Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Giáo án Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945 

(3 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản.

  • Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước. 

  • Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (8.1 – 8.13) và phần Em có biết để tìm hiểu về Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được tình hình Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản; Nhận biết được sự chuẩn bị của nhân dân Việt Nam tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: chuyển hướng chiến lược của Đảng Cộng sản Đông Dương; sự ra đời của Mặt trận Việt Minh; cao trào kháng Nhật cứu nước; Trình bày được diễn biến chính của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa; Nêu được nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945 và đánh giá được vai trò của Đảng Cộng sản Đông Dương trong Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Rút ra bài học lịch sử từ việc tìm hiểu Cách mạng tháng Tám năm 1945 và vận dụng, phát huy bài học đó trong công cuộc xây dựng đất nước hiện nay.

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Video Cách mạng tháng Tám: Mốc son vĩ đại của lịch sử dân tộc.

  • Các lược đồ về Khu giải phóng Việt Bắc và diễn biến của Cách mạng tháng Tám năm 1945.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Cách mạng tháng Tám năm 1945.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. HS trả lời một số câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945.

c. Sản phẩm: Các mảnh ghép lịch sử được lật mở trong trò chơi.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp chơi trò chơi “Mảnh ghép lịch sử”. 

- GV phổ biến luật chơi cho HS: Để lật mở được mỗi mảnh ghép bị che khuất hình ảnh, HS trả lời câu hỏi liên quan kiến thức về chủ đề Cách mạng tháng Tám năm 1945.

- GV trình chiếu 5 mảnh ghép và cho HS lần lượt lật mở từng mảnh ghép:

Mảnh ghép số 1: Đoạn thơ dưới đây nói đến sự kiện lịch sử nào của dân tộc?

“Nêu phất phơ cao, cờ độc lập

Ba kì pháo nổ, tiếng đồng bào”.

                                                       (Huỳnh Thúc Kháng, 1946)

A. Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập. 

B. Thắng lợi của cách mạng tháng Tám năm 1945.

C. Tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

D. Đại hội Quốc dân được triệu tập ở Tân Trào. 

Mảnh ghép số 2: Đoạn tư liệu dưới đây được trích từ văn bản nào?

“Chúng tôi – Chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa – trịnh trọng tuyên bố với thế giới rằng: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thực đã thành một nước tự do và độc lập. Toàn thể dân Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do và độc lập ấy”.

A. Tuyên ngôn độc lập.

B. Đường Kách mệnh.

C. Bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

D. Chính cương vắn tắt.

Mảnh ghép số 3: Ca khúc nào được sáng tác vào năm 1944, trở thành bài hát chính thức của Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, có tác động trong việc kêu, động viên thế hệ trẻ tham gia vào phong trào giải phóng dân tộc?

A. Lên đàng.

B. Tiếng gọi thanh niên.

C. Cùng nhau đi hồng binh.

D. Chiến sĩ Việt Nam.

Mảnh ghép số 4: Đảm nhiệm công việc thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân là:

A. Lê Quảng Ba.

B. Hoàng Sâm.

C. Dương Mạc Thạch.

D. Võ Nguyên Giáp.

Mảnh ghép số 5: Đoạn tư liệu dưới đây nói về phong trào nào?

“Chỉ trong một thời gian ngắn, dưới sự lãnh đạo của Việt Minh, phong trào đã lan rộng khắp các tỉnh Bắc Bộ và Trung Bộ. Riêng hai huyện Nho Quan và Gia Viễn (tỉnh Ninh Bình), đã phá 12 kho thóc. Tại Hải Dương, nhân dân giành lại được 39 kho thóc và 43 thuyền gạo. Trong khi đó, ở Thái Bình, hơn 1 000 tấn thóc trong các kho của Nhật được phá, chia cho dân. Ở miền Nam mặc dù không bi thảm như miền Bắc, nhưng cũng đã nổ ra phong trào phá kho thóc, chia cho dân nghèo và cứu tế miền Bắc...”.

A. Phá kho thóc Nhật – giải quyết nạn đói.

B. Đốt phá các kho lương thực của Nhật. 

C. Cướp súng, đạn của Nhật cung cấp cho bộ đội du kích ở các chiến khu.

D. Bất hợp tác với Nhật, không học tiếng Nhật.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân, trả lời câu hỏi và lật mở từng mảnh ghép. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện 5 HS lần lượt lật mở 5 mảnh ghép. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Mảnh ghép số 1: B

Mảnh ghép số 2: A

Mảnh ghép số 3: A

Mảnh ghép số 4: D

Mảnh ghép số 5: A

- GV trình chiếu Mảnh ghép lịch sử: 

Ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh 

trịnh trọng đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Chiều ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình (Hà Nội), Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Đó là thành quả của Cách mạng tháng Tám – một cuộc cách mạng vĩ đại, vĩnh viễn đi vào lịch sử như một mốc son chói lọi. Bài học ngày hôm nay sẽ giúp chúng tìm hiểu tiến trình cách mạng đã diễn ra như thế nào? Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa của cuộc cách mạng là gì? Chúng ta cùng vào Bài 8 – Cách mạng tháng Tám năm 1945.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính của tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 8.1 – 8.4, thông tin mục 1 SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính của tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những nét chính của tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, khai thác tư liệu 8.2 – 8.4, thông tin mục 1 SGK tr.38, 39 và trả lời câu hỏi: Nêu những nét chính của tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản. 

8.2. “Nước ta mỗi năm bán ra các nước hơn 1 triệu tấn gạo.Khi Nhật mới qua, nó bắt Tây vơ vét được bao nhiêu gạo phải nộp cho nó cả. Cho đến bắp, than, bông vải cũng thế”. 

(Báo Việt Nam Độc lập

số 129, ngày 2/6/1942)

8.3. “Càng ngày nạn đói càng lan tràn dữ dội. Tại Thái Bình, Nam Định, người ta đã ăn từ củ chuối, vỏ cây, khô dầu đến thịt người. Số người đói đã lên tới 30 vạn người. Có làng chết hết không còn người nào”.

(Báo Cứu quốc, số 15, 

ngày 30/11/1944)

8.4. Trẻ ăn xin tại km số 3, cách trung tâm thị xã Thái Bình

 3 km trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 (ảnh: Võ An Ninh)

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu  (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, trình chiếu cho HS quan sát tư liệu 8.1, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận và trả lời câu hỏi: Hãy giải thích thế nào là tình cảnh “một cổ hai tròng” mà nhân dân ta phải chịu đựng. 

8.1. Tranh biếm họa về đời sống nhân dân Việt Nam dưới 

ách thống trị của Pháp – Nhật Bản trên báo Việt Nam Độc lập, số 108, 11/10/1941 (Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu những nét chính của tình hình chính trị Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp và Nhật Bản.

-  GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Tư liệu 8.1: miêu tả hình ảnh của ba người đàn ông đại diện cho ba đối tượng: 

  • Người đàn ông béo lùn, mặc quân phục và tay cầm kiểm: đại diện cho phát xít Nhật Bản.

  • Người đàn ông cao lớn, ria mép vênh lên và mặc Âu phục: đại diện cho thực dân Pháp.

  • Người đàn ông già, gầy trơ xương sườn, rách rưới, chống gậy: đại diện cho người nông dân trước cách mạng.

+ Nhận xét: dưới ách cai trị của Pháp - Nhật Bản, nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh “một cổ hai tròng” cuộc sống của đại bộ phận nhân dân, kể cả tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc đều bị đẩy đến “bước đường cùng”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Nhân dân Việt Nam rơi vào tình cảnh một cổ hai tròng”. Cuộc sống của đại bộ phận người dân, kể cả tầng lớp trí thức, tư sản dân tộc đều bị đẩy đến “bước đường cùng”. Nạn đói khiến khoảng 2 triệu người dân Việt Nam chết vào cuối năm 1944, đầu năm 1945.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Việt Nam dưới ách thống trị của Pháp – Nhật Bản

- Chính sách cai trị của thực dân Pháp:

+ Thủ tiêu quyền lợi dân sinh, dân chủ, giải tán hội ái hữu, bắt giam người yêu nước.

+ Thực thi chính sách “kinh tế chỉ huy”, kiểm soát gắt gao hàng hóa, ấn định giá cả, tăng thuế cũ, thêm thuế mới, giảm lương, tăng giờ làm. 

- Chính sách cai trị của phát xít Nhật: cưỡng bức nông dân nhổ lúa, hoa màu trồng cây công nghiệp.

→ Nạn đói: 2 triệu người dân Việt Nam chết vào cuối năm 1944, đầu năm 1945.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1:

Video: Dân ta “một cổ hai tròng”.

https://www.youtube.com/watch?v=Zg7Ob0BhEiE

Video: Nạn đói 1945 - Thảm cảnh đầy nước mắt.

https://www.youtube.com/watch?v=QTEXDAI5g2A

Video: Nạn đói năm 1945: Hơn 2 triệu người chết vì thiếu gạo?

https://www.youtube.com/watch?v=DpE0zAVRhkc (GV cho HS xem hết video nếu còn thời gian).

Hoạt động 2. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 8.5 – 8.8, thông tin mục 2 SGK tr.39 – 41, hoàn thành Phiếu học tập số 1: Trình bày những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác tư liệu 8.5 – 8.8, thông tin mục 2 SGK tr.39 – 41, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

+ Nhóm 1: Tìm hiểu về nội dung chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941. 

+ Nhóm 2: Tìm hiểu về công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền và vai trò của Mặt trận Việt Minh trong công cuộc chuẩn bị đó. 

+ Nhóm 3: Tìm hiểu về cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền. 

8.5. Lễ thành lập Đội Việt Nam 

Tuyên truyền Giải phóng quân

8.6. Mười chính sách lớn của Việt Minh, sau này được Đại hội Quốc dân thông qua ngày 16/8/1945 như chính sách đối nội, đối ngoại căn bản của chính quyền sau khi giành độc lập (truyền đơn, Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội)

8.7. Truyền đơn của Mặt trận Việt Minh kêu gọi nhân dân kháng Nhật, cứu nước (Bảo tàng Lịch sử quốc gia, Hà Nội)

8.8. Lược đồ Khu giải phóng Việt Bắc

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CHUẨN BỊ TIẾN TỚI 

KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Thời gian 

Nội dung sự kiện 

 

 

 

 

 

 

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về sự chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền (Đính kèm phía dưới Hoạt động 2).

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh mắt hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ HS chia làm 2 đội chơi, nhận lược đồ trống về khu giải phóng Việt Bắc.

Lược đồ trống về khu giải phóng Việt Bắc

+ HS thực hiện yêu cầu:

  • Tô màu trên lược đồ trống khu vực là Khu giải phóng Việt Bắc.

  • Khoanh tròn trên lược đồ trống tên địa danh là Thủ đô Khu giải phóng Việt Bắc. 

  • Điền chữ cái (A, B, C, D) ứng với các sự kiện dưới đây vào địa danh trên lược đồ trống là nơi diễn ra sự kiện.

  • A. Cứu quốc quân (2/1941).

  • B. Hội nghị Trung ương VIII và Mặt trận Việt Minh (5/1941).

  • C. Hội nghị Quân sự cách mạng Bắc Kỳ (4/1945).

  • D. Việt Nam giải phóng quân (51945). 

Gợi ý:

Lược đồ sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị tiến tới 

khởi nghĩa giành chính quyền (từ T2/1941 – T6/1945)

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục khai thác tư liệu 8.6, 8.7 và trả lời câu hỏi: Lí giải vì sao Mặt trận Việt Minh lại thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày về những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

Mặt trận Việt Minh lại thu hút được sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân vì: Mặt trận Việt Minh được thành lập đã giương cao ngọn cờ dân tộc, xác định đúng kẻ thù, có những chủ trương, chính sách đúng đắn, những khẩu hiệu đấu tranh thích hợp, đáp ứng yêu cầu cách mạng, phù hợp với nguyện vọng và quyền lợi bức thiết của mọi tầng lớp nhân dân,

Mặt trận Việt Minh là nhân tố quan trọng góp phần tập hợp đông đảo quần chúng, hình thành lực lượng chính trị hùng hậu để xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đưa Cách mạng Tháng Tám đi tới thắng lợi vẻ vang. Thành công của Mặt trận Việt Minh tạo dấu ấn lịch sử trong thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám, để lại những bài học kinh nghiệm quý báu cho công tác xây dựng Mặt trận, tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc trong các giai đoạn cách mạng sau này.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

Quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam:

+ Chuyển hướng chiến lược cách mạng của Đảng Cộng sản Đông Dương trong những năm 1939 – 1941: giải phóng dân tộc.

+ Công cuộc chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền: Mặt trận Việt Minh, Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.

+ Cao trào kháng Nhật cứu nước và những hoạt động chuẩn bị cuối cùng tiến tới tổng khởi nghĩa giành chính quyền: phong trào “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói”; thành lập Việt Nam Giải phóng quân, khu giải phóng Việt Bắc. 

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền.

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những sự kiện chính trong quá trình chuẩn bị khởi nghĩa giành chính quyền của nhân dân Việt Nam đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

Tư liệu 2: Di tích Lán Khuổi Nậm - Khu di tích quốc gia đặc biệt Pác Bó (Cao Bằng) đã

diễn ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng. Đây là nơi lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập báo “Việt Nam độc lập”; tổ chức lớp huấn luyện chính trị, quân sự, thành lập Đội du kích Pác Bó. Từ 10 - 19/5/1941, Nguyễn Ái Quốc đã triệu tập, chủ trì Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ tám - như Đại hội toàn quốc của Đảng bởi Nghị quyết Trung đã vạch ra những chiến lược căn bản

cho cách mạng Việt Nam, có ý nghĩa quyết định đến vận mệnh của đất nước.  

Di tích Lán Khuổi Nậm (Pác Bó,  

Cao Bằng) – nơi họp Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ tám

Khẩu hiệu của Việt Minh kêu gọi

đồng bào gia nhập Việt Minh 

và đoàn kết đánh đuổi Nhật - Pháp

34 đội viên đầu tiên của lực lượng 

Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Chỉ thị của Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương 

ngày 12/3/1945 “Nhật, Pháp bắn nhau 

và hành động của chúng ta”

Lực lượng Việt Minh hỗ trợ 

dân phá kho thóc

Chủ tịch Hồ Chí Minh và các đồng chí Trường Chinh,

 Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp tại Chiến khu Việt Bắc

Video:Hội nghị lần thứ VIII Ban Chấp hành Trung ương Đảng, thành lập mặt trận Việt Minh 19/5/1941.

https://www.youtube.com/watch?v=4qI6nO5-dBA

Video: Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân ra đời.

https://www.youtube.com/watch?v=mwZ1GPkFuOM

Video: Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta.

https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=ztNHrpHl2KY

Video: 78 năm ngày thành lập Khu giải phóng Việt Bắc.

https://www.youtube.com/watch?v=_772Ubfn4xc

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

CHUẨN BỊ TIẾN TỚI 

KHỞI NGHĨA GIÀNH CHÍNH QUYỀN

Thời gian 

Nội dung sự kiện 

T5/1941

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương lần thứ 8 được triệu tập. 

- Nhiệm vụ: 

+ Giải phóng dân tộc. 

+ Chuẩn bị khởi nghĩa.

- Khẩu hiệu: giảm tô, thuế, chia lại ruộng đất công, người cày có ruộng. 

- Mặt trận: thành lập Việt Nam độc lập đồng minh. 

- Phương pháp đấu tranh: đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa.

Ngày 19/5/1941

Mặt trận Việt Minh ra đời.

Ngày 22/12/1944

Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân được thành lập.

Đêm 9/3/1945

Ban Thường vụ Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương họp hội nghị mở rộng tại làng Đình Bảng (Bắc Ninh). 

Ngày 12/3/1945

- Ban Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”, xác định phát xít Nhật trở thành kẻ thù chính của Đông Dương. 

- Hội nghị quyết định phát động cao trào kháng Nhật, cứu nước. 

Tháng 3/1945

- Khởi nghĩa từng phần diễn ra ở một số địa phương: Tiên Du (Bắc Ninh, Bần Yên Nhân (Hưng Yên), Ba Tơ (Quảng Ngãi).

- Chính quyền cách mạng được thành lập ở nhiều nơi: Phong trào “Phá kho thóc Nhật, giải quyết nạn đói” lan rộng toàn quốc. 

Từ ngày 15 đến ngày 20/4/1945

- Hội nghị quân sự cách mạng Bắc Kỳ họp ở Hiệp Hòa (Bắc Giang).

- Việt Nam Cứu quốc quân và Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân thống nhất thành Việt Nam giải phóng quân.

Ngày 4/6/1945

Khu giải phóng Việt Bắc ra đời. 

 

 

Công cụ đánh giá: Thang đo.

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Lựa chọn đúng thông tin trong việc hoàn thành Phiếu học tập số 1. 

 

 

Hoạt động 3. Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 8.9 – 8.12, thông tin mục 3 SGK tr.41 – 42, hoàn thành Phiếu học tập số 2: Trình bày diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. 

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 2 của HS về diễn biến chính của Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945 và sự ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

--------------------------------

------------- Còn tiếp ------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHUNG

Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giáo án Lịch sử 9 chân trời Chủ đề 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 1: Nước Nga và Liên Xô từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 2: Châu Âu và nước Mỹ từ năm 1918 đến năm 1945 (bổ sung)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 3: Châu Á từ năm 1918 đến năm 1945
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 4: Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 – 1945) (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 5: Phong trào dân tộc dân chủ những năm 1918 – 1930
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 8: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 9: Chiến tranh lạnh (1947 - 1989)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 10: Liên Xô và các nước Đông Âu từ năm 1945 đến năm 1991 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 11: Nước Mỹ và các nước Tây Âu từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 12: Mỹ La-tinh từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 13: Một số nước ở châu Á từ năm 1945 đến năm 1991 (P2_

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. VIỆT NAM TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 14: Xây dựng và bảo vệ chính quyền nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (từ tháng 9 - 1945 đến tháng 12 - 1946) (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 15: Những năm đầu Việt Nam kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1950) (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 16: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi (1951 - 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 17: Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1965 (P2)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 (P4)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 19: Việt Nam từ năm 1976 đến năm 1991 (P4)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 20: Trật tự thế giới mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 21: Liên bang Nga và nước Mỹ từ năm 1991 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 22: Châu Á từ năm 1991 đến nay (P3)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 23: Công cuộc Đổi mới từ năm 1991 đến nay (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7. CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THẾ TOÀN CẦU HOÁ

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Bài 24: Cách mạng khoa học, kĩ thuật và xu thế toàn cầu hóa (P2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ CHUNG

Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 1: Đô thị - Lịch sử và hiện tại
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 2: Văn minh châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông
Giáo án điện tử Lịch sử 9 chân trời Chủ đề chung 3: Bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông (P2)

Chat hỗ trợ
Chat ngay