Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

Giáo án Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Trình bày được những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long thông qua việc tìm hiểu về nền văn minh các dòng sông.

  • Phân tích được những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  • Nêu được tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  • Đề xuất được ở mức độ đơn giản một số biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu liên quan đến vùng châu thổ của hai đồng bằng hiện đại.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: chủ động tìm kiếm, thu thập thông tin về văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: tìm ý tưởng, cách thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập. 

Năng lực địa lí: 

  • Nhận thức địa lí: xác định được vị trí vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

  • Tìm hiểu địa lí: sử dụng hình ảnh, bảng số liệu và các thông tin tìm kiếm được để thấy được những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long; tìm những hình ảnh, sưu tầm thông tin về biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng địa lí vào cuộc sống: vận dụng kiến thức, kĩ năng để đưa ra các ý tưởng giải quyết vấn đề thực tiễn liên quan đến tác động của biến đổi khí hậu tới vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ và có trách nhiệm với nhiệm vụ được giao. 

  • Có ý thức vận dụng kiến thức, kĩ năng học được ở nhà trường, trong sách báo và từ các nguồn tin cậy khác vào trong học tập và đời sống hằng ngày.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo, phần Địa lí. 

  • Máy tính, máy chiếu. 

  • Hình ảnh, tư liệu về những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  • Hình ảnh biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo, phần Địa lí. 

  • Tư liệu về những nét văn hoá đặc sắc trong nền văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

  • Hình ảnh biến đổi khí hậu và tác động của biến đổi khí hậu đối với sự phát triển kinh tế – xã hội vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. Những biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: 

Học sinh chia sẻ những hiểu biết cá nhân về châu thổ, từ đó GV có thể kết nối những kiến thức HS đã có với nội dung bài mới. 

- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của người học. 

b. Nội dung: 

- GV tổ chức trò chơi: Ô chữ bí mật cho HS, HS trả lời những câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam.   

 - GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức cá nhân nêu những hiểu biết về châu thổ Việt Nam. 

c. Sản phẩm: 

- Câu trả lời của HS về  7 ô chữ hàng ngang và ô chữ hàng dọc. 

- Câu trả lời của HS về những hiểu biết cá nhân về vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam. 

d. Tổ chức thực hiện: 

Nhiệm vụ 1: Chơi trò chơi Ô chữ bí mật 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi: Ô chữ bí mật  – trả lời các câu hỏi liên quan đến vùng đồng bằng châu thổ Việt Nam tìm ra ô chữ bí mật. 

- GV phổ biến luật trò chơi:

Lớp chia thành hai đội tương ứng với hai dãy lớp, mỗi đội sẽ giành quyền trả lời ô chữ ở hàng ngang.

+  Nếu trả lời đúng thì đội đó được 10 điểm, nếu trả lời sai phải nhường quyền trả lời cho đội còn lại. 

GV lần lượt nêu câu hỏi: 

Câu 1 (13 chữ cái): Hình ảnh dưới đây nói đến địa danh nổi tiếng nào của miền Tây?

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Câu 2 (8 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nào của nước ta?

“Sông gì tên một loài hoa.

Thơm hương sắc thắm, gần xa yêu chiều?”

Câu 3 (10 chữ cái): Hiện tượng nào thường xuyên xảy ra khi nước biển dâng nên và xâm nhập trực tiếp vào đất liền? 

Câu 4 (11 chữ cái): Câu đố dưới đây gợi nhắc đến con sông nổi tiếng nào?

“Mênh mông bờ bãi phì nhiêu, 

Chín con thác sáng bừng lên muôn vùng”

Câu 5 (12 chữ cái): Câu đố trên gợi cho em đến địa danh nổi tiếng nào của nước ta?

Ở đâu thẳng cánh cò bay

Ở đâu lấp lánh cá tôm suốt ngày”

Câu 6 (16 chữ cái): Nhà máy thủy điện nào nằm trên sông Đà và được Liên Xô giúp đỡ xây dựng và vận hành?

Câu 7 (6 chữ cái): Câu đố trên gợi nhắc đến dòng sông nổi tiếng nào? 

Sông gì nhẫn nhịn cũng đành

Từ bi phổ độ phúc lành trời ban?”

Ô chữ bí mật (7 chữ cái). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, hiểu biết của bản thân và trả lời ô chữ. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lần lượt trả lời 7 ô chữ hàng ngang và hàng dọc. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án. 

Câu 1: Chợ nổi Cái Răng. 

Câu 2: Sông Hồng.   

Câu 3: Xâm nhập mặn. 

Câu 4: Sông Cửu Long.   

Câu 5: Đồng Tháp Mười. 

Câu 6: Thủy điện Hòa Bình. 

Câu 7:  Sông Lô 

Ô chữ chủ đề: Châu thổ 

Ô CHỮ BÍ MẬT

 

C

H

Ơ

N

Ô

I

C

A

I

R

Ă

N

G

 
 

S

Ô

N

G

H

Ô

N

G

 
 

X

Â

M

N

H

Â

P

M

Ă

N

 

S

Ô

N

G

C

Ư

U

L

O

N

G

 
 

Đ

Ô

N

G

T

H

A

P

M

Ư

Ơ

I

 

T

H

U

Y

Đ

I

Ê

N

H

O

A

B

I

N

H

 
 

S

Ô

N

G

L

Ô

 
                           

-  GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Trả lời câu hỏi nêu hiểu biết về châu thổ Việt Nam. 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: 

GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và trả lời câu hỏi: Dựa vào kiến thức cá nhân, hãy nêu hiểu biết của bản thân về nền văn minh châu thổ của nước ta. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập 

- HS liên hệ trực tiếp, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận. 

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu hiểu biết về nền văn minh châu thổ của nước ta. 

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập. 

 GV nhận xét, đánh giá và nêu ví dụ: Châu thổ là một địa mạo cấu tạo khi một dòng sông chảy vào một vũng nước, nhỏ là hồ, đầm phá, lớn là vịnh, biển hay đại dương khiến dòng nước bị cản chậm lại. Chất phù sa cuốn theo dòng nước khi tốc độ nước không đủ mạnh sẽ phải lắng đọng xuống, bồi lên lòng sông và hai bên bờ. Ở nước ta có hai châu thổ là châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long, là nơi tập trung khu dân cư đồng thời là vùng kinh tế quan trọng của nước ta. 

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

   Vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng              Vùng đồng bằng sông Cửu Long

- GV dẫn dắt vào bài: Châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long tuy có lịch sử hình thành khác nhau nhưng đều có những nét đặc sắc về văn hoá, được hun đúc và phát triển trên cơ sở văn minh của các dòng sông nơi hai vùng châu thổ hình thành. Vậy, những nét đặc sắc về văn hoá đó là gì? Hiện nay, biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ này diễn ra sao và có tác động như thế nào với sự phát triển kinh tế – xã hội của hai vùng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long. 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu những nét văn hoá đặc sắc ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được những nét chính về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

- Nêu được những nét sinh hoạt của cư dân xưa ở vùng châu thổ sông Hồng và những đặc trưng quan trọng trong văn hóa vùng châu thổ sông Cửu Long.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2.1, 2.3, thông tin trong mục 1 SGK tr.234, 235 và trả lời các câu hỏi.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2.1, thông tin trong mục 1a SGK tr.234, 235 và trả lời câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Hồng. Em có nhận xét gì về nét sinh hoạt của cư dân xưa ở vùng này?

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

- GV cung cấp một số tư liệu về di sản văn hóa vật thể/ phi vật thể của nền văn minh sông Hồng. (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và tìm hiểu một số nét đặc sắc về văn hoá châu thổ sông Hồng.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số nét đặc sắc về văn hoá châu thổ sông Hồng.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về nét đặc sắc về văn hoá châu thổ sông Hồng. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ tiếp theo. 

1. Những nét văn hoá đặc sắc ở châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long

a. Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Hồng

Sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Hồng được đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1.

Tư liệu:

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Thành Cổ Loa (Hà Nội)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Cố đô Hoa Lư (Ninh Bình)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Văn Miếu – Quốc Tử Giám (Hà Nội)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Hoàng Thành Thăng Long

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Gốm Bát Tràng (Hà Nội)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Hội Lim (Bắc Ninh)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Thêu ren Văn Lâm (Ninh Bình)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Hội Gióng (Hà Nội)

Video: 

https://www.youtube.com/watch?v=AhHq5qCxyE8 (Lễ hội chùa Hương)

Sơ đồ tư duy thể hiện những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Hồng:

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Nhiệm vụ 2: Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo cặp, khai thác Hình 2.3, thông tin trong mục 1b SGK tr. 235 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày những nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long. Theo em, đặc trưng quan trọng trong văn hóa ở vùng này là gì?

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

- GV cung cấp một số tư liệu về nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long. (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, thông tin trong mục, liên hệ thực tế và tìm hiểu một số nét đặc sắc về văn hoá của châu thổ sông Cửu Long.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số nét đặc sắc về văn hoá của châu thổ sông Cửu Long.

- GV mời HS khác nhận xét, góp ý (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số nét đặc sắc về văn hoá của châu thổ sông Cửu Long. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

b. Một số nét đặc sắc về văn hoá ở châu thổ sông Cửu Long

- Nét chính về văn hóa ở châu thổ sông Cửu Long:

+ Kiến trúc nhà: nổi, buôn bán trên sông, nhiều điểm tập trung thành các chợ nổi như Cái Răng, Phụng Hiệp, Ngã Năm,...

+ Phương tiện di chuyển: bằng ghe, xuồng rất phổ biến.

+ Nét văn hoá ẩm thực: gắn liền với sản vật từ sông nước, lúa gạo, tiêu biểu là các loại mắm, cá khô,... và các loại bánh làm từ gạo.

+ Một số nghề thủ công tiêu biểu như nghề đóng ghe xuồng ở Hậu Giang, nghề làm bột gạo ở Sa Đéc (Đồng Tháp), nghề làm đường thốt nốt ở An Giang,...

- Nhiều lễ hội và nghệ thuật dân gian: lễ hội miếu Bà Chúa Xứ, lễ hội Nghinh Ông, lễ hội Chôl Chnăm Thmây, lễ hội Đua ghe Ngo, đặc biệt nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ đã được tổ chức UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá phi vật thể của thế giới.

- Đặc trưng quan trọng trong văn hóa: Cuộc sống và hoạt động sản xuất của người dân châu thổ sông Cửu Long gắn liền với sông nước.

Tư liệu:

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Nghề đóng ghe xuồng

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Làm bột gạo Sa Đéc (Đồng Tháp)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Lễ hội miếu Bà Chúa Xứ (An Giang)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Lễ hội Nghinh Ông (Nam Bộ)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Lễ hội Chôl Chnăm Thmây (người Khmer)

CHỦ ĐỀ 2: VĂN MINH CHÂU THỔ SÔNG HỒNG VÀ SÔNG CỬU LONG 

Lễ hội Đua ghe Ngo (Sóc Trăng)

Video: 

https://www.youtube.com/watch?v=GY6UQZrU1Ng (Nghề làm bột gạo Sa Đéc)

https://www.youtube.com/watch?v=uB6ye79H9C0 (0:26 – 4:42) (Nghệ thuật Đờn ca tài tử Nam Bộ)

https://www.youtube.com/watch?v=65gNfoOnm3A (Lễ hội Chôl Chnăm Thmây)

Hoạt động 2: Tìm hiểu về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Trình bày được sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu.

- Trình bày các biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp đôi, khai thác Bảng 2.1, 2.2, mục Em có biết, thông tin mục 2a SGK tr.236, 237 và trả lời câu hỏi: 

+ Hãy cho biết dưới ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, nhiệt độ và lượng mưa thay đổi như thế nào ở hai vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

+ Các biểu hiện của hiện tượng thời tiết cực đoan, mực nước biển dâng ở hai vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long là gì?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về biểu hiện của biến đổi khí hậu ở hai vùng châu thổ sông Hồng và châu thổ sông Cửu Long.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay