Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 11: NƯỚC MỸ VÀ CÁC NƯỚC TÂY ÂU TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Nêu được những nét chính về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 11.1 – 11.8), phần Em có biết và phần Nhân vật lịch sử để nhận thức về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về quá trình thành lập tổ chức Liên minh châu Âu (EU) để tìm hiểu những thông tin liên quan đến quá trình Anh rời khỏi tổ chức này năm 2020.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC
1. Đối với giáo viên
Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS liên hệ hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi:
- Theo em, quốc gia nào là siêu cường lớn mạnh nhất thế giới?
- Hãy chia sẽ điều em biết về tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia đó.
c. Sản phẩm: Chia sẻ của HS về quốc gia siêu cường/khu vực phát triển, lớn mạnh nhất thế giới.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi:
+ Theo em, quốc gia nào là siêu cường lớn mạnh nhất thế giới?
+ Hãy chia sẽ điều em biết về tình hình chính trị, kinh tế của quốc gia đó.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày về quốc gia siêu cường lớn mạnh nhất thế giới.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Mỹ là quốc gia siêu cường lớn mạnh - cường quốc kinh tế và quân sự thống trị thế giới.
+ Về kinh tế:
| Kể từ năm 1871, Mỹ duy trì vị thế là nền kinh tế lớn nhất thế giới |
+ Về chính trị:
| Các đại biểu trong kỳ họp khóa 118 của Hạ viện Mỹ ngày 3/01/2023 |
khiến Mỹ bị ảnh hưởng khá lớn.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỹ luôn luôn duy trì được vị thế là một nền kinh tế có tính cạnh tranh cao, sản lượng lớn và có tầm ảnh hưởng rộng lớn nhất trên thế giới. Trở về lịch sử, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ cùng các nước Tây Âu đã trải qua một thời kì tăng trưởng mạnh mẽ về kinh tế, được gọi là “Ba mươi năm rực rỡ”. Liệu thực sự tăng trưởng đó chỉ toàn là “rực rỡ”? Thực chất tình hình chính trị, kinh tế của nước Mỹ và các nước Tây Âu đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính về kinh tế, chính trị của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 11.1 – 11.4, mục Nhân vật lịch sử, thông tin mục 1 SGK tr.55 – 57 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế, chính trị của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính về kinh tế, chính trị của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||
Nhiệm vụ 1: Tình hình kinh tế Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia HS cả lớp thành các nhóm chẵn, lẻ, giao nhiệm vụ cho các nhóm: + Nhóm chẵn: Tìm hiểu về tình hình kinh tế của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991. + Nhóm lẻ: Tìm hiểu về tình hình chính trị của nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991. - GV dẫn dắt: Nước Mỹ bước ra khỏi chiến tranh với ít tổn thất, nhưng thu được nhiều lợi nhuận từ chiến tranh nền kinh tế có điều kiện phát triển. Vậy biểu hiện của sự phát triển đó là gì? - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1: Khai thác tư liệu 11.1 – 11.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.55, 56 và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về kinh tế của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991.
- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu về tình hình kinh tế của Mỹ. Tư liệu 1: Mỹ là nơi khởi đầu và đi đầu trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba, bắt đầu từ những năm 40 của thế kỉ XX. Mỹ đã đạt được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực như khoa học cơ bản, máy tính, máy tự động và hệ thống máy tự động, các nguồn năng lượng mới, những vật liệu mới, “Cách mạng xanh” trong nông nghiệp, công cuộc chinh phục vũ trụ,… Nhờ những thành tựu đó, nền kinh tế Mỹ không ngừng tăng trưởng. - GV cho HS liên hệ, vận dụng: Kinh tế phát triển đã tác động đến ngành xây dựng. Nhiều tòa nhà chọc trời được xây dựng ở Mỹ trong những năm 70 của thế kỉ XX, trong đó có Khu phức hợp Trung tâm Thương mại Thế giới Niu Y- Oóc. Toà tháp đôi này đã bị phá hủy trong cuộc tấn công khủng bố vào ngày 11/9/2001. Tháp đôi của Trung tâm Thương mại Thế giới khánh thành ở thành phố Niu Y- Oóc, Mỹ (1973) Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 1 nêu những nét chính về kinh tế của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá kết luận: Tình hình kinh tế của nước Mỹ trong những những năm 1945 – 1991 được chia thành 3 giai đoạn chính. + Giai đoạn từ năm 1945 – 1973: kinh tế phát triển thịnh vượng. + Giai đoạn từ năm 1973 – đầu thập niên 80 của thế kỉ XX: khủng hoảng, suy thoái và nỗ lực tái cấu trúc kinh tế. + Giai đoạn từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đến năm 1991: kinh tế dần phục hồi. - GV chuyển sang nhiệm vụ mới. | 1. Nước Mỹ từ năm 1945 đến năm 1991 a. Tình hình kinh tế - Giai đoạn từ năm 1945 – 1973: + Năm 1944: đồng đô la được nhiều nước công nhận, có uy tín trong giao dịch quốc tế. + Từ năm 1948 – 1952: chi 13,3 tỉ đô la, tài trợ cho châu Âu tái thiết đất nước. - Giai đoạn từ năm 1973 – đầu thập niên 80 của thế kỉ XX: + Khủng hoảng năng lượng bùng phát. + Lạm phát, suy thoái. → Cấu trúc lại nền kinh tế:
- Giai đoạn từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX đến năm 1991: kinh tế dần phục hồi. | ||||
Nhiệm vụ 2: Tình hình chính trị Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 2: Khai thác tư liệu 11.3, 11.4, thông tin mục 1b SGK tr.56, 57, kết hợp tư liệu GV cung cấp và trả lời câu hỏi: Trình bày những nét chính về chính trị của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991.
11.3. Biểu tình chống chiến tranh Việt Nam ở Đại học Mi-chi-gân ngày 20/9//1969 (dòng chữ tiếng Anh trên biểu ngữ mang nội dung: “Chấm dứt chiến tranh! Đưa binh lính trở về nhà”) Tư liệu 2: Khi Tổng thống Ních-xơn quyết định leo thang chiến tranh xâm lược Việt Nam (1969), làn sóng biểu tình lớn nhất của sinh viên trong lịch sử nước Mỹ đã diễn ra. Chỉ trong tháng 5/1970, khoảng 4 triệu người Mỹ đã tham gia các cuộc biểu tình phản chiến, đóng cửa các lớp học tại hàng trăm ngồi trên khắp nước Mỹ. Người biểu tình xuống đường phản đối chiến tranh xâm lược Việt Nam (tháng 11/1969) Video: Phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam lên đỉnh điểm ở khắp nơi trên thế giới. https://www.youtube.com/watch?v=d4oeDfwxc7s 11.4. Ri-gân và Goóc-ba-chốp trong cuộc gặp thượng đỉnh đầu tiên bàn về khả năng giải trừ vũ khí hạt nhân tại Giơ-ne-vơ, tháng 11/1985 Năm 1989, Mỹ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh - GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Theo em, sự kiện nào ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình chính trị nước Mỹ những năm 70 của thế kỉ XX? Vì sao?
Mác-tin Lu-thơ Kinh tại Đài tưởng niệm Lin-côn - thủ đô Oa-sinh-tơn (Mỹ) đã có bài phát biểu nổi tiếng “Tôi có một giấc mơ” vào ngày 28/8/1963 - GV mở rộng kiến thức về một trong những vụ bê bối quốc gia nghiêm trọng nhất là cuộc khủng hoảng Oa-tơ-ghết (1972 – 9174): + Là vụ bê bối chính trị lớn ở Mỹ liên quan đến chính quyền của Tổng thống Mỹ R. Ních-xơn từ năm 1972 đến năm 1974 dẫn đến việc từ chức. + Vụ bê bối bắt nguồn từ việc chính quyền R. Ních-xơn liên tục cố gắng che đậy sự dính líu của mình trong vụ đột nhập vào trụ sở Ủy ban Quốc gia đảng Dân chủ tại Tòa nhà Văn phòng Oa-tơ-ghết ở Oa-sinh-tơn ngày 17/6/1972. Bức ảnh trên không của khu phức hợp Oa-tơ-ghết tại Oa-sinh-tơn Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện Nhóm 2 nêu những nét chính về chính trị của nước Mỹ trong thời kì 1945 – 1991. - GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: + Sự kiện ảnh hưởng lớn nhất đến tình hình chính trị nước Mỹ trong những năm 70 của thế kỉ XX: năm 1972, chuyến thăm của Tổng thống R. Ních-xơn đến Trung Quốc và Liên Xô. + Sự kiện này phản ánh quan điểm của Tổng thống R. Ních-xơn trong chính sách đối ngoại của nước Mỹ là ưu tiên sử dụng chủ nghĩa thực dụng trong quan hệ quốc tế; dẫn đến quan hệ Xô - Mỹ trong Chiến tranh lạnh vẫn tiếp tục duy trì ở trạng thái “chung sống hoà bình” (1962 - 1973) hoặc “hoà hoãn” (1961 - 1978). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Tình hình chính trị nước Mỹ trong những năm 1945 – 1991 có những nét nổi bật sau: + Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền. + Phong trào đấu tranh dân quyền – chống phân biệt chủng tộc, đòi quyền công dân cho người da đen; phản đối chiến tranh tiến hành tại Việt Nam. + Cải thiện quan hệ với Liên Xô, Trung (1972) và chấm dứt Chiến tranh lạnh với Liên Xô (1989). - GV chuyển sang nội dung mới. | b. Tình hình chính trị - Giữa thập niên 60 của thế kỉ XX: Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ thay nhau cầm quyền: + Duy trì, bảo vệ, phát triển chế độ tư bản. + Ưu tiên ngân sách quốc gia: chạy đua vũ trang. → Cách biệt trong thu nhập theo đầu người; xã hội bất ổn (phân biệt chủng tộc, giới tính). - Cuối thập niên 60 của thế kỉ XX: Chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam. → Làn sóng phản chiến tại Mỹ. → Xã hội Mỹ chia rẽ, mâu thuẫn. - Những năm 70 của thế kỉ XX: + Đối nội:
+ Đối ngoại:
| ||||
Công cụ đánh giá: Thang đo.
|
Hoạt động 2. Các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 11.5 – 11.8, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.57 – 59 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu những điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những điểm nổi bật của tình hình kinh tế, chính trị Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991.
--------------------------------
------------- Còn tiếp ------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 9 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án khoa học tự nhiên 9 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử và địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án địa lí 9 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo
Giáo án công dân 9 chân trời sáng tạo
Giáo án tin học 9 chân trời sáng tạo
Giáo án thể dục 9 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 9 chân trời sáng tạo
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án mĩ thuật 9 chân trời sáng tạo bản 2
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 2