Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Giáo án Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sách Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 9 chân trời Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 6: HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

VÀ SỰ THÀNH LẬP CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU BÀI HỌC
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.
  • Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Hiểu rõ nhiệm vụ của nhóm; đánh giá được khả năng của bản thân và tự nhân công việc phù hợp.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tìm hiểu lịch sử: Khai thác và sử dụng thông tin của một số tư liệu lịch sử (6.2 – 6.8) và phần Em có biết để tìm hiểu về hoạt động, vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930 và quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930; Nhận biết được quá trình và ý nghĩa của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; Đánh giá được vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam để sưu tầm thông tin về các nhân vật lịch sử đã tham dự Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam tại Hương Cảng (Trung Quốc) đầu năm 1930, viết đoạn văn ngắn (150 chữ) giới thiệu về nhân vật lịch sử mà em ấn tượng nhất.
  1. Phẩm chất
  • Yêu nước: Trân trọng và biết ơn công lao của những nhà yêu nước, cách mạng trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc.
  • Trách nhiệm: Học hỏi lí tưởng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc và các nhà yêu nước, cách mạng Việt Nam. Rút ra bài học cho bản thân.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Hình ảnh, tư liệu sưu tầm về bài học Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.
  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử và Địa lí 9 – Chân trời sáng tạo (phần Lịch sử).
  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế cho HS, giúp đỡ HS ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng thú với bài học mới.
  3. Nội dung: GV đọc trích đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên) và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ nhắc đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Bác?
  4. Sản phẩm: Sự kiện được nhắc đến trong quá trình hoạt động của Bác qua bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên).
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đọc cho HS cả lớp nghe trích đoạn trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên):

“Luận cương đến với Bác Hồ. Và Người đã khóc

Lệ Bác Hồ rơi trên chữ Lênin

Bác reo lên một mình như nói cùng dân tộc

“Cơm áo là đây! Hạnh phúc đây rồi”.

 

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Đoạn thơ nhắc đến sự kiện nào trong quá trình hoạt động của Bác?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV 1 – 2 HS xung phong nêu sự kiện được nhắc đến trong quá trình hoạt động của Bác qua bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên).

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

Sự kiện được nhắc đến trong quá trình hoạt động của Bác qua bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên):

+ Giờ phút Bác tiếp nhận “Luận cương của Lê-nin”. Đây là là giờ phút mang tính thời đại và vô cùng trọng đại.

+ “Luận cương của Lê-nin” giúp Bác tìm thấy phương hướng và đường lối cơ bản của phong trào cách mạng giải phóng dân tộc. Bác chỉ rõ kẻ thù của cách mạng Việt Nam là “thực dân Pháp và bọn phong kiến”; động lực to lớn và nòng cốt của cách mạng Việt Nam là giai cấp công nhân và nông dân. Bác khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Ðây là cơ sở tư tưởng để Bác vững bước đi theo con đường cách mạng triệt để của chủ nghĩa Mác – Lê-nin.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Những câu thơ trong bài thơ “Người đi tìm hình của nước” (Chế Lan Viên) đã miêu tả rất xúc động về một trong các sự kiện quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc. Vậy, con đường nào mà Nguyễn Ái Quốc đã đi trong những năm 1918 – 1930? Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào trong quá trình thành lập Đảng? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 6: Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc và sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS thảo luận nhóm, khai thác tư liệu 6.2 – 6.5, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.30, 31 và hoàn thành Phiếu học tập số 1, trả lời câu hỏi:

- Nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.

- Cho biết trong giai đoạn 1919 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng?

  1. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 của HS về những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.
  2. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Sau nhiều năm bôn ba tìm cách “cứu đồng bào”, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp (1917), tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp (1919). Từ đây, những hoạt động yêu nước của Nguyễn Tất Thành bắt đầu dưới cái tên Nguyễn Ái Quốc.

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm (4 – 6 HS/nhóm), khai thác tư liệu 6.2 – 6.5, thông tin mục 1 SGK tr.30, 31 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

6.2. Nguyễn Ái Quốc phát biểu tại Đại hội XVIII Đảng Xã hội Pháp

 


6.5. Báo Người cùng khổ, diễn đàn của dân tộc thuộc địa

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1930

Nhiệm vụ 1: Nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.

Thời kì

Hoạt động

1919 – 1922 (tại Pháp)

 

1923 – 1924 (tại Liên Xô)

 

1925 – 1930 (tại Trung Quốc)

 

Nhiệm vụ 2: Đọc tư liệu 6.3, 6.5, cho biết trong giai đoạn 1919 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng?

………………

- GV cung cấp cho HS một số tư liệu về quá trình hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930 (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác tư liệu, thông tin trong mục, hoàn thành Phiếu học tập số 1 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930 theo Phiếu học tập số 1.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Trong những năm 1918 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, con đường giải phóng theo học thuyết Mác – Lê-nin, con đường kết hợp giữa đấu tranh giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930

Kết quả Phiếu học tập số 1 đính kèm phía dưới Hoạt động 1.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư liệu 1: Số học viên do Nguyễn Ái Quốc trực tiếp huấn luyện ở Quảng Châu gồm 75 người. Đây là lớp cán bộ đầu tiên của Đảng, trong đó có Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Nguyễn Lương Bằng, Trần Phú, Phạm Văn Đồng,…

Tư liệu 2:

Bản Yêu sách của nhân dân An Nam

Toàn cảnh Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XVIII Đảng Xã hội Pháp ở thành phố Tuar, tháng 12/1920

Đồng chí Nguyễn Ái Quốc chụp ảnh với một số đại biểu tham dự Đại hội lần thứ V Quốc tế cộng sản của tại Moskva, Nga từ ngày 17/6 đến 8/7/1924

   

Ngôi nhà số 13/1 đường Văn Minh, Quảng Châu, Trung Quốc là trụ sở của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên - nơi Nguyễn Ái Quốc mở lớp huấn luyện,

 đào tạo cán bộ cho cách mạng Việt Nam (1925-1927)

https://www.youtube.com/watch?v=pcLqSW1c02g

https://www.youtube.com/watch?v=0REeu3Uyol8

https://www.youtube.com/watch?v=W781dcMvrlM

https://www.youtube.com/watch?v=HNt9eg-98qE

 

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC

TRONG NHỮNG NĂM 1918 – 1930

Nhiệm vụ 1: Nêu những nét chính về hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong những năm 1918 – 1930.

Thời kì

Hoạt động

1919 – 1922 (tại Pháp)

- Năm 1919:

+ Thay mặt nhóm người An Nam yêu nước, gửi đến Hội nghị Véc-xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam.

+ Tham gia hoạt động trong Đảng xã hội Pháp.

- Năm 1920:

+ Tham gia Đại hội XVIII của Đảng xã hội Pháp.

+ Bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc tế thứ ba.

+ Tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.

- Năm 1921: tham gia sáng lập Hội Liên hiệp thuộc địa.

- Năm 1922: xuất bản báo Người cùng khổ.

1923 – 1924 (tại Liên Xô)

- Năm 1923: dự Hội nghị Quốc tế Nông dân và được bầu vào Ban chấp hành.

- Năm 1924: tham dự và trình bày về cách mạng ở các nước thuộc địa tại Đại hội V của Quốc tế Cộng sản.

1925 – 1930 (tại Trung Quốc)

- Tháng 6/1925:

+ Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên.

+ Ra báo Thanh niên.

- Năm 1927: các bài giảng của Nguyễn Ái Quốc trong lớp đào tạo cán bộ được tập hợp và in thành sách Đường Kách mệnh.

- Từ ngày 6/1 – 7/2/1930: tại Cửu Long (Hương Cảng), chủ trì thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nhiệm vụ 2: Đọc tư liệu 6.3, 6.5, cho biết trong giai đoạn 1919 – 1930, Nguyễn Ái Quốc đã có những chuyển biến gì trong tư tưởng và hình thức đấu tranh cách mạng?

Từ một người yêu nước, ra đi tìm đường cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin và trở thành một người cộng sản.

Công cụ đánh giá nhiệm vụ 1: Bảng kiểm (GV đánh giá sản phẩm của HS)

Tiêu chí

Có hoặc không

Đáp ứng các yêu cầu về kĩ thuật lập bảng thống kê.

?

Lựa chọn và sắp xếp đúng thông tin từ SGK đối với từng thời kì.

?

Các thông tin được trình bày ngắn gọn, súc tích.

?

Công cụ đánh giá nhiệm vụ 2: Thang đo (Các nhóm HS tự đánh giá)

Tiêu chí

Mức độ đạt được

Mức độ thuyết phục của lí lẽ.

 

Hoạt động 2. Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS trình bày được quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc nhóm, khai thác tư liệu 6.6 – 6.8, mục Em có biết, thông tin mục 2 SGK tr.32, 33 và trả lời câu hỏi:

- Trình bày quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Tại sao sự kiện này có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử dân tộc?

- Rút ra nhận xét của em về vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.

  1. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về quá trình thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
  2. Tổ chức thực hiện:

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I + khoảng 1/2 kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 750k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 7 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 9 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2: VIỆT NAM TỪ NĂM 1918 ĐẾN NĂM 1945

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1945 ĐẾN NĂM 1991

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: THẾ GIỚI TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6: VIỆT NAM TỪ NĂM 1991 ĐẾN NAY

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 7: CÁCH MẠNG KHOA HỌC, KĨ THUẬT VÀ XU THỂ TOÀN CẦU HÓA

Chat hỗ trợ
Chat ngay