Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải)

Dưới đây là giáo án bài 1: Phò giá về kinh (Tụng giá hoàn kinh sư – Trần Quang Khải). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

ÔN TẬP VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH

I. MỤC TIÊU

  1. Kiến thức
  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Trần Quang Khải và bài thơ Phò giá về kinh.
  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
  •  Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Phò giá về kinh. 

2. Năng lực 

  • Năng lực chung
  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực đặc thù
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Phò giá về kinh.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.
  1. Về phẩm chất
  • Trân trọng, biết ơn thế hệ cha anh đã giữ gìn, bảo vệ đất nước.
  • Liên hệ trách nhiệm của bản thân.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà.

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm ôn tập lại bài học.

b. Nội dung: GV phát phiếu TN để HS nghiên cứu.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS quan sát và trả lời:

Trường THCS: …………………………….

Lớp: …………………………………………

Họ và tên: ……………………………………

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: PHÒ GIÁ VỀ KINH

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Phò giá về kinh là tác phẩm của ai sáng tác?

A. Lý Thường Kiệt.

B. Phan Bội Châu.

C. Trần Quang Khải.

D. Trần Nhân Tông.

Câu 2: Tác phẩm được viết theo thể loại nào?

A. Thơ thất ngôn tứ tuyệt.

B. Thất ngôn bát cú.

C. Ngũ ngôn tứ tuyệt.

D. Ngũ ngôn.

Câu 3: Văn bản Phò giá về kinh thể hiện nội dung gì?

A. Ca ngợi chiến thắng của dân tộc ta.

B. Động viên, nhắc nhở, xây dựng đất nước khi hòa bình.

C. Say sưa với hai trận thắng Chương Dương và Hàm Tử.

D.Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của đất nước.

Câu 4: Đáp án nào không  đúng về ý nghĩa của hai câu thơ đầu? 

A. Nói về hào khí chiến thắng của dân tộc trong cuộc chiến chống Mông- Nguyên xâm lược.

B. Chiến thắng quan trọng để giải phóng kinh đô Thăng Long, góp công vào bảo vệ độc lập dân tộc.

C. Chiến thắng quan trọng có công sức của tác giả: chiến thắng ở Chương Dương và Hàm Tử.

D. Khẳng định chủ quyền lãnh thổ của dân tộc, quân giặc sẽ thất bại khi xâm phạm đến lãnh thổ của đất nước ta.  

Câu 5: Đáp án nào sai khi nói về sự giống nhau của hai bài Phò giá về kinh và bài Sông núi nước Nam?

A. Thể hiện khí khách oai hùng, kiêu hãnh của dân tộc.

B. Tình cảm chân thành, sâu sắc của nhà thơ được thể hiện kín đáo, ẩn sau những câu chữ. 

C. Giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ, dồn dập chứa nhiều hàm súc, đọng lại những vần thơ câu thơ.

D. Hai bài thơ đều sáng tác theo thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật. 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án:
  1. 1. C
  1. 2. C
  1. 3. D
  1. 4. D
  1. 5. D

GV dẫn dắt vào bài: Ca ngợi hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình của dân tộc là một chủ đề không còn xa lạ với chúng ta. Có rất nhiều tác phẩm hay nói về đề tài này, trong đó không thể không nhắc đến bài thơ Phò giá về kinh của Trần Quang Khải. 

Trước những chiến công lẫy lừng, vang dội tác giả đã thể hiện được sự tự hào và lòng kiêu hãnh trước kẻ thù xâm lược. Hãy cùng ôn tập bài học Phò giá về kinh. 

B. ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC VĂN BẢN PHÒ GIÁ VỀ KINH

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Phò giá về kinh, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. 

b. Nội dung: GV cho HS nhắc lại các kiến thức văn bản Phò giá về kinh thông qua hệ thống câu hỏi ôn tập.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về tác giả Trần Quang Khải và bài thơ Phò giá về kinh?

+ Nhan đề Phò giá về kinh có ý nghĩa gì?

+ Hào khí chiến thắng và khát vọng đất nước thái bình, thịnh trị được thể hiện qua những khía cạnh nào? 

+Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ Phò giá về kinh?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Trần Quang Khải (1241 – 1294)

- Quê quán: Nam Định

- Từ nhỏ, ông đã được Trần Thái Tông phong tước Chiêu Minh vương và cho thụ giáo với Hàn lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử Viện giám tu, Bảng nhãn Lê Văn Hưu.

- Ông là một nhà chính trị, quân sự, tôn thất hoàng gia Đại Việt thời Trần.

- Ông làm đến chức Thừa tướng đời Trần Thánh Tông, Trần Nhân Tông và Trần Anh Tông, coi cả mọi việc trong nước.

b. Tác phẩm

- Thể thơ: Ngũ ngôn tứ tuyệt

- Bài thơ Phò giá về kinh được Trần Quang Khải viết sau khi hộ giá hai vua Trần (Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tôn) trở lại Thăng Long (ngày 9-7-1285) sau chiến thắng quân Mông Nguyên lần thứ hai. 

- Đây là tác phẩm tiêu biểu cho hào khí thời Trần. 

2. Ý nghĩa nhan đề

- Phò giá về kinh không chỉ nêu lên một sự kiện lịch sử mà còn là cảm hứng sáng tác của nhà thơ. 

- Sự kiện đưa vua trở về kinh đô đánh dấu chiến thắng của quân ta, khẳng định đất nước ta sạch bóng quân thù, quê hương đã trở lại những ngày thanh bình. 

- Đặc biệt, tác giả là người góp công sức vào niềm vui của toàn dân tộc. Vì thế, sự kiện lịch sử này là sự hân hoan, thích thú, là cảm hứng chủ đạo để sáng tác bài thơ.

3. Phân tích bài thơ

a. Hào khí chiến thắng của dân tộc

- Hai câu thơ đầu liệt kê hai chiến thắng nổi bật, oanh liệt của dân tộc. 

- Sử dụng liên tục 2 động từ mạnh "đoạt" và "cầm" tạo nhịp điệu dồn dập, mạnh mẽ cho hành động của quân ta.

- Sử dụng biện pháp đảo ngữ: đưa vị ngữ là động từ lên đứng đầu câu.

à Nhằm khẳng định, nhấn mạnh hành động mạnh mẽ, oai phong, hào hùng của quân ta khi tiêu diệt kẻ địch, đồng thời thể hiện tư thế chủ động trong chiến đấu, không sợ hãi điều gì của quân ta.

- 2 câu thơ đầu sử dụng phép đối: Đoạt – cầm; Chương Dương độ - Hàm Tử quan

à Làm nổi bật lên những chiến công hiển hách của tác giả. 

à Hai câu thơ đầu ca ngợi chiến thắng hào hùng của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống quân Mông – Nguyên xâm lược, qua đó thể hiện lòng tự hào dân tộc.

b. Khát vọng đất nước muôn đời thái bình, thịnh trị

- Là một vị tướng quân trực tiếp tham gia chiến đấu, tác giả hiểu rõ để có được hòa bình phải trải qua nhiều khó khăn, vì thế ông đưa ra lời khuyên cho mọi người:

+ Nên gắng sức lao động, xây dựng phát triển đất nước, để tổ quốc giàu mạnh, phát triển không ngừng.

+ Khi đất nước giàu mạnh, thịnh trị thì mới có thể an bình đến mãi về sau, không phải lo sợ trước bất kì kẻ thù nào.

→ Những khuyên răn, nhắc nhở về thái bình - thịnh trị đến mãi về sau cho muôn dân của tác giả là một tư tưởng mang giá trị nhân đạo sâu sắc.

4. Tổng kết

  • Nội dung

- Bài thơ thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình, thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần. 

- Bài thơ là cảm hứng hào sảng, tự hào, và kiêu hãnh trước những chiến công lẫy lừng, vang dội trước kẻ thù. Bài thơ là khúc khải hoàn ca hùng tráng, cao đẹp của dân tộc. 

  • Nghệ thuật

- Thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

- Hình thức diễn đạt cô đúc, dồn nén cảm xúc.

- Biện pháp đối, liệt kê.

- Giọng thơ hào sảng thể hiện niềm tự hào.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Phò giá về kinh

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Phò giá về kinh.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Cách biểu ý và biểu cảm của bài thơ này và bài Sông núi nước Nam có gì giống nhau?

Câu 2: Xác định đặc điểm thể loại của bài thơ (số chữ, số dòng, niêm. Luật và cách hiệp vần ở bản phiên âm bài thơ)

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về lòng yêu nước qua hai bài thơ Sông núi nước Nam Phò giá về kinh. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1: 

- Điểm giống nhau của hai bài thơ:

Cả hai bài đều thể hiện bản lĩnh khí khí phách của dân tộc. Ý thơ dồn nén hàm súc, giọng thơ hào hùng, mạnh mẽ. Tình cảm của nhà thơ biểu hiện kín đáo, ẩn vào trong câu chữ, thể hiện một tinh thần đấu tranh chống giặc ngoại xâm kiên cường và bất khuất. bất cứ loại giặc nào, nước lớn hay nước nhỏ thì đều sẽ phải rút kiếm lui binh mà chạy về nước mà thôi.

Câu 2: 

- Đặc điểm thể loại của bài thơ:

+ Mỗi bài thơ có 4 dòng thơ, mỗi dòng thơ có 5 chữ.

+ Câu 1, 2, 4 hoặc chỉ là câu 2, 4 sẽ hiệp vần với nhau ở chữ cuối (bài thơ Phò giá về kinh thuộc trường hợp thứ 2).

+ Luật bằng – trắc của thơ ngũ ngôn cũng giống, các chữ 1, 3, 5 là bằng hay trắc đều được, nhưng các chữ 2, 4 thì phải đối thanh. Nếu chữ thứ 2 là “bằng” thì chữ thứ 4 là “trắc”, nếu chữ thứ 2 là “trắc” thì chữ thứ 4 phải là “bằng”.

+ Như vậy có thể thấy bài thơ tuân thủ nghiêm ngặt niêm luật của thể thơ ngũ ngôn tứ tuyệt.

Câu 3: 

Yêu nước và tự hào dân tộc là một trong những tình cảm thiêng liêng nhất của mỗi người dân Việt Nam. Nam quốc sơn hà (Sông núi nước Nam) và Phò giá về kinh là một trong những áng thơ mà em vô cùng tâm đắc. Ở đó, tình cảm yêu nước và tự hào dân tộc đã trở thành cảm hứng chủ đạo cho các sáng tác của tác giả. Lịch sử Việt Nam đã ghi dấu bao chiến công khiến thế giới phải nghiêng mình thán phục. Cho dù thời phong kiến hay hiện đại; thời chống giặc phương Bắc thâm độc hay các cường quốc Pháp, Mỹ hiếu chiến thì người Việt ta vẫn luôn thể hiện hào khí của một dân tộc bé nhỏ mà không chịu khuất phục trước đế quốc xâm lăng. Hòa vào niềm vui to lớn ấy, hai bài thơ đã thể hiện niềm tự hào của một vị chủ tướng về những chiến thắng vẻ vang của dân tộc cùng tầm nhìn xa trông rộng trong việc gìn giữ thái bình của non sông đất nước. Không hẹn mà gặp, hai bài thơ hai thời đại, hai tác giả, hai hoàn cảnh nhưng chung nhau một đất nước, một tấm lòng đối với giang sơn nên cùng giống nhau một ý chí, một khát vọng hòa bình xây dựng đất nước thanh bình no ấm.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay