Giáo án dạy thêm Ngữ văn 9 Cánh diều bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến)

Dưới đây là giáo án bài 1: Khóc Dương Khuê (Nguyễn Khuyến). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 9 cánh diều. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 9 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN: KHÓC DƯƠNG KHUÊ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

  •  Ôn tập những kiến thức về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Khóc Dương Khuê.
  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình tượng, bút pháp nghệ thuật của tác phẩm.
  •  Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Khóc Dương Khuê.

2. Năng lực 

  • Năng lực chung
  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực đặc thù
  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Khóc Dương Khuê.
  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.
  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.
  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.
  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

3. Về phẩm chất

- Biết nâng trân trọng, yêu tình bạn trong sáng, cao đẹp.

- Liên hệ với tình bạn ngoài cuộc sống. 

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;
  • Phiếu bài tập;
  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 9, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để tìm từ khóa chính mà GV đưa ra.

b. Nội dung: GV trình chiếu hình ảnh để HS tìm từ khóa.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV trình chiếu ngữ liệu liên quan đến từ khóa.

Tỉnh Hà Nam

Mệnh danh 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét chốt đáp án: Từ khóa: Nguyễn Khuyến.

- GV dẫn dắt vào bài: Tình bạn là một trong những chủ đề được nhiều tác giả lựa chọn sáng tác thơ văn. Nguyễn Khuyến là tác giả tiêu biểu về đề tài này với bài thơ Khóc Dương Khuê. Bài thơ đã cho thấy tình bạn tri kỷ thắm thiết của Nguyễn Khuyến và Dương Khuê qua tâm trạng của nhà thơ trước sự ra đi của người bạn. Hãy cùng ôn tập lại bài học Khóc Dương Khuê. 

B. ÔN TẬP LẠI KIẾN THỨC VĂN BẢN KHÓC DƯƠNG KHUÊ

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Khóc Dương Khuê, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. 

b. Nội dung: Nhắc lại các kiến thức văn bản Khóc Dương Khuê.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

d. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ: Nhắc lại kiến thức

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS trả lời:

+ Nhắc lại một số hiểu biết về nhà thơ Nguyễn Khuyến và bài thơ Khóc Dương Khuê?

+ Ý nghĩa nhan đề bài thơ Khóc Dương Khuê?

+ Tình cảm của nhà thơ dành cho người bạn Dương Khuê được thể hiện qua những khía cạnh nào?

+ Tổng kết giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của bài thơ Khóc Dương Khuê?

  • HS tiếp nhận nhiệm vụ.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS làm việc theo cặp đôi hoặc đọc lại văn bản theo yêu cầu suy nghĩ để hoàn thành nhiệm vụ.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời 2-3 HS trình bày trước lớp yêu cầu cả lớp nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét đánh giá chốt kiến thức.

 

Nhắc lại kiến thức 

1. Tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909) hiệu là Quế Sơn. 

- Quê ở xã Yên Đổ, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. 

- Sáng tác của ông bao gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với hơn 800 bài gồm nhiều thể loại: thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ.

- Thơ ông thường viết về đề tài tình yêu quê hương đất nước, bạn bè, gia đình; phản ánh cuộc sống của những con người thuần hậu, chất phác; châm biếm đả kích bọn thực dân xâm lược…

- Một số tác phẩm tiêu biểu: Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ, cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng…

b. Tác phẩm

- Thể thơ: Song thất lục bát

- Dương Khuê (1839 – 1902) người làng Vân Đình, tổng Phương Đình, tỉnh Hà Đông (nay là Ứng Hòa, Hà Nội). Ông đỗ tiến sĩ năm 1868, làm quan đến chức Tổng đốc Nam Định, Ninh Bình. Ông là bạn của Nguyễn Khuyến.

- Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

- Bài Khóc Dương Khuê lúc đầu viết bằng chữ Hán (Văn đồng niên Vân Đình tiến sĩ Dương Thượng thư), sau đó được chính Nguyễn Khuyến dịch ra chữ Nôm và bản chữ Nôm lại có phần phổ biến hơn bản chữ Hán.

2. Ý nghĩa nhan đề

- Dương Khuê là bạn đồng khoa với Nguyễn Khuyến tại khoa thi Hương năm 1864. Năm 1902, khi nghe tin bạn mất, Nguyễn Khuyến đã làm bài thơ khóc bạn.

- Bài thơ có nhan đề Khóc Dương Khuê thể hiện sự thương tiếc, buồn rầu của nhà thơ Nguyễn Khuyến dành cho người bạn của mình.

- Bài thơ cũng chính là lời tiễn biệt của nhà thơ dành cho người bạn Dương Khuê.

3. Phân tích bài thơ

a. Nỗi đau mất bạn của nhà thơ

- Hai câu thơ đầu thể hiện sự buồn thương, bàng hoàng khi người bạn tri kỷ của ông bỗng nhiên bệnh mất.

- Cách gọi “bác Dương” nghe vừa thân thiết vừa kính trọng.

- Nỗi đau xót của tác giả không chỉ khu trú riêng tâm hồn tác giả mà còn vượt ra phủ khắp mây trời, biển nước.

b. Hồi tưởng kỉ niệm đẹp đẽ về tình bạn

- 14 câu thơ tiếp là những hồi tưởng của Nguyễn Khuyến về những kỷ niệm với Dương Khuê thời trai trẻ:

+ Là kỷ niệm cùng đỗ khoa cử, cùng làm quan chốn quan trường, cống hiến cho đất nước, là tình cảm kính yêu trước sau không đổi, là cuộc gặp gỡ “duyên trời”.

+ Là những ngày cùng nhau vui vầy thú tao nhã, ngắm cảnh núi sông, làm thơ, uống rượu, nghe đàn, nghe hát, …

- 6 câu thơ tiếp theo là những khó khăn về sức khỏe đã không cho phép hai người tri kỷ không có nhiều cơ hội gặp nhau.

- Niềm vui mừng, hạnh phúc khi gặp lại bạn sau thời gian dài xa cách, nỗi an tâm về sức khỏe của bạn.

c. Nỗi cô đơn hiện tại

- 10 câu thơ tiếp là nỗi bàng hoàng, xót xa vì bạn hiền ra đi đột ngột. 

- Người đã mất, đứng trước những thú vui vốn là tao nhã, là thú vị khi xưa thì hôm nay nó cũng trở nên nhạt nhòa, không còn hứng thú.

- 4 câu thơ cuối thể hiện nỗi đau, sự nhớ thương của nhà thơ, tình cảm thiết tha đối với người bạn đã mất dường như đã chôn giấu vào tim, nghẹn ngào chẳng thể miêu tả được bằng ngôn từ. 

- Đó là nỗi đau tận cùng, tột bậc không khóc thành tiếng, không thể nói thành lời được nữa.

  1. Tổng kết
  • Nội dung

- Bài thơ Khóc Dương Khuê mang một nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc về một tình bạn tri kỷ, góp phần khẳng định về tình cảm giữa những con người với nhau.

- Bài thơ đã để lại cái nhìn cao đẹp về tình bạn cũng như nhân cách cao đẹp của Nguyễn Khuyến.

  • Nghệ thuật

- Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc.

- Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

- Giọng thơ 

- Sử dụng kết hợp các biện pháp nghệ thuật: nói giảm nói tránh, các câu hỏi tu từ, điệp từ, …

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Khóc Dương Khuê

b. Nội dung:

- GV phát phiếu bài tập để HS củng cố kiến thức bài Khóc Dương khuê.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng.

- Phiếu bài tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV đưa câu hỏi trắc nghiệm, HS quan sát trả lời:

Trường THCS: ……………………………….

Lớp: ………………………………………………

Họ và tên: ………………………………………..

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN: KHÓC DƯƠNG KHUÊ

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: “Tam Nguyên Yên Đổ” là biệt danh mà người ta dùng để nói đến nhà khoa bảng nào sau đây trong lịch sử khoa cử phong kiến Việt Nam thời Trung đại?

A. Nguyễn Hiền.

B. Nguyễn Thượng Hiền.

C. Nguyễn Khuyến.

D. Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Câu 2: Tên hiệu của nhà thơ Nguyễn Khuyến là:

A. Quế Sơn.

B. Hải Thượng Lãn Ông.

C. Thanh Hiên.

D. Ức Trai.

Câu 3: Địa danh nào sau đây là quê của Nguyễn Khuyến?

A. Làng Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội.

B. Làng Yên Đổ, huyện Bình Lục, Hà Nam.

C. Làng Vị Xuyên, huyện Mỹ Lộc, Nam Định.

D. Làng Uy Viễn, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh.

Câu 4: Bài thơ Khóc Dương Khuê thuộc đề tài nào sau đây:

A. Tình cảm gia đình

B. Tình yêu quê hương, đất nước

C. Tình bằng hữu

D. Tình đồng chí

Câu 5: Đáp án không phải giá trị nghệ thuật bài thơ Khóc Dương Khuê?

A. Thể thơ song thất lục bát, đậm đà bản sắc dân tộc

B. Ngôn ngữ bình dị, dễ hiểu

C. Biện pháp nghệ thuật nói giảm nói tránh. Câu hỏi tu từ, điệp từ

D. Sử dụng sáng tạo thành ngữ dân gian

Câu 6: Dòng nào dưới đây đúng về bài thơ Khóc Dương Khuê?

A. Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Nôm

B. Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm sau đó được chính nhà thơ dịch sang chữ Hán

C. Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Hán rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Nôm

D. Nguyễn Khuyến viết bài thơ bằng chữ Nôm rồi được Nguyễn Du dịch sang chữ Hán.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

  1. 1. C
  1. 2. C
  1. 3. A
  1. 4. C
  1. 5. D
  1. 6. A
 

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án toán 9 cánh diều
Giáo án đại số 9 cánh diều
Giáo án hình học 9 cánh diều

Giáo án khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án sinh học 9 cánh diều
Giáo án hoá học 9 cánh diều
Giáo án vật lí 9 cánh diều

Giáo án lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án lịch sử 9 cánh diều
Giáo án địa lí 9 cánh diều
Giáo án công dân 9 cánh diều

Giáo án công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án tin học 9 cánh diều
Giáo án thể dục 9 cánh diều
Giáo án mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án powerpoint ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 9 cánh diều

Giáo án powerpoint Khoa học tự nhiên 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Sinh học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Vật lí 9 cánh diều

Giáo án powerpoint lịch sử và địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint Lịch sử 9 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 9 cánh diều
Giáo án powerpoint công dân 9 cánh diều

Giáo án powerpoint công nghệ 9 - Chế biến thực phẩm cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Trồng cây ăn quả cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Lắp đặt mạch điện trong nhà cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 9 - Định hướng nghề nghiệp cánh diều

Giáo án powerpoint tin học 9 cánh diều
Giáo án powerpoint âm nhạc 9 cánh diều
Giáo án powerpoint mĩ thuật 9 cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 cánh diều

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 9 cánh diều
Giáo án dạy thêm toán 9 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 9 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay