoả lũ đầu xanh): nỗi niềm của nhà cách mạng về “hai mươi năm lẻ” đã qua cũng như tình cảnh trong hiện tại. + Đoạn hai (từ Thưa các cô, các chị, lại các anh đến hết): lời nhắn nhủ thiết tha và sự kì vọng lớn lao của nhà cách mạng đối với lớp người trẻ tuổi. - Bố cục nêu trên gắn chặt với mạch cảm xúc của bài thơ. Đoạn đầu thể hiện cảm xúc trầm lắng, nhưng sang đoạn thứ hai, cảm xúc trở nên nồng nàn, sôi nổi, tha thiết. Cảm xúc ở hai đoạn thơ thoạt nhìn có vẻ không thống nhất, nhưng thực chất đó là một mạch vận động, kín đáo và lô-gíc.
2. Tâm trạng và kì vọng của tác giả đối với thế hệ trẻ a. Tâm trạng của tác giả - Tâm trạng của tác giả – một nhà cách mạng – biểu hiện rất rõ ở từng đoạn thơ: + Ở đoạn đầu, thẹn, buồn, tủi là những từ thể hiện trực tiếp nỗi lòng tác giả. Đó là những gì được khơi dậy từ sự chiêm nghiệm về quãng đời bao “chua” với “xót” của bản thân, thể hiện qua những lời thơ có âm điệu trầm lắng, sử dụng nhiều từ ngữ trực tiếp miêu tả thân phận và nỗi niềm; câu hỏi tu từ như lời độc thoại nội tâm; câu thơ ngắt nhịp điệu chậm, đều (Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng); cảm giác cô độc, chỉ biết tâm sự cùng thiên nhiên (xuân, sông, núi, trăng, trời đất). + Đoạn sau của bài thơ thể hiện sự thay đổi đột ngột của tâm trạng: từ buồn sang vui, từ xót xa sang phấn chấn, từ cô độc, đơn lẻ sang ấm áp, rộn ràng với các cô, các chị, các anh, chư quân; từ âm điệu nhẹ nhàng sang sôi nổi, mạnh mẽ, giục giã với những cụm động từ có ngữ khí mạnh: mở mắt, xốc vác, đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan, liên hiệp lại, xếp bút nghiên, tu dưỡng tinh thần, dựng gan óc, đánh tan sắt lửa, xối máu nóng, rửa vết nhơ,... Lời thơ mang sắc thái của lời hịch, có sức lay động mạnh mẽ nhận thức, tình cảm của người đọc, người nghe. b. Lời nhắn nhủ của tác giả với thế hệ thanh niên Việt Nam ………………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức