Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975

Giáo án Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975 (đánh bại các chiến lược “Chiến tranh cục bộ”  và  “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,…). 

  • Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (chi viện cho cách mạng Việt Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ). 

  • Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (Hình 18.1 – 18.25), phần Em có biết để mô tả được những thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975; nêu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (chi viện cho cách mạng miền Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ,…) và nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được các thắng lợi tiêu biểu về quân sự của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 – 1975 (đánh bại các chiến lược “Chiến tranh cục bộ”  và  “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ; Tổng tiến công nổi dậy năm 1968, 1972; Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975,…); Giới thiệu được những thành tựu tiêu biểu trong công cuộc xây dựng miền Bắc xã hội chủ nghĩa (chi viện cho cách mạng Việt Nam, chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ); Nêu được nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức đã học về Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975 kết hợp đọc tư liệu 18.17 và hình ảnh phần Vận dụng để nêu được những chi tiết trong bức ảnh tư liệu tương đồng với mô tả của báo Go-đi-ân (Anh) về ngày 30/4/1975 ở Sài Gòn; Viết được một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) về chiến thắng lịch sử 30/4/1975 với chủ đề “Giá trị của hòa bình trong chiến thắng quân sự ngày 30/4/1975 tại Sài Gòn”. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: chia sẻ khát vọng thống nhất non sông của nhân dân Việt Nam trong giai đoạn 1954 – 1975.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.

  • Phim tài liệu Việt Nam 1972 – tập 1: Năm quyết định (sản xuất năm 2022), bài hát Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng (nhạc và lời: Phạm Tuyên, 1975).

  • Các lược đồ về trận Vạn Tường (Quảng Ngãi, tháng 8/1965), về đường bay chính của máy bay B52 xâm lược miền Bắc trong 12 ngày đêm ở Hà Nội và diễn biến cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV cho HS xem video, đọc đoạn thơ về con đường Trường Sơn và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Em hãy nêu một số hiểu biết của bản thân về con đường Trường Sơn – địa danh lịch sử của dân tộc. 

c. Sản phẩm: Một số thông tin về con đường Trường Sơn – địa danh lịch sử của dân tộc.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS xem video về con đường Trường Sơn - địa danh lịch sử của dân tộc. 

https://www.youtube.com/watch?v=ig32UsyZkS8 (Từ 0p25 – 3p29)

- GV dẫn dắt, kết hợp trình chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi: 

“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước mà lòng phơi phới dậy tương lai” là một câu nói nổi tiếng trong bài thơ “Trường Sơn” của nhà thơ Nguyễn Đình Thi. Câu thơ thể hiện ý chí yêu nước quật cường, niềm lạc quan tin tưởng cho toàn quân, dân ta và niềm tự hào dân tộc của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Em hãy nêu một số hiểu biết của bản thân về con đường Trường Sơn – địa danh lịch sử của dân tộc.

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Tác phẩm “Xẻ dọc Trường Sơn đi

 cứu nước” . Ảnh chụp trên đường 

Trường Sơn, năm 1966 (Lê Minh Trường)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe, quan sát hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu một số thông tin về con đường Trường Sơn – địa danh lịch sử của dân tộc.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

+ Đường Trường Sơn (đường mòn Hồ Chí Minh) là tuyến hậu cần chiến lược gồm mạng lưới giao thông quân sự, chạy từ miền Bắc vào tới miền Nam Việt Nam, phía đông Trường Sơn đi qua miền Trung Việt Nam, phía tây Trường Sơn, có đoạn đi qua hạ Lào, Cam-pu-chia. Đây là tuyến hậu cần chiến lược trọng yếu cung cấp binh lực và vật chất hậu cần, vũ khí trang bị để chi viện cho quân Giải phóng miền Nam trên chiến trường miền Nam Việt Nam, liên tục trong suốt 16 năm (1959 –1975).

+ Binh đoàn Trường Sơn (đoàn 559) Quân đội nhân dân Việt Nam là đơn vị trực tiếp triển khai các đơn vị hậu cần đảm bảo giao liên chuyển quân, đảm bảo y tế, vận tải, xăng dầu, công binh, bộ binh và phòng không, tạo thành một tuyến hậu cần chiến lược, đảm bảo hoạt động cho hệ thống giao thông hoả tuyến được thông suốt. Tuyến đường Trường Sơn được những người lính trong cuộc chiến gọi là “Tuyến lửa”.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Đường Trường Sơn – địa dành gắn với những thắng lợi cuối cùng của nhân dân Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giai đoạn 1965 – 1975. Tìm hiểu về những chiến thắng của nhân dân Việt Nam là nội dung chính sẽ có trong bài học ngày hôm nay – Bài 18: Việt Nam từ năm 1965 đến năm 1975.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973)

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận thức được quá trình điều chỉnh, triển khai chiến lược chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam và những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giai đoạn 1965 - 1973.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác Tư liệu 18.2 – 18.7, các mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.94 – 97 và trả lời các câu hỏi:

- Hãy trình bày những thắng lợi tiêu biểu đánh dấu thắng lợi của quân dân miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ giai đoạn 1965 - 1973.

- Những thắng lợi đó đã làm thay đổi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam như thế nào?

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973).

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu hình ảnh kết hợp giải thích cho HS khái niệm “Chiến tranh cục bộ”: 

+ Là chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Mỹ, quân một số nước đồng minh và quân đội tay sai Sài Gòn, trong đó quân Mỹ giữ vai trò chủ yếu.

+ Dựa vào vũ khí, phương tiện chiến tranh hiện đại, mở cuộc hành quân “tìm diệt”, “bình định”ở miền Nam, gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.

- GV yêu cầu HS liên hệ với bài học trước và trả lời câu hỏi: Chiến lược “chiến tranh cục bộ” có điểm gì mới so với chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”?

- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện chung 1 nhiệm vụ):

+ Nhóm 1, 2: Tìm hiểu về chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968).

+ Nhóm 3, 4: Tìm hiểu về chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 1, 2: 

Khai thác Tư liệu 18.2 - 18.6, thông tin mục 1a SGK tr.94 - 96 và trả lời câu hỏi: Hãy trình bày về chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968).

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.2. Thuỷ quân lục chiến Mỹ đổ bộ lên bãi biển  

Xuân Thiều (Đà Nẵng) ngày 8 - 3 - 1965

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.3. Biểu đồ số quân Mỹ trực tiếp tham chiến ở 

Việt Nam giai đoạn 1962 - 1972

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.4. Lược đồ trận Vạn Tường (8 - 1965)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.5. “Đại sứ quán Mỹ bị tấn công” là tin tức nổi bật trên trang đầu của tất cả báo chí thế giới, 31 - 1 - 1968

Tờ báo cuối ngày của “Thời bài Niu Oóc” (The New York Times) ghi rõ: Toà đại sứ quán Mỹ bị chiếm đóng trong 6 giờ đồng hồ và thừa nhận Mỹ bị tấn công trên các thành phố. 

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.6. Bom Na-pan (Napalm) của Mỹ giội xuống kinh thành Huế và Tết Mậu Thân năm 1968

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết để tìm hiểu thêm chiến lược “Phi Mỹ hoá” chiến tranh.  

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và cho biết: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã làm thay đổi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam như thế nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi liên hệ với bài học trước:

+ Mỹ đưa quân đội viễn chinh và quân đội của 5 nước đồng minh của Mỹ (Nam Triều Tiên, Thái Lan, Phi-líp-pin, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân) vào tham chiến. 

+ Mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc. 

+ Triển khai chiến lược “Chiến tranh cục bộ” Mỹ thực chất đã “leo thang” chiến tranh ở Việt Nam.

- GV mời đại diện  Nhóm 1, 2 trình bày về cuộc chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968).

- GV mời đại diện 1 HS trả lời câu hỏi mở rộng: 

Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” đã làm thay đổi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam buộc Mỹ phải “phi Mỹ hóa” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại trong “Chiến tranh cục bộ”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi  tiêu biểu của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1965 - 1968 là đánh bại chiến lược “Chiến tranh cục bộ, tiêu biểu là cuộc Tổng tiến công  và nổi dậy Xuân Mậu Thân, buộc phải “phi Mỹ hoá” chiến tranh xâm lược, tức thừa nhận thất bại trong “Chiến  tranh cục bộ”.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

1. Những thắng lợi quân sự tiêu biểu của nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ (1965 - 1973)

a. Chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ (1965 - 1968)

- Chiến thắng Núi Thành: Tháng 05 - 1965, bộ đội Quảng Nam chủ động tấn công chớp nhoáng và giành chiến thắng ở Núi Thành. 

- Chiến thắng Vạn Tường: 

+ Đập tan cuộc hành quân của Mỹ.

+ Mở đầu cao trào đánh Mỹ trên khắp chiến trường miền Nam. 

- Chiến thắng hai mùa khô 1965 - 1966 và 1966 - 1967 → Chứng minh khả năng đánh bại quân Mỹ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của quân và dân miền Nam. 

- Chiến thắng Xuân Mậu Thân:

+ Làm “rung chuyển nước Mỹ”.

+ Chính quyền Mỹ buộc phải ngưng ném bom ở miền Bắc, cử đại diện thương lượng với Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hoà để tìm giải pháp chính trị cho cuộc chiến, bắt đầu thực hiện “phi Mỹ hoá” chiến tranh. 

Tư liệu 1: Miền Nam chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” (1965 – 1968).

      1.1. “…Chúng ta không thể đạt được mục tiêu ở Việt Nam bằng bất cứ biện pháp quân sự nào; và vụ thế chúng ta phải tìm kiếm một mục tiêu chính trị nhỏ bé hơn thông qua đàm phán”.

(Mắc Na-ma-ra, Nhìn lại quá khứ - Tấm thảm kịch và những bài học về Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia,, Hà Nội, 1995, tr.303)

Chiến thắng Vạn Tường

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Quân đội Mỹ tiến hành thử nghiệm chiến thuật “tìm diệt”, tại Vạn Tường, Bình hải, Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Lữ đoàn Thủy quân lục chiến số 9 

tham gia trực tiếp với 5.500 binh lính

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Thực lực của địch quá mạnh,Quân giải phóng không đặt nặng kết quả 

phải thắng mà ưu tiên nắm được “kiểu” đánh của Mỹ

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Mỹ đổ bộ “nhầm” 2 đại đội 

Thủy quân Lục chiến xuống trận địa của Tiểu đoàn 60 thuộc Trung đoàn 2 Quân giải phóng

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Mỹ có 4 trực thăng H-34 rơi từ trước khi kịp đổ quân, các toán quân 

đã “chót” nhảy xuống đất phải 

co cụm lại giữa hỏa lực của ta

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Tổng kết chiến dịch, phía Mỹ thiệt hại tới gần 1000 lính, 

22 xe tăng và xe bọc thép bị bắn cháy, 13 máy bay trực thăng bị hạ

Chiến thắng mùa khô 1965 – 1966 và mùa khô 1966 – 1967

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Tiểu đoàn Quyết Thắng quân 

Giải Phóng và chiến lợi phẩm 

thu được trong trận chiến thắng 

Nhuận Đức, Củ Chi, ngày 9/5/1965

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Lính Mỹ thương vong trong trận đánh

mùa khô 1966 – 1967

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Xác chiếc máy bay Mỹ F104 bị bộ đội và du kích xã Cẩm Sơn, Cai Lậy, 

tỉnh Mỹ Tho bắn rơi ngày 5/3/1966

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Đơn vị súng ĐK 75 quân Giải phóng

lập thành tích bắn tan xác 13 xe bọc thép của Mỹ, mùa khô 1965 – 1966

Chiến thắng Xuân Mậu Thân

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Phân khu ủy Phân khu I họp bàn kế hoạch cho cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân, 1968

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Lực lượng vũ trang nhân dân Sài Gòn – Gia Định thể hiện sức mạnh, ý chí quyết tâm, hoàn thành xuất sắc

 nhiệm vụ, làm nên chiến công lịch sử

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Các chiến trường gấp rút chuẩn bị lực lượng, phương án tác chiến,

 phát động quần chúng nổi dậy, hậu cần tiếp tế, thông tin liên lạc

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Khói bốc lên trên bầu trời Sài Gòn trong đợt 1 cuộc Tổng tiến công, 

rạng sáng 8/2/1968

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân cho thấy ý chí quyết tâm chống xâm lược của nhân dân Việt Nam 

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Quân Giải phóng tập kích sân bay 

Tân Sơn Nhất trong đợt 2, 

đêm, 6/5/1968

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Nhân dân Mỹ biểu tình phản đối cuộc chiến tranh  của Mỹ ở Việt Nam (1968)

Video: Chiến đấu chống chiến lược Chiến tranh cục bộ 1965 – 1968.

https://www.youtube.com/watch?v=4W1Ssz4pmwA

Video: Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968 - Bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ.

https://www.youtube.com/watch?v=4Ns3quhYoKQ

 

Nhiệm vụ 2: Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1963)

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giải thích cho HS khái niệm “Việt Nam hóa chiến tranh”:

+ Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, Mỹ chuyển sang chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương. 

+ Chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh”  là một chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mỹ, được tiến hành bằng lực lượng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, phối hợp với hoả lực, không quân Mỹ và vẫn do cố vấn Mỹ chỉ huy.

- GV phân tích cho HS bối cảnh miền Nam chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mỹ:

+ Sự ra đời của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ngày 6/6/1969.

 → Thắng lợi quan trọng về chính trị, mở đầu cho giai đoạn chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ.

+ Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đây là một tổn thất lớn của dân tộc Việt Nam.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho Nhóm 3, 4: 

Khai thác Tư liệu 18.7, thông tin mục 1b SGK tr.96 - 97 và trả lời câu hỏi: Trình bày về chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973).

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Hình 18.7. Bộ đội giải phóng quân chiến đấu giữ 

thành cổ Quảng Trị mùa hè năm 1972

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). 

- GV hướng dẫn HS đọc mục Em có biết để tìm hiểu thêm về cuộc chiến tại thành cổ Quảng Trị

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Đài chứng tích sinh viên - chiến sĩ hi sinh ở 

thành cổ Quảng Trị mùa hè 1972

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp suy nghĩ và trả lời câu hỏi: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến lược “Việt Nam hoá chiến tramh” đã làm thay đổi cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam như thế nào?

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Hình ảnh lịch sử”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS: 

+ HS chia thành 2 đội chơi. HS quan sát hình ảnh GV trình chiếu và trả lời câu hỏi liên quan đến hình ảnh.

+ Đội chơi nào có câu trả lời chính xác hơn, đó là đội chiến thắng.

+ GV dẫn dắt HS vào trò chơi: Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào của các thế hệ người dân Việt Nam. Cổ thành thiêng liêng đang lưu giữ bao kỷ vật về cuộc chiến 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa (28/6 - 16/9/1972). Điều kì diệu ở Thành cổ Quảng Trị còn ghi dấu ấn đặc biệt của những người con ưu tú quê hương Thái Bình đó là “Bức thư thiêng” của liệt sĩ Lê Văn Huỳnh và bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ Quảng Trị” của cựu chiến binh, thương binh Lê Xuân Chinh.

Em có suy nghĩ gì sau khi xem bức ảnh dưới đây?

BÀI 18: VIỆT NAM TỪ NĂM 1965 ĐẾN NĂM 1975(2 tiết)

Bức ảnh “Nụ cười chiến thắng bên Thành cổ 

Quảng Trị” (Đoàn Công Tính chụp)

Gợi ý: Bức ảnh được chụp ngày 15/8 và được đăng Báo Nhân dân ngày 2/9/1972 với tên gọi “Nụ cười thắng bên Thành cổ Quảng Trị khi cuộc chiến tại Thành cổ Quảng Trị vẫn đang diễn ra ác liệt. Trong bức ảnh, người ngồi gần nhất là chiến sĩ Lê Xuân Chinh, quê ở thôn Phương La, xã Thái Phương, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình (hiện đang sống ở xã Thanh Yên, huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên). Bức ảnh là một trong những biểu tượng về sức mạnh dân tộc. Đồng thời, thể hiện niềm vui chiến thắng của các chiến sĩ trong việc giữ vững Thành cổ Quảng Trị, sự lạc quan, tin tưởng cuộc kháng chiến chống Mỹ nhất định sẽ thành công.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện  Nhóm 3, 4 trình bày về cuộc chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973).

- GV mời đại diện 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng: Thắng lợi của quân dân miền Nam trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” đã buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược – tức là thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Thắng lợi  tiêu biểu của quân dân miền Nam trong giai đoạn 1969 – 1973 là đánh bại chiến  lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ. Thắng lợi đánh dấu sự thất bại của Mỹ trong chiến lược  “Việt Nam hoá chiến tranh” là cuộc Tiến công chiến lược vào Quảng Trị (1972), buộc Mỹ phải tuyên bố “Mỹ hóa” trở lại chiến tranh xâm lược – tức là thừa nhận sự thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

…………………

b. Chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ (1969 - 1973)

- Quốc tế:

+ Từ tháng 4 đến tháng 6 - 1970, quân đội Việt Nam phối hợp với lực lượng vũ trang Cam-pu-chia giải phóng năm tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia.

+ Từ tháng 2 đến tháng 3 - 1971, liên quân Việt - Lào đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn - 719”. Hơn 4 vạn quân Mỹ và quân đội Sài Gòn buộc phải rút chạy khỏi Đường 9 - Nam Lào.

- Trong nước:

+ Từ tháng 3 đến tháng 6 - 1972, quân Giải phóng chọc thủng ba phòng tuyết mạnh nhất của quân đội Sài Gòn.

+ Quân đội nhân dân Việt Nam anh dũng chiến đấu 81 ngày đêm giữ thành cổ từ ngày 28 - 6 đến ngày 16 - 9 - 1972.

- Ý nghĩa cuộc Tiến công chiến lược năm 1972:

+ Làm xoay chuyển cục diện chiến trường;

+ Giáng đòn nặng nề vào chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” của Mỹ. 

……………..

--------------------------------------

--------------------- Còn tiếp ----------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay