Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 16: Trước ngày xa quê
Giáo án Bài 16: Trước ngày xa quê sách Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Được thiết kế theo công văn 2345, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tiếng Việt 4 kết nối tri thức. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức
Xem video về mẫu Giáo án Tiếng Việt 4 kết nối bài 16: Trước ngày xa quê
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 16: TRƯỚC NGÀY XA QUÊ
(4 tiết)
- YÊU CẦU CẦN ĐẠT
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Đọc đúng từ ngữ, câu, đoạn và toàn bộ câu chuyện Trước ngày xa quê. Biết đọc diễn cảm phù hợp với dòng cảm xúc của nhân vật trong câu chuyện
- Nhận biết được đặc điểm của nhân vật thể hiện qua hành động, tâm trạng, cảm xúc,....; nhận biết được những chi tiết, sự việc chính trong diễn biến câu chuyện,...
- Hiểu điểu tác giả muốn nói qua câu chuyện: Tình yêu, sự gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên của con người, hãy luôn nhớ, luôn yêu quê hương mình bằng những tình cảm đẹp đẽ nhất.
- Biết rút kinh nghiệm sau khi trả bài văn kể lại một câu chuyện đã đọc hoặc đã nghe.
- Biết trao đổi với bạn trong nhóm, trong lớp về những trải nghiệm được nói đến trong câu chuyện đã đọc.
- Biết trân trọng cảm xúc của bản thân, bạn bè và những người xung quanh.
- Năng lực
Năng lực chung:
- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận để thực hiện các nhiệm vụ học tập.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.
Năng lực riêng: Hình thành, phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học (biết cảm nhận về câu văn hay trong bài đọc).
- Phẩm chất
- Bồi dưỡng tình yêu thương với bản thân và mọi người xung quanh.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, đóng vai, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SHS, SGV Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh minh họa câu chuyện Trước ngày xa quê.
- Từ điển tiếng Việt.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh
- SHS Tiếng Việt 4.
- Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS |
TIẾT 1 – 2: ĐỌC | |
ÔN BÀI CŨ - GV mời 2 – 3 HS đọc thuộc lòng bài Gặp chữ trên non. - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Theo em, hai dòng thơ “Đường xa chân có mỏi Chữ vẫn gùi trên lưng" thể hiện điều gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe và nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV chốt đáp án: Hai dòng thơ thể hiện quyết tâm đi học của bạn nhỏ, mặc dù gặp rất nhiều khó khăn, gian khổ trên đường đi học (đường xa, chân mỏi) nhưng vẫn không nản lòng, vẫn vui, vẫn rất hào hứng với việc học tập của mình (qua hình ảnh chữ vẫn gùi trên lưng). A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho HS từng bước làm quen với bài học. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn Em thường nói gì khi gặp gỡ hoặc tạm biệt một người mà em yêu quý? - GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (3 HS). + GV nhấn mạnh: Điều em nói phải đúng với cảm xúc của em (phải chân thật) và phù hợp với hoàn cảnh, với quan hệ của em với người đó.) - GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ trước lớp. - GV nhận xét, khen ngợi, khích lệ HS. - GV trình chiếu tranh minh họa bài đọc SGK tr.66 - 67.
- GV dẫn dắt, giới thiệu khái quát bài đọc: Nhìn vào tranh, các em thấy cảnh quê hương của bạn nhỏ rất đẹp với con đường làng uốn lượn, những cánh đồng lúa vàng trĩu hạt, khung cảnh làng quê yên bình,... tất cả đã in sâu trong tuổi thơ của bạn nhỏ. Đó là nơi bạn ấy đã gắn bó như là máu thịt và không bao giờ muốn rời xa. Các em hãy nghe và đọc Trước ngày xa quê kĩ để biết câu chuyện kể điều gì nhé! B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Đọc văn bản a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Đọc được cả bài Trước ngày xa quê với giọng đọc diễn cảm, thể hiện cảm xúc của nhân vật, tình tiết bất ngờ. - Hiểu từ ngữ mới trong bài; đọc đúng các từ dễ phát âm sai. - Luyện đọc cá nhân, theo cặp. b. Cách thức tiến hành - GV đọc diễn cảm, nhấn giọng ở những từ ngữ thể hiện những tình tiết, những sự việc quan trọng, những từ ngữ, chi tiết diễn tả tâm trạng, cảm xúc của nhân vật, hình ảnh quê hương trong tâm trí bạn nhỏ. - GV mời 2 - 3 HS đọc nối tiếp các đoạn. - GV hướng dẫn HS luyện đọc: + Đọc đúng các từ ngữ chứa tiếng dễ phát âm sai: lên đường, chiều trước ngày xa quê, nói chuyện, phẳng lì, nơi ấy thật xa lạ, lùm cây lau nước mắt,... + Cách ngắt giọng ở những câu dài: Quê tôi ở đây,/ con đường làng gồ ghề,/ vàng ông rơm mùa gặt,/ những lùm cây/ giấu đầy quả ổi,/ quả mâm xôi chín mọng. - GV mời 2 - 3 HS đọc luân phiên trước lớp. - GV yêu cầu HS làm việc nhóm 3, mỗi HS đọc 1 đoạn, sau đó đổi lại thứ tự đọc. - GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, đọc toàn bài một lượt. - GV nhận xét, đánh giá và khích lệ HS đọc diễn cảm trước lớp. Hoạt động 2: Trả lời câu hỏi a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Trả lời các câu hỏi có liên quan đến bài đọc. - Hiểu được nội dung, chủ đề của bài đọc. b. Cách thức tiến hành: - GV hướng dẫn HS dùng từ điển tra từ chưa hiểu: + Nghịch ngợm: hay nghịch, thích nghịch. + Gồ ghề: mấp mô, lồi lõm. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 1: Tìm chi tiết thể hiện cảm xúc của bạn nhỏ khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học. + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm.. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày ý kiến trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và thống nhất câu trả lời: Khi biết tin sẽ chuyển lên thành phố học, bạn nhỏ cảm thấy rất buồn, các chi tiết “Nghe bố nói, tôi và khóc như khi bị đòn oan. Tôi không muốn đi nhưng vẫn phải chuẩn bị lên đường”. - GV mời 1 HS đọc câu hỏi 2: Buổi chia tay của bạn nhỏ với thầy giáo và các bạn có gì đặc biệt? + GV hướng dẫn HS làm việc nhóm (4 HS): + GV mời đại diện 2 – 3 HS phát biểu trước lớp. HS khác lắng nghe, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Chiều trước ngày xa quê, các bạn và cả thầy giáo đến tiễn bạn nhỏ. Khác hẳn mọi khi, các bạn ít cười đùa, kẹo cũng chẳng ăn, chỉ thầm nhắc lại những trò nghịch ngợm vừa qua và ngẩn ngơ hỏi nhau thành phố nơi tôi sắp đến như thế nào, có giống quê minh không. - GV dẫn dắt và nêu câu hỏi 3: Hình ảnh quê hương hiện lên trong tâm trí của bạn nhỏ như thế nào trước ngày xa quê? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi thảo luận nhóm. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời câu hỏi. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét và thống nhất đáp án: Con đường làng gồ ghề, vàng ông rơm mùa gặt, những lùm cây giấu đầy quả ổi, quả mâm xôi chín mọng. - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 4: Nếu được dự buổi chia tay, em sẽ nói gì với bạn nhỏ? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, rồi chia sẻ theo cặp. + GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV khích lệ HS phát biểu theo suy nghĩ và cảm nhận của mình. + GV nhận xét, tổng hợp đáp án: thông thường, khi chia tay thì người ta sẽ nói với nhau những gì, VD: chúc bạn (mạnh khoẻ, học giỏi, chăm ngoan, ...); mong muốn ở bạn (đừng buồn, đừng quên mình, hãy viết thư, hãy cố gắng,... ); nói về cảm xúc của mình (sẽ nhớ bạn nhiều, sẽ không quên bạn, ... ). - GV mời 1 HS nêu câu hỏi 5: Theo em, tác giả muốn nói điều gì qua câu chuyện trên? + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân rồi chia sẻ theo nhóm. + GV khích lệ HS phát biểu theo cảm nhận của mình. + GV mời đại diện 2 – 3 HS trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, nêu câu hỏi (nếu có). + GV khen ngợi HS, tổng hợp đáp án: Quê hương là nơi mỗi người sinh ra và lớn lên, là nơi mà người ta gắn bó máu thịt. Kỉ niệm, kí ức về quê hương thường rất sâu đậm và đẹp để. Vì vậy, nếu phải xa quê, ai cũng thấy nhớ và có thể buồn nữa. Hoạt động 3: Luyện đọc lại. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Đọc diễn cảm bài đọc Trước ngày xa quê. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm bài đọc: + Làm việc cả lớp: · GV mời đại diện 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn trước lớp. · GV nhận xét, góp ý, khen ngợi HS. + Làm việc nhóm: nhóm 2 – 3 HS tự luyện đọc. - GV mời đại diện 1 HS đọc diễn cảm toàn bài trước lớp. Hoạt động 4: Luyện tập sau văn bản đọc. a. Mục Tiêu: Thông qua hoạt động, HS - Tìm được động từ thể hiện cảm xúc. - Đặt 2 – 3 câu nêu tình cảm với quê hương. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS đọc bài tập 1: Tìm trong bài đọc những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ + GV hướng dẫn HS làm việc theo nhóm (4 HS). + GV mời đại diện 1 – 2 nhóm trình bày trước lớp. HS lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, chốt đáp án: Những động từ thể hiện cảm xúc của các bạn nhỏ là: ngẩn ngơ, (không) thích, muốn. - GV nêu yêu cầu câu 2: Đặt 2 – 3 cậu nêu tình cảm của em đối với quê hương, trong đó có sử dụng động từ thể hiện tình cảm, cảm xúc. + GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân. + GV mời 1 – 2 HS trình bày trước lớp. HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). + GV nhận xét, đánh giá và đưa đáp án gợi ý: · Khi đi chơi xa, em thường thấy nhớ nhà. · Em yêu căn phòng nhỏ của em, yêu ngôi nhà của em. · Tôi thường nhớ về quê hương với những trò chơi tuổi thơ: nhảy dây, đánh khăng,.. * CỦNG CỐ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. * DẶN DÒ - GV nhắc nhở HS: + Đọc lại bài Trước ngày xa quê, hiểu ý nghĩa bài đọc. + Chia sẻ với người thân về bài đọc. + Đọc trước tiết học sau: Trả bài văn kể lại một câu chuyện SGK tr.68. |
- HS đọc bài. - HS lắng nghe câu hỏi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe yêu cầu.
- HS lắng nghe, thực hiện - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS lắng nghe và tiếp thu. - HS quan sát.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS đọc bài. - HS luyện đọc.
- HS đọc bài - HS luyện đọc.
- HS đọc bài. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS tra từ điển.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và tiếp thu. - HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe và thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và thực hiện.
- HS đọc bài.
- HS lắng nghe, tiếp thu. - HS luyện độc. - HS đọc bài.
- HS đọc câu hỏi.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, thực hiện. - HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe và tiếp thu.
- HS lắng nghe, thực hiện. |
TIẾT 3: VIẾT – TRẢ BÀI VĂN KỂ LẠI MỘT CÂU CHUYỆN | |
Hoạt động 1: Nghe thầy cô giáo nhận xét chung. a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS: - Nhìn thấy ưu, nhược điểm trong bài làm. b. Cách thức tiến hành - GV yêu cầu HS đọc yêu cầu bài tập 1: Nghe thầy cô giáo - GV nêu nhận xét về bài làm của lớp: nhận xét chung về những ưu điểm và nhược điểm chính trong bài làm. - GV khen ngợi những bài viết hay. Hoạt động 2: Đọc lại bài làm và nhận xét của thầy cô để biết ưu điểm và nhược điểm trong bài.
|
- HS đọc yêu cầu. - HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án tiếng việt 4 kết nối tri thức đủ cả năm