Giáo án Ngữ văn 9 Kết nối bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia)

Giáo án bài 5: Rô-mê-ô và Giu-li-ét (trích, Uy-li-am Sếch-xpia) sách Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 9 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/….

TIẾT: VĂN BẢN 1: RÔ-MÊ-Ô VÀ GIU-LI-ÉT 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

  • Tiếp cận tác phẩm bi kịch, đối diện với những nỗi đau của con người, HS nhận biết được những giá trị nhân văn của cuộc sống.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của bi kịch như: xung đột, hành động, cốt truyện, nhân vật, lời thoại.

  • Nêu được những thay đổi trong suy nghĩ, tình cảm, lối sống và cách thưởng thức, đánh giá của cá nhân do văn bản đã học mang lại.

3. Phẩm chất

  • Coi trọng những giá trị nhân văn cao đẹp; lựa chọn hành động và cách ứng xử phù hợp để có được hạnh phúc chân chính. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 9;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Ngữ văn 9.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân kể tên những tác phẩm văn học có đề tài tình yêu mà em biết.

c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân: Chia sẻ với các bạn những tác phẩm văn học có đề tài tình yêu mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS huy động tri thức nền, trải nghiệm cá nhân thực hiện yêu cầu được giao.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 - 2 HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- Gợi mở: Tác phẩm văn học có đề tài tình yêu: tiểu thuyết “Cuốn theo chiều gió” (Margaret Mitchell), tiểu thuyết “Kiêu hãnh và định kiến” ( Jane Austen), tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” (Colleen McCullough), “Truyện Kiều” (Nguyễn Du),…

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Tình yêu - chỉ hai chữ đơn giản vậy mà đã làm hao tổn bao giấy mực của những nhà văn, những thi sĩ, những triết gia... từ xưa đến nay. Nó đã trở thành đề tài muôn thuở của con người. V.Hugo đã khẵng định: “Tình yêu là bông hoa, cuộc đời là mật ngọt”. Tình yêu đi vào văn chương và trở thành một đề tài bất hủ, trong bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu đoạn trích Rô-mê-ô và Giu-li-ét trích từ vở bi kịch nổi tiếng của nhà soạn kịch Uy-li-am Sếch-xpia nhé.

B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu giới thiệu bài học 

a. Mục tiêu: Nắm được nội dung chủ đề thể loại các tác phẩm có trong chủ đề. 

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến chủ đề Đối diện với nỗi đau.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức chung về nội dung bài Đối diện với nỗi đau.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS:

+ Đọc phần Giới thiệu bài học, khái quát chủ đề Đối diện với nỗi đau.

+ Nêu tên và thể loại các VB đọc chính được học trong bài 5.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS nghe câu hỏi, đọc phần Giới thiệu bài học và tìm tên các VB trong bài 5.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét, góp ý, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 I. Giới thiệu bài học

- Chủ đề Đối diện với nỗi đau gồm cách văn bản thuộc thể loại bi kịch và truyện ngắn. Văn học, bằng cách thể hiện những tình thế gay gắt, những sự việc bi thảm,... đã khơi dậy nỗi xúc động thống thiết, đem đến những trải nghiệm căng thẳng và lo âu sâu sắc cho người đọc, qua đó, hướng người đọc đến những tình cảm nhân văn cao cả, thôi thúc hành động tích cực...

- Tên và thể loại của các VB đọc chính:

 

Tên văn bản

Thể loại

Rô-mê-ô và Giu-li-ét

Bi kịch

Lơ-xít

Bi kịch

Bí ẩn của làn nước

Truyện ngắn

 

 

 

 

 

Hoạt động 2: Khám phá Tri thức ngữ văn

a.Mục tiêu: Nhận biết được một số đặc điểm của bi kịch, các thông tin về vở kịch và tác giả Uy-li-am Sếch-xpia.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS về một số đặc điểm của bi kịch.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn và thực hiện những yêu cầu sau: 

+ Theo em, “cái bi” là gì? Trình bày khái niệm của thể bi kịch.

+ Hoàn thành PHT số 1 về một số đặc điểm của thể bi kịch.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin trong phần Tri thức ngữ văn, hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe và nhận xét. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

II. Tri thức ngữ văn

1. Cái bi

- Cái bi là phạm trù mĩ học, thường diễn ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện với cái ác, cái mới với cái cũ, cái tiến bộ với cái phản tiến bộ,... trong điều kiện cái ác, cái cũ, cái phản tiến bộ còn mạnh hơn cái thiện, cái mới, cái tiến bộ và cản trở, thậm chí làm cho cái thiện, cái mới, cái tiến bộ bị tổn thất.

- Cái bi được thể hiện ở nhiều loại hình nghệ thuật cũng như nhiều thể loại văn học.

2. Bi kịch

a. Khái niệm

- Bi kịch là một thể loại của kịch (bi kịch, hài kịch, chính kịch), được coi là đối lập với hài kịch được thể hiện chủ yếu ở xung đột kịch (sự không điều hòa giữa khát vọng của con người và khả năng thực hiện khát vọng ấy).

b. Đặc điểm

- Xung đột kịch:

+ Nảy sinh do mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn, cái mới và cái cũ, cái tiến bộ và phản tiến bộ… 

+ Được tạo nên bởi hành động có ý thức của nhân vật.

=> Không thể hóa giải được, thường dẫn đến kết cục thảm bại hay cái chết của nhân vật chính.

+ Bản chất của bi kịch là xung đột giữa tự do và tất yếu của hiện thực khách quan.

- Nhân vật bi kịch:

+ Mang khát vọng đẹp đẽ, có khả năng chủ động lựa chọn hành động xuất phát từ chủ kiến hay niềm tin của mình.

+ Có bản chất tốt nhưng khi có những nhược điểm hay sai lầm thì dẫn đến việc phải trả giá đắt.

+ Sự giằng xé nội tâm, những đau đớn, sự đấu tranh bên trong… là điểm nổi bật ở nhân vật bi kịch.

+ Hành động khác thường, vượt quá khả năng của con người, gây ấn tượng mạnh.

+ Lời thoại: thể hiện sự căng thẳng, có tính hùng biện triết lí hoặc mĩ lệ, trau chuốt.

- Đề tài: bắt nguồn từ tiểu thuyết, huyền thoại, lịch sử, tôn giáo… đề cập đến những vấn đề lớn có tính bao quát, vĩnh cửu.

- Cốt truyện:

+ Biểu thị chuỗi hành động tuân theo quy tắc nhân quả, dẫn tới kết cục bi thảm của nhân vật chính.

+ Kết thúc bi thảm có ý nghĩa thức tỉnh, dự báo một cái gì đó tốt đẹp…

+ Mô hình: giới thiệu/thắt nút -  phát triển – cao trào – đột biến – mở nút.

- Hiệu ứng thanh lọc:

+ Bi kịch, qua sự khiếp sợ, lòng thương, sự ngưỡng mộ,... mang đến cho người ta những bài học về lòng cao thượng. 

+ Theo dõi hành động kịch căng thẳng, gay gắt, kết cục bi thảm, người xem có thể sợ hãi, thương cảm, xót xa như chính mình trải nghiệm, từ đó căm ghét cái giả dối, ngưỡng mộ và khâm phục cái cao cả.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

 

 

 

Hoạt động 3: Tìm hiểu chung về văn bản

a. Mục tiêu: Đọc văn bản và thực hiện một số kĩ thuật đọc thông qua việc trả lời một số câu hỏi trong khi đọc.

b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ: Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về văn bản

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

 - GV hướng dẫn HS đọc bài:

+ GV yêu cầu HS đọc phân vai gồm: người dẫn chuyện, nhân vật Rô-mê-ô và nhân vật Giu-li-ét.

+ GV hướng dẫn cách đọc và cho HS đọc trực tiếp văn bản, lưu ý cách ngắt nhịp, tốc độ, âm lượng đọc phù hợp.

-  GV hướng dẫn HS theo dõi chiến lược đọc được nêu ở các thẻ chỉ dẫn.

Chiến lược đọc.

Nội dung

Chú ý: Lời thoại của hai nhân vật có gì đặc biệt?

 

Suy luận: Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?

 

Chú ý: Điều gì đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét?

 

 

Trình bày những hiểu biết chung về tác giả Uy-li-am Sếch-xpia và tác phẩm Rô-mê-ô và Giu-i-ét.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

III. Tìm hiểu chung về văn bản

1. Đọc

- Cách đọc: Khi đọc, HS cần chú ý ngữ điệu phù hợp với cảm xúc của nhân vật (tha thiết, giằng xé, khổ đau…).

­- Chiến lược đọc: 

Chiến lược đọc.

Nội dung

Chú ý: Lời thoại của hai nhân vật có gì đặc biệt?

Lời thoại của Rô-mê-ô rất dài, như một bài thơ, giống như độc thoại khi tác giả không để dấu gạch ngang ở đầu dòng. Lời thoại của Giu-li-ét ngắn.

Suy luận: Tại sao Giu-li-ét mong Rô-mê-ô từ bỏ tên họ?

Vì hai dòng họ của hai nhân vật có mối thù ghét nhau, chính họ đó sẽ khiến cả hai không thể đến được với nhau.

Chú ý: Điều gì đã làm cho Rô-mê-ô có thể gặp gỡ Giu-li-ét?

Điều khiến Rô-mê-ô vượt tường cao để gặp Giu-li-ét chính là bởi tình yêu sâu sắc của chàng với nàng.

 

 

-----------------------------------

------------------- Còn tiếp -------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án bây giờ:

  • Phí giáo án: 550k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=> Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 -10 phiếu
  • Đề thi mẫu với ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án toán 9 kết nối tri thức
Giáo án đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 9 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 9 kết nối tri thức

Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức
Giáo án thể dục 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint đại số 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hình học 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Sinh học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoá học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint công dân 9 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint tin học 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 kết nối tri thức

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint toán 9 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay