Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Giáo án Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 22: CHÂU Á TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.
Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 22.1 – 22.7) để tìm hiểu tình hình châu Á từ 1991 đến nay.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Giới thiệu được sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay; Mô tả được quá trình phát triển của ASEAN từ năm 1991 đến nay và những nét chính của Cộng đồng ASEAN.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về các nước Đông Nam Á (ASEAN) để sưu tầm các sự kiện chứng minh tinh thần “hữu nghị và hợp tác” của các nước ASEAN từ năm 1997 đến nay trên cơ sở tuyên bố chung “Tầm nhìn ASEAN 2020”, trong đó sự thống nhất khu vực được nhấn mạnh: “Sông núi không còn chia cắt mà gắn kết chúng ta trong hữu nghị và hợp tác”.
3. Phẩm chất
Nhân ái: tôn trọng sự đa dạng về văn hóa của các dân tộc khác nhau.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Châu Á từ năm 1991 đến nay.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Châu Á từ năm 1991 đến nay.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thành phố của châu Á năm 1990 – 2020 và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Sự thay đổi của các thành phố ở châu Á thể hiện điều gì?
c. Sản phẩm: Ý nghĩa sự thay đổi của các thành phố ở châu Á.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh một số thành phố của châu Á:
Thượng Hải 1990 | Thượng Hải 2020 |
To-ky-o 1990 | To-ky-o 2020 |
Xin-ga-po 1990 | Xin-ga-po 2020 |
Hà Nội 1990 | Hà Nội 2020 |
- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: Sự thay đổi của các thành phố ở châu Á thể hiện điều gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa sự thay đổi của các thành phố ở châu Á.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sự thay đổi chóng mặt của các thành phố châu Á (Thượng Hải, To-ky-o, Xin-ga-po, Hà Nội,…) là minh chứng cho quá trình phát triển nhanh chóng về kinh tế - xã hội của các thành phố châu Á nói chung trong thời đại mới.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh các em vừa quan sát là các tòa nhà chọc trời, thuộc những công trình kiến trúc cao nhất thé giới ở châu Á trong thời đại mới. Bài học ngày hôm nay sẽ khắc họa bức tranh toàn cảnh về sự phát triển đó. Chúng ta cùng vào Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Tình hình kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác Tư liệu 22.1 – 22.4, thông tin mục 1a – 1b SGK tr.117, 118 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||||||||||||||||||||
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm. - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Khai thác Tư liệu 22.1 – 22.4, thông tin mục 1a – 1b SGK tr.117, 118 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.
22.2. Biểu đồ tốc độ tăng trưởng GDP hằng năm của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc giai đoạn 1991 – 2021 22.3. Xen-đai, Nhật Bản, ngày 22/3/2011 Tấm bảng trong hình “Vui lòng xếp hàng ở cuối. Một số sản phẩm có thể không còn đến lượt bạn”. Hình ảnh người Nhật trật tự và kiên nhẫn xếp hàng nhận hàng cứu trợ sau trận động đất tháng 3/2011 làm cả thế giới khâm phục.
- GV cung cấp thêm một số tư liệu cho HS (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp tiếp tục thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi: + So sánh sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc với Hàn Quốc và Nhật Bản. + Vì sao có thể nói Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới? - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”. - GV phổ biến luật chơi cho HS: + HS chia 2 đội. Các đội bốc thăm để giành quyền lựa chọn câu hỏi trước. Các đội nhanh tay bấm chuông (hoặc ra tín hiệu) để giành quyền trả lời. + Đội nào có dành được điểm số cao hơn, đó là đội chiến thắng. Câu 1: Theo em, là quốc gia có tuổi thọ trung bình thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (khoảng 85 tuổi), điều này có tác động gì đến sự phát triển – kinh tế xã hội Nhật Bản? Câu 2: Trình bày sự ảnh hưởng của thời trang, điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực của Hàn Quốc đến Việt Nam.
Câu 3: Kể tên 10 thành phố kinh tế hàng đầu của Trung Quốc. Nêu 3 – 4 cụm từ mô tả đặc điểm của mỗi thành phố đó. GỢI Ý Câu 1: Tác động của vấn đề tuổi thọ trung bình của Nhật Bản thuộc nhóm nước cao nhất thế giới (khoảng 85 tuổi): + Đối mặt với tình trạng già hóa dân số, là nước có tỉ lệ dân số già nhất thế giới. + Tình trạng dân số già hóa dân số được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến: + Sự trì trệ, phát triển chậm chạp của kinh tế Nhật Bản. + Lao động thiếu hụt trong khi chỉ tiêu cho chăm sóc y tế công cộng, lương hưu cao, gây ra gánh nặng cho Chính phủ Nhật Bản. Câu 2: Sự ảnh hưởng của thời trang, điện ảnh, âm nhạc, ẩm thực của Hàn Quốc đến Việt Nam: + Thời trang: Thời trang Hàn Quốc không chỉ là một xu hướng thời trang, nó còn là một hiện tượng văn hóa có sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới trẻ toàn cầu. Từ việc thay đổi nhận thức về cái đẹp, thúc đẩy sự sáng tạo và tự tin, đến việc kết nối cộng đồng và tạo ra những biểu tượng thời trang mới, thời trang Hàn Quốc đã và đang góp phần định hình phong cách và lối sống của một bộ phận các bạn trẻ Việt Nam. + Điện ảnh:
+ Âm nhạc: Tiếp thu tinh hoa văn hóa âm nhạc là điều đáng khích lệ để kích thích sự sáng tạo của mỗi cá nhân trong giới trẻ. Thông qua âm nhạc Hàn Quốc, giới trẻ Việt Nam có cái nhìn mới hơn về thẩm mĩ văn hóa âm nhạc, thẩm mĩ thời trang và phong cách làm việc nghiêm túc, hiệu quả, lối sống lành mạnh hướng tới cộng đồng, cách cư xử lịch sự, có văn hóa hơn. Tuy nhiên, phải có sự chọn lọc phù hợp, để không bị trở thành những bản sao hay làm mất bản sắc văn hóa dân tộc. + Ẩm thực: Hiện nay, những món ăn như kim chi, kimbap, mỳ tương đen, chả cá, thịt nướng, tokbokki, gà rán Hàn Quốc… không còn xa lạ. Ẩm thực Hàn Quốc vừa mang lại sự khác lạ về mặt thị giác vừa thể hiện sự mới lạ về màu sắc cũng như có nét tương đồng với khẩu vị người Việt. Tuy nhiên do vẫn có sự khác nhau giữa khẩu vị người Hàn và người Việt nên nhiều món ăn Hàn Quốc được biến tấu cho hợp với vị giác của người Việt. Video: Ảnh hưởng của phim Hàn Quốc tới khán giả trẻ Việt Nam. https://www.youtube.com/watch?v=EsycxUroluQ Câu 3: 10 thành phố kinh tế hàng đầu của Trung Quốc: 1. Bắc Kinh – Thủ đô, đô thị, thành phố trung tâm quốc gia và siêu đô thị với chỉ số GDP đầu người đứng đầu Trung Quốc 2. Thượng Hải - Thành phố hoa lệ, nơi tập trung nhiều công trình kiến trúc hiện đại bậc nhất thế giới 3. Thâm Quyến - Đặc khu kinh tế của Trung Quốc, trung tâm tài chính dẫn đầu khu vực Châu Á – Thái Bình Dương, xếp thứ 8 trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới 4. Quảng Châu - Thành phố thương mại lớn nhất Trung Quốc 5. Hàng Châu - Thành phố nổi tiếng và thịnh vượng bậc nhất ở Trung Quốc, được xếp vào danh sách 10 thành phố đẹp nhất Trung Quốc 6. Nam Kinh - Thành phố trung tâm thương mại lớn thứ hai ở Đông Trung Quốc sau Thượng Hải 7. Tô Châu – Thành phố đứng thứ 7 trong top 10 thành phố giàu nhất Trung Quốc 8. Vũ Hán - Trung tâm chính trị, kinh tế, tài chính, thương mại, văn hóa giáo dục miền Trung Trung Quốc 9. Thành Đô – Một trong những thành phố đông dân nhất thế giới, là trung tâm phía tây của Trung Quốc về vận tải, tài chính, công nghệ thông tin 10. Thiên Tân - Thành phố cảng lớn nhất, nằm trong vòng tròn trung tâm kinh tế, lớn nhất miền Bắc của Trung Quốc Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 HS lần lượt trình bày kết quả thảo luận về tình hình kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản) từ năm 1991 đến nay theo Phiếu học tập số 1. - GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: So sánh sự phát triển về kinh tế của Trung Quốc với Nhật Bản và Hàn Quốc: + Tốc độ tăng trưởng GDP: trong 30 năm (1991 – 2021), GDP của Nhật Bản chỉ tăng gần 1,4 lần; Hàn Quốc tăng 5,5 lần; Trung Quốc tăng 46,5 lần, mức độ tăng trưởng GDP rất nhanh và ổn định. + Đây là một thành tựu lớn chứng tỏ sự phát triển vượt bậc về kinh tế – xã hội của Trung Quốc từ sau năm 1991. Trung Quốc trở thành công xưởng mới của thế giới, bởi: + Là nơi tập trung của những nhà máy sản xuất quốc tế lớn nhất thế giới. + Sản xuất hàng hóa với số lượng rất lớn. Hàng hóa đa dạng, đánh trúng vào nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. + Nguồn nhân lực dồi dào. Là quốc gia có chi phí nhân công rẻ nhất trên thế giới. + Sự cạnh tranh cao của các doanh nghiệp trong cùng một ngành nghề hay lĩnh vực sản xuất. + Nguồn nguyên liệu dồi dào. + Sự trợ cấp khuyến khích sản xuất và xuất khẩu của chính phủ. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1. - GV kết luận: + Các nước Đông Bắc Á đã tận dụng các điều kiện thuận lợi về hoà bình, xu thế toàn cầu hoá, khoa học công nghệ,... để phát triển kinh tế. Mặc dù tốc độ tăng trưởng có khác nhau nhưng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đều là những quốc gia có nền kinh tế hàng đầu thế giới. Hiện nay, chiến lược phát triển kinh tế của các nước Đông Bắc Á tập trung vào ngành kinh tế công nghệ cao, áp dụng công nghệ xanh - sạch. + Nền kinh tế thịnh vượng đã tạo ra sự ổn định xã hội, thu nhập của người dân tăng nhanh, các chương trình phúc lợi được mở rộng,... Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, xã hội của các nước Đông Bắc Á đã chứng tỏ được những giá trị văn hoá truyền thống, mang những nét đặc trưng riêng của cộng đồng. - GV chuyển sang nội dung mới. ………………… | 1. Tình hình kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á Kết quả Phiếu học tập số 1 của HS về quá trình phát triển kinh tế, xã hội của các nước Đông Bắc Á (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) từ năm 1991 đến nay đính kèm phía dưới Hoạt động 1. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2