Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Giáo án Bài 7 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học sách Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 8 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Ngữ văn 8 chân trời Bài 7 Viết: Viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn:…./…./….
Ngày dạy:…./…../….
TIẾT:…..:VIẾT BÀI VĂN PHÂN TÍCH MỘT TÁC PHẨM VĂN HỌC
- MỤC TIÊU
Sau bài học này, HS sẽ:
- Kiến thức
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
- Năng lực
Năng lực đặc thù
- Viết được bài văn phân tích một tác phẩm văn học: nêu được chủ đề; dẫn ra và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật được dùng trong tác phẩm.
Năng lực chung
Năng lực tự chủ và tự học; năng lực giao tiếp và hợp tác thông qua những biểu hiện sau:
- Biết lắng nghe và có phản hồi tích cực trong giao tiếp
- Biết chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao nhiệm vụ
- Biết xác định được những công việc có thể hoàn thành tốt bằng hợp tác theo nhóm
- Biết chọn lọc ngữ liệu phù hợp với bài học
- Phẩm chất
- Có ý thức, trách nhiệm trong học tập
- THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
- Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng HS thực hiện nhiệm vụ học tập học tập của mình từ đó khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
- Nội dung: GV đặt những câu hỏi gợi mở vấn đề cho HS chia sẻ
- Sản phẩm: Hs hoàn thành bài tập theo yêu cầu của GV.
- Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS chuẩn bị cho bài viết kể lại một hoạt động xã hội.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS chia sẻ.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Phân tích một tác phẩm văn học thuộc kiểu bài nghị luận văn học, trong đó người viết dùng lí lẽ, bằng chứng để làm rõ chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu những yêu cầu đối với kiểu văn bản và cách viết bài văn phân tích một tác phẩm văn học nhé.
- HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Tìm hiểu các yêu cầu đối với kiểu bài
- Mục tiêu: Nắm được yêu cầu khi viết một bài văn.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS trả lời các yêu cầu khi viết một bài văn.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS: Em hãy trình bày những yêu cầu đối với kiểu văn bản? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. - Gv quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt kiến thức | 1. Yêu cầu đối với kiểu văn bản · Về nội dung: nêu được chủ đề; nêu và phân tích được tác dụng của một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm văn học, ví dụ: hình ảnh, từ ngữ, các biện pháp tu từ (đối với văn bản thơ); tình huống chi tiết tiêu biểu, nhân vật, ngôi kể (đối với văn bản truyện);… · Về hình thức: lập luận chặt chẽ, có bằng chứng tin cậy từ tác phẩm, diễn đạt mạch lạc; sử dụng các phương tiện liên kết hợp lí để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận. · Bố cục bài viết cần đảm bảo: - Mở bài: giới thiệu tác phẩm văn học (tên tác phẩm, tác giả,…) nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm. - Thân bài: lần liệt trình bày các luận điểm làm nổi bật chủ đề và một số nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm. - Kết bài: Khẳng định lại ý kiến về chủ đề và một vài nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của tác phẩm; nêu suy nghĩ, cảm xúc, trải nghiệm cá nhân hoặc bài học rút ra từ tác phẩm.
|
Hoạt động 2: Đọc và phân tích bài viết tham khảo
- Mục tiêu: HS phân tích được bài viết và nắm được những điều cần lưu ý khi viết bài văn.
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS phân tích bài viết tham khảo.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS đọc bài viết tham khảo: Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam) trả lời các câu hỏi sau: 1. Bài văn phân tích tác phẩm văn học nào? 2. Phần mở bài nêu những nội dung gì? 3. Phần thân bài có mấy luận điểm? Người viết đã sử dụng những lí lẽ, bằng chứng nào để làm sáng tỏ các luận điểm đó? 4. Phần kết bài có mấy ý? 5. Người viết đã sử dụng các phương tiện liên kết nào để giúp người đọc nhận ra mạch lập luận của bài viết? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS nghe GV nêu yêu cầu để hoàn thành bài tập Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời 2 – 3 HS chia sẻ. - Gv quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV chốt kiến thức | 2. Phân tích bài viết tham khảo - Bài văn phân tích tác phẩm Gió lạnh đầu mùa - Phần mở đầu giới thiệu tác phẩm văn học, nêu ý kiến khái quát về chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật. - Phần thân có hai luận điểm chính: - Luận điểm 1: Chủ đề truyện. + Lí lẽ: Gió lạnh đầu mùa phủ khắp không gian, tạo ra một không khí rét mướt, nhưng điều đọng lại trong tôi vẫn là ngọn lửa yêu thương lan tỏa. + Bằng chứng làm sáng tỏ lí lẽ: Tình người ấm áp, thấm đẫm trong từng trang sách. Tình người thể hiện trong cảnh những đứa trẻ chơi đùa vui vẻ, không phân biệt hoàn cảnh giàu nghèo. Tình người kết đọng trong hành động của Sơn và Lan khi mang chiếc áo bông cũ tặng cho Hiên, người bạn nhà nghèo không có áo ấm mặc trong mùa rét. Luận điểm 2: Đặc sắc nghệ thuật - Lí lẽ: những cái bình dị, quen thuộc ấy lại dễ dàng khơi dậy sự đồng cảm nơi người đọc. - Bằng chứng: Sự việc hai đứa trẻ nhà khá giả động lòng thương, mang cho người bạn khó khăn chiếc áo mùa rét - Lí lẽ: Tình thương ấy thể hiện tâm hồn cao đẹp, biết xót xa, cảm thông cho những mảnh đời khốn khó. Đó là lí do tôi trân trọng, quý mến nhân vật Sơn. - Bằng chứng: Tấm lòng nhân hậu giúp Sơn nhận ra những đứa trẻ ngày hôm nay môi chúng tím lại, và qua những chỗ ác rách, da thịt thâm đi”, nhận ra Hiên “co ro đứng bên cột quán, chỉ mặc manh ác rách tả tơi” mà “động lòng thương”. - Phần kết có một ý khẳng định lại ý kiến về chủ đề và nét đặc sắc nghệ thuật; nêu cảm nghĩ về tác phẩm. - Dùng những kí tự (*), (**), (3a)... |
Hoạt động 3: Thực hành viết theo các bước
- Mục tiêu: Nắm được các kĩ năng viết văn kể lại một chuyến đi
- Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên quan đến bài học.
- Sản phẩm học tập: HS áp dụng các yêu cầu để viết bài.
- Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Gv hướng dẫn HS: 1. Chuẩn bị trước khi viết · Em hãy tìm đọc: - Các truyện mà em đã học trong sách giáo khoa Ngữ văn 6, Ngữ văn 7. - Truyện mà em yêu thích hoặc giúp em có những thay đổi đổi về cách nhìn cuộc sống, con người. -... · Bài phân tích một tác phẩm văn học có thể được viết để chia sẻ trong câu lạc bộ đọc sách; đăng lên trang web của trường, nhóm học tập của lớp; gửi cho các báo, tạp chí (ví dụ: Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ)....Với mỗi tình huống cụ thể, em cần xác định: - Mục đích viết bài này là gì? Người đọc bài này có thể là ai? Họ muốn thu nhận được điều gì từ bài viết? - Với mục đích và người đọc như vậy, nội dung và cách viết sẽ như thế nào? · Thu thập tư liệu để hiểu thêm về thể loại, tác giả, tác phẩm đã chọn trên các nguồn tham khảo uy tín như các tờ báo hoặc tạp chí: Văn học và Tuổi trẻ, Văn nghệ, Tuổi trẻ, Thanh niên,...Sau đó ghi chép thông tin và những suy ngẫm của em về tác phẩm bằng cách thức: nhật kí đọc sách, bảng tóm tắt thông tin, sơ đồ tóm tắt nhân vật,... 2. Tìm ý và lập dàn ý Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
|
1. Chuẩn bị trước khi viết
2. Tìm ý và lập dàn ý Mở bài:
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- ...
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 700k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 8 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 8 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây