Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Giáo án Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 sách Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 2: CHÂU ÂU VÀ NƯỚC MỸ TỪ NĂM 1918 ĐẾN ĐẦU NĂM 1945

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản; đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933; sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu. 

  • Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (2.1 – 2.8), phần Em có biếtNhân vật lịch sử để nhận thức về phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản, đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933, sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu, tình hình kinh tế của nước Mỹ trong thời kì suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 1929 đến khi Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ (1939). 

  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Trình bày được những nét chính về: phong trào cách mạng và sự thành lập Quốc tế Cộng sản, đại suy thoái kinh tế 1929 – 1933, sự hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu; Nhận biết được tình hình chính trị và sự phát triển kinh tế của nước Mỹ giữa hai cuộc chiến tranh thế giới.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về nội dung “Thỏa thuận mới” (New Deal) để xem xét khả năng áp dụng các chính sách cải cách kinh tế - xã hội mà Chính phủ Ru-dơ-ven đã thực hiện vào tình hình xã hội Mỹ hiện đại.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Đọc và sưu tầm các thông tin, hình ảnh, tư liệu về châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 để mở rộng nhận thức và nâng cao nhận thức.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV hướng dẫnHS quan sát tư liệu 2.1SGK tr.12, xem video và trả lời câu hỏi: Theo em, biến động nào của lịch sử diễn ra dồn dập trong thập niên 1930 đã có tác động lớn đến tâm trạng chung của người dân Âu Mỹ?

c. Sản phẩm: Biến động của lịch sử diễn ra trong thập niên 1930.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho cả lớp quan sát tư liệu 2.1 SGK tr.12, video và dẫn dắt:

Đứng trước cổng nhà máy đã bị khóa, người thợ tuyệt vọng nhìn và tự hỏi: “Khi nào cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc?”. Hình ảnh này phản ánh tâm trạng chung của người dân Âu Mỹ.

https://www.youtube.com/watch?v=nBwjk28wJ7M

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và cho biết: Theo em, biến động nào của lịch sử diễn ra dồn dập trong thập niên 1930 đã có tác động lớn đến tâm trạng chung của người dân Âu Mỹ?

Ảnh có chứa văn bản, sách, phim hoạt hình, áp phích

Mô tả được tạo tự động

2.1. “Khi nào cuộc khủng hoảng sẽ kết thúc?”, hình minh họa đăng trên một tạp chí của Pháp tháng 10/1931

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu biến động của lịch sử diễn ra trong thập niên 1930.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Biến động của lịch sử diễn ra dồn dập trong thập niên 1930 đã có tác động lớn đến tâm trạng chung của người dân Âu Mỹ: 

+ Đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933) và quá trình hình thành chủ nghĩa phát xít ở châu Âu.

+ Khủng hoảng kinh tế trầm trọng ở Mỹ (1929).

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Hình ảnh chúng ta vừa được xem phản ánh tâm trạng chung của người dân Âu Mỹ trước một loạt biến động của lịch sử diễn ra dồn tập trong thập niên 1930. Vào quãng thời gian giữa hai cuộc chiến lớn của thế kỉ XX, tình hình chính trị, kinh tế của châu Âu và nước Mỹ đã phát triển ra sao? Sự phát triển đó gắn với những biến cố lớn của lịch sử nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về nước Nga trước khi Liên Xô thành lập (1918 – 1922).

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác tư liệu 2.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.12, 13 và trả lời câu hỏi: 

- Nêu nguyên nhân và hệ quả của phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

- Trình bày ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) đối với phong trào cách mạng trên thế giới. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, khai thác tư liệu 2.2, thông tin mục 1 SGK tr.12, 13, tìm hiểu về phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Ai nhanh mắt hơn, trình chiếu nhiệm vụ trên bảng lớp và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Sử dụng thông tin SGK và hoàn thành bảng dưới đây.

TRÒ CHƠI: AI NHANH MẮT HƠN

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG (1918 – 1923)

VÀ SỰ THÀNH LẬP QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919)

Yêu cầu

Trả lời

Hướng dẫn

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG

(1918 – 1923)

Lựa chọn các từ hoặc cụm từ dưới đây điền vào chỗ trống (…) trong đoạn thông tin cho phù hợp với nội dung của phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919).

Chiến tranh thế giới thứ nhất

nổi dậy ở Đức, nền quân chủ sụp đổ

đường lối hoạt động

Cách mạng tháng Mười Nga

lãnh đạo 

Đức

châu Âu

Đức và Hung-ga-ri

 

Nguyên nhân của phong trào

cách mạng

(1918 – 1923)

- Ảnh hưởng của (1)……………...

- Hậu quả của (2)………….......

Sự kiện tiêu biểu của phong trào cách mạng

(1918 – 1923)

- 11/1918, quần chúng (3)……….

- 12/1918, Đảng Cộng sản (4)……

thành lập.

- Chính quyền Xô viết được thành lập trong thời gian ngắn ở (5)…

Hệ quả

Cần có tổ chức (6)………...phong trào cách mạng

SỰ THÀNH LẬP

QUỐC TẾ CỘNG SẢN (1919)

Ý nghĩa

- Đóng vai trò tổ chức lãnh đạo thống nhất (7)……

của phong trào cộng sản ở châu Âu.

- Thúc đẩy phong trào cách mạng ở (8)………………. tiếp tục phát triển, dẫn đến sự ra đời của các đảng cộng sản tại Pháp, Anh (1920), I-ta-li-a (1921),…

 

- GV hướng dẫn HS làm việc cặp đôi, tổng hợp bảng mẫu đã hoàn thành và trả lời câu hỏi:

+ Nêu nguyên nhân và hệ quả của phong trào cách mạng ở các nước châu Âu sau Chiến tranh thế giới thứ nhất.

+ Trình bày ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) đối với phong trào cách mạng trên thế giới. 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919) (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1). 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết SGK tr.13 để biết thêm về Quốc tế Cộng sản.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục 1, khai thác tư liệu do GV cung cấp, chơi trò chơi và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời lần lượt 8 HS điền từ/cụm từ vào bảng mẫu:

(1). Cách mạng tháng Mười Nga

(2). Chiến tranh thế giới thứ nhất

(3). nổi dậy ở Đức, nền quân chủ sụp đổ

(4). Đức

(5). Đức và Hung-ga-ri

(6). lãnh đạo

(7). đường lối hoạt động

(8). châu Âu

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt trình bày về phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất (1918), phong trào cách mạng phát triển ở các nước châu Âu. Một trong những kết quả quan trọng nhất là sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919). 

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Phong trào cách mạng (1918 – 1923) và sự thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

* Phong trào cách mạng (1918 – 1923)

- Nguyên nhân:

+ Ảnh hưởng của Cách mạng tháng Mười Nga.

+ Hậu quả của Chiến tranh thế giới thứ nhất. 

→ Tình hình Anh, Pháp, Đức: kinh tế bị tàn phá, tỉ lệ thất nghiệp cao, lạm phát tăng vọt, đời sống nhân dân khó khăn, mâu thuẫn xã hội.

→ Phong trào cách mạng (1918 – 1923) nổ ra ở nhiều nước.

- Hệ quả: Cần có tổ chức lãnh đạo phong trào cách mạng.

→ Quốc tế Cộng sản được thành lập (1919).

* Ý nghĩa của việc thành lập Quốc tế Cộng sản (1919)

- Tổ chức lãnh đạo, thống nhất đường lối hoạt động của phong trào cộng sản ở châu Âu.

- Thúc đẩy phong trào cách mạng ở châu Âu tiếp tục phát triển.

- Sự ra đời của các đảng cộng sản tại Pháp, Anh, I-ta-li-a,…

Tư liệu 1:

Tư liệu 2:

     Ở Anh, từ năm 1919 – 1921, có 6,5 triệu người bãi công. Công nhân đưa ra yêu sách về kinh tế và chính trị.

     Ở Pháp, phong trào bãi công của công nhân chuyển thành cao trào cách mạng, với cuộc tổng bãi công lớn nhất nổ ra nhân ngày Quốc tế Lao động (1/5/1920) lôi cuốn hơn 1 triệu người tham gia và kéo dài suốt một tuần lễ.

     Ở I-ta-li-a, tính riêng năm 1919, đã có hơn 1 600 cuộc bãi công với hơn 1 triệu người tham gia. Phong trào đấu tranh của công dân đạt tới đỉnh điểm vào năm 1920, khi chuyển thành phong trào chiếm công xưởng, thành lập các “Đội cận vệ đỏ” để bảo vệ công xưởng. 

Công cụ đánh giá: Thang đo (Các nhóm HS tự đánh giá)

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Lựa chọn đúng thông tin trong việc hoàn thành bảng mẫu.

 

 

Hoạt động 2. Cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được các biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc, khai thác tư liệu 2.3, 2.4, thông tin mục 2 SGK tr.13, 14 và trả lời câu hỏi:

- Nêu các biểu hiện của cuộc đại suy thoái kinh tế những năm 30 của thế kỉ XX. Tại sao có thể xem cuộc đại suy thoái này có phạm vi ảnh hưởng toàn thế giới?

- Các tư liệu 2.3, 2.4 thể hiện những khía cạnh nào của cuộc đại suy thoái kinh tế?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về cuộc đại suy thoái kinh tế (1929 – 1933)

d. Tổ chức thực hiện:

 

----------------------

--------Còn tiếp--------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay