Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Giáo án Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939 sách Lịch sử và Địa lí 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 - 1939

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: PHONG TRÀO CÁCH MẠNG VIỆT NAM THỜI KÌ 1930 – 1939

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (7.1 – 7.8) và phần Em có biết, Nhân vật lịch sử để tìm hiểu về những nét chủ yếu của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939. 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào cách mạng 1930 – 1931 (bối cảnh, diễn biến chính, ý nghĩa của phong trào); Mô tả được những nét chủ yếu của phong trào dân chủ 1936 – 1939 (bối cảnh, diễn biến chính, ý nghĩa của phong trào).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng: Vận dụng kiến thức đã học về phong trào Mặt trận Dân chủ 1936- 1939 để giải thích nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Việc gì đúng với nguyện vọng nhân dân thì được quần chúng nhân dân ủng hộ và như vậy mới là một phong trào quần chúng”.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: Tích cực, chủ động đọc và sưu tầm các thông tin và hình ảnh, tư liệu về phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939.

  • Yêu nước: Bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc và sẵn sàng đứng lên đấu tranh cho nền độc lập dân tộc; Lòng biết ơn và có hành động tri ân đối với sự hi sinh của cha ông trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939.

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử). 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới. 

b. Nội dung: GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh “Đám đông tụ tập tại ngã tư phố Uôn và phố Bơ-roát”, “Người mẹ di cư” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hai hình ảnh gợi nhắc chúng ta về sự kiện lịch sử nào?

c. Sản phẩm: Sự kiện lịch sử được nhắc đến qua hai bức ảnh. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu cho HS quan sát hình ảnh:

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Hai hình ảnh trên gợi nhắc chúng ta về sự kiện lịch sử nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS lần lượt nêu sự kiện lịch sử được nhắc đến qua hai bức ảnh.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ, học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án: Sự kiện lịch sử được nhắc đến qua hai bức ảnh là cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933). 

- GV hướng dẫn HS xem Hình 7.1, 7.2 và dẫn dắt HS vào bài: Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đã ảnh hưởng đến Việt Nam. Hình 7.1, 7.2 là cuộc biểu tình của nông dân ngày 12/9/1930 ở Nghệ An và bức ảnh chụp cuộc mít tinh ngày 1/5/1938 của đông đảo quần chúng nhân dân ở Hà Nội đã phản ánh hai sự kiện tiêu biểu trong phong trào cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1939. Vậy, những nét chủ yếu của phong trào cách mạng đó là gì? Phong trào đã diễn ra như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7: Phong trào cách mạng Việt Nam thời kì 1930 – 1939.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu 7.3 – 7.4, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.34, 35, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

- Tại sao Xô viết Nghệ - Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931?

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1, câu trả lời  của HS về những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV nhắc lại kiến thức của bài học trước: Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam. Cũng từ đây, dưới sự lãnh đạo của Đảng, cách mạng Việt Nam trở thành một bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới. Đây cũng là bước chuẩn bị tất yếu đầu tiên cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của cách mạng Việt Nam.

GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi, khai thác tư liệu 7.3, thông tin mục 1 SGK tr.34, 35, hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 

VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Nguyên nhân

?

Diễn biến

?

Kết quả

?

Ý nghĩa  

?

 

- GV cung cấp thêm một số tư liệu về phong trào cách mạng 1930 – 1931 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS tiếp tục thảo luận cặp đôi, khai thác Tư liệu 7.4 – 7.5, mục Em có biết và trả lời câu hỏi: Tại sao Xô viết Nghệ - Tĩnh lại được coi là đỉnh cao của phong trào cách mạng giai đoạn 1930 – 1931?

7.4. Chính sách của Chính quyền Xô viết

- Về chính trị: xoá bỏ chính quyền và luật lệ cũ, lập các đội tự vệ đỏ, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng...,

- Về kinh tế: bãi bỏ các thứ thuế vô lí, tịch thu ruộng đất, tiền, thóc công chia cho dân...;

- Về văn hoá - xã hội: tổ chức các lớp học Quốc ngữ, xoá bỏ hủ tục, tệ nạn...

(Lược trích theo Xô viết Nghệ - Tĩnh

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1981, trang 59 - 65)

 

 

7.5.  “Tuy đế quốc Pháp đã dập tắt phong trào đó trong một biển máu, nhưng Xô viết Nghệ - Tĩnh đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn luyện lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

(Hồ Chí Minh toàn tập, tập 12, 

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 201 1, trang 407 - 408)

- GV nêu câu hỏi gợi mở cho HS thảo luận:

+ Ở Nghệ An, Hà Tĩnh diễn ra phong trào của những giai cấp nào?

+ Các giai cấp liên kết với nhau như thế nào trong phong trào?

+ Thành quả của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh là gì?

- GV cho HS xem thêm video về phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh:

+ Video: Ngày này năm xưa: Xô Viết - Nghệ Tĩnh, sức mạnh quần chúng làm nên lịch sử.

https://www.youtube.com/watch?v=aGcXtik3h8k&t=66s

+ Video: Xô viết Nghệ - Tĩnh – Bài học về sự phát huy sức mạnh của quần chúng nhân dân. 

https://www.youtube.com/watch?v=4fopLC2Y11I

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin, tư liệu trong mục và hoàn thành Phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 4 HS lần lượt nêu những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Nghệ - Tĩnh là nơi phong trào đấu tranh của công nhân và nông dân phát triển mạnh mẽ nhất qua các cuộc bãi công của công nhân; biểu tình có vũ trang của quần chúng, nông dân Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Can Lộc, Hưng Nguyên, làm cho hệ thống chính quyền của thực dân, phong kiến ở Nghệ - Tĩnh bị rối loạn.

+ Chính quyền nhân dân được thành lập dưới hình thức các xô viết, với việc ban hành và thực hiện nhiều chính sách tiến bộ:

  • Xoá bỏ chính quyền và luật lệ cũ, lập các đội tự vệ đỏ, đảm bảo các quyền tự do, dân chủ, bình đẳng...,

  • Bãi bỏ các thứ thuế vô lí, tịch thu ruộng đất, tiền, thóc công chia cho dân...;

  • Tổ chức các lớp học Quốc ngữ, xoá bỏ hủ tục, tệ nạn...

+ Lần đầu tiên các Xô viết - chính quyền cách mạng ở các thôn, xã ra đời, thực hiện nhiệm vụ của chính quyền nhân dân.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Từ tháng 5/1930, phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ với nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, nông dân, các tầng lớp nhân dân lao động khác.

+ Đỉnh cao là phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh. Là phong trào cách mạng lần đầu tiên diễn ra dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đã phát huy được lòng yêu nước của quần chúng nhân dân cả nước, vai trò đấu tranh của công nhân và nông dân.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

1. Phong trào cách mạng 1930 – 1931 với đỉnh cao Xô viết Nghệ - Tĩnh

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những nét chính của phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1: Đánh giá về ý nghĩa lịch sử của phong trào cách mạng 1930 - 1931 và Xô viết Nghệ - Tĩnh, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết: “Phong trào... đã chứng tỏ tinh thần oanh liệt và năng lực cách mạng của nhân dân lao động Việt Nam. Phong trào tuy thất bại, nhưng nó rèn lực lượng cho cuộc Cách mạng tháng Tám thắng lợi sau này”.

(Hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 10,  NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 9)

Video: Phong trào Xô viết Nghệ - Tĩnh.

https://www.youtube.com/watch?v=HMerkutbXPc

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHONG TRÀO CÁCH MẠNG 1930 – 1931 

VỚI ĐỈNH CAO XÔ VIẾT NGHỆ - TĨNH

Nguyên nhân

- Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 - 1933).

Mâu thuẫn dân tộc và giai cấp sâu sắc (nguyên nhân sâu xa).

- Thực dân Pháp tăng cường khủng bố, đàn áp sau cuộc khởi nghĩa Yên Bái (t2/1930).

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo đấu tranh (nguyên nhân quyết định).

Diễn biến

- Năm 1930: phong trào phát triển mạnh mẽ, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh ngày 1/5/1930 của công nhân Vinh - Bến Thuỷ.

- Từ ngày 1 đến ngày 12/9/1930: cuộc biểu tình có vũ trang của hàng chục ngàn nông dân Thanh Chương, Nghi Lộc, Diễn Châu, Hưng Nguyên (Nghệ An) và Can Lộc (Hà Tĩnh).

Kết quả

- Hệ thống chính quyền thực dân, phong kiến bị tê liệt, tan rã ở nhiều thôn, xã.

- Thành lập chính quyền Xô viết ở Nghệ An và Hà Tĩnh; thực hiện quyền làm chủ của nhân dân, thi hành nhiều chính sách tiến bộ.

Ý nghĩa  

- Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.

- Vai trò và sức mạnh của công nhân, nông dân trong đấu tranh.

 

 

Công cụ đánh giá nhiệm vụ 1: Bảng kiểm.

Tiêu chí

Có hoặc không

Đáp ứng các yêu cầu về thời gian.

?

Trình bày đúng, đủ các nội dung theo yêu cầu. 

?

Trình bày các sự kiện chính xác theo thứ tự thời gian. 

?

Công cụ đánh giá nhiệm vụ 2: Thang đo.

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Mức độ thuyết phục của lí lẽ. 

?

 

Hoạt động 2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936 – 1939. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, khai thác Tư liệu 7.6 – 7.8, mục Nhân vật lịch sử, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.36, 37 để tìm hiểu về diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936 – 1939. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời, bảng thống kê của HS về diễn biến chính của phong trào dân chủ giai đoạn 1936 – 1939. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm như sau:

Nhiệm vụ 1:

Khai thác Tư liệu 7.6 – 7.8, mục Nhân vật lịch sử, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.36, 37: Hoàn thành bảng tóm tắt/ trục thời gian về diễn biến chính của phong trào dân chủ 1936 – 1939. 

Thời gian

Sự kiện

 

 

 

 

 

 

- Sau khi hoàn thành Nhiệm vụ 1, GV yêu cầu HS các nhóm tìm kiếm thêm thông tin, tư liệu trên internet về từng lĩnh vực đấu tranh trong phong trào dân chủ 1936 – 1939.

Nhiệm vụ 2:

+ Nhóm 1: Tìm hiểu và giới thiệu về phong trào đấu tranh đòi các quyền tự do, dân sinh, dân chủ.

+ Nhóm 2: Tìm hiểu và giới thiệu về phong trào đấu tranh nghị trường.

+ Nhóm 3: Tìm hiểu và giới thiệu về phong trào đấu tranh trên lĩnh vực báo chí. 

………………………….

2. Phong trào dân chủ 1936 - 1939

Bảng thống kê về những nét chính của phong trào dân chủ 1936 – 1939 đính kèm phía dưới Hoạt động 2. 

 

………………….

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

--------------------------------

------------- Còn tiếp ------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay