Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 2: Tây Tiến (Quang Dũng)

Dưới đây là giáo án bài 2: Tây Tiến (Quang Dũng). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN 2: TÂY TIẾN

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức về văn bản Tây Tiến (tác giả, xuất xứ, nội dung, nghệ thuật…).

  • Củng cố kiến thức về đặc điểm thơ trữ tình hiện đại qua bài thơ Tây Tiến.

  • Luyện tập theo văn bản Tây Tiến.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết được một số yếu tố của thơ trữ tình hiện đại như: ngôn ngữ, hình tượng, biểu tượng, yếu tố tượng trưng… qua bài thơ Tây Tiến.

  • Vận dụng được kinh nghiệm đọc, trải nghiệm về cuộc sống và kiến thức văn học để đánh giá, phê bình văn bản văn học, thể hiện được suy nghĩ, cảm xúc cá nhân về văn bản văn học.

  • Vận dụng kiến thức về một số biện pháp tư từ đã học để phân tích, đánh giá tác dụng của việc sử dụng các biện pháp tu từ đó trong bài thơ Tây Tiến.

3. Phẩm chất

  • Có thái độ ngưỡng mộ đối với những tấm gương sống đẹp vì đất nước, cộng đồng, vì nền nghệ thuật lớn hướng tới con người.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV chiếu video ca khúc Tây Tiến cho HS cùng nghe và sau đó thực hiện yêu cầu nêu cảm nhận về sự hi sinh của người lính trong những năm tháng chiến tranh gian khổ trong thơ ca Cách mạng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video ca khúc Tây Tiến cho HS cùng nghe và sau đó yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share trả lời câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về sự hi sinh của người lính trong những năm tháng kháng chiến trường kì gian khổ được thể hiện qua những bài thơ ca Cách mạng?

- Link video: https://www.youtube.com/watch?v=EROV5XRfZro

- Thời gian: chiếu từ 0:00 đến 3:32.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- Gợi mở: Thơ ca kháng chiến ra đời từ những cánh rừng, những chiến hào, mặt trận, trên những chặng đường hành quân… Nổi bật trong đó là hình tượng người lính anh dũng, kiên cường, không ngại khó khăn gian khổ nơi chiến trường. Sự hi sinh của người lính ở thời khắc lịch sử nào cũng oanh liệt bởi mục đích cao cả vì từng tấc đất thiêng liêng của Tổ quốc. Nhưng mất mát, đau thương trong thơ ca kháng chiến không đem lại cảm giác bi lụy, u uất mà mang âm hưởng bi tráng, hào hùng, góp phân tôn thêm tầm vóc cao cả của người chiến sĩ anh hùng.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Văn học Cách mạng từ 1945 – 1975 phát triển gắn liền với những bước đi của lịch sử. Thế hệ nhà thơ mới xuất hiện trong giai đoạn này đã đem đến cho nền văn học Việt Nam những tiếng thơ mới mẻ, ghi lại được những hình ảnh không thể phai mờ của một thời kì lịch sử đầy gian lao, hi sinh nhưng hết sức vẻ vang của dân tộc ta. Một trong số đó phải kể đến nhà thơ Quang Dũng với thi phẩm Tây Tiến đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với độc giả nhiều thế hệ.  Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về thơ trữ tình hiện đại thông qua bài thơ này nhé.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Tây Tiến.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS nhắc lại kiến thức văn bản Tây Tiến.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Tây Tiến và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, thực hiện nhiệm vụ: Vẽ sơ đồ tư duy trình bày những hiểu biết của em về nhà thơ Quang Dũng và xuất xứ bài thơ Tây Tiến.

- Thời gian thực hiện: 3 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức văn bản

Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức về đặc sắc nội dung trong văn bản Tây Tiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Tây Tiến và hoàn thành Phiếu học tập.

- Hình thức thực hiện: nhóm nhỏ từ 4 – 6 HS.

- Thời gian thực hiện: 15 phút.

 

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến

Xác định chủ đề của bài thơ Tây Tiến.

 

Phân tích tác dụng những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

 

 

Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả như thế nào trong hai câu thơ dưới đây?

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

 

Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến?

 

 

Hai câu thơ dưới đây thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính Tây Tiến?

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

 

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Hoạt động 2: Ôn tập kiến thức về phong cách lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tây Tiến thực hiện yêu cầu: Trình bày lại một số biểu hiện của phong cách lãng mạn trong bài thơ “Tây Tiến”.

- Hình thức thực hiện: cá nhân.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

- Phụ lục sơ đồ tư duy.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức văn bản

1. Những đặc sắc về mặt nội dung trong văn bản Tây Tiến

- Đáp án Phiếu học tập phần Phụ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phong cách lãng mạn trong bài thơ Tây Tiến

- Bài thơ Tây Tiến mang đậm chất lãng mạn anh hùng, lãng mạn cách mạng.

- Chất lãng mạn của Tây Tiến chính là cảm hứng bay bổng của nhà thơ hướng tới vẻ đẹp hào hùng và hào hoa của thiên nhiên và con người Tây Bắc. Vẻ đẹp ấy được cảm nhận từ một hiện thực gian khổ và đầy khốc liệt, khó khăn. Chính vì thế, chất lãng mạn của bài thơ càng đáng trân trọng, nâng niu.

- Tính chất lãng mạn của bài thơ còn thể hiện ở một phương diện khác. Đó là chất bi tráng. Dường như vẫn là một cặp đối chọi nhau. Bi mà không luỵ, buồn đau mà hùng tráng, mất mát hi sinh mà vẫn lạc quan.

=> Đọc Tây Tiến của Quang Dũng ta bắt gặp cảm xúc lãng mạn anh hùng thăng hoa từ cái nền hiện thực, bắt gặp sức mạnh tinh thần mà những vần thơ lãng mạn ấy đem lại cho người lính binh đoàn Tây Tiến. Nó là nét đẹp vĩnh hằng trong tâm hồn người lính và trong thơ ca kháng chiến.

 

PHỤ LỤC

Sơ đồ tư duy về tác giả, tác phẩm

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập:

 

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về những nét đặc sắc về nội dung, nghệ thuật trong bài thơ Tây Tiến

Xác định chủ đề của bài thơ Tây Tiến.

Ngợi ca vẻ đẹp của người lính Tây Tiến cũng là vẻ đẹp của những người lính trong kháng chiến chống Pháp. 

Phân tích tác dụng những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

- Điệp từ “nhớ” lặp lại hai lần làm cho nỗi nhớ cháy bỏng, da diết đến quặn lòng. 

- Nhớ rừng núi là nhớ về thiên nhiên Tây Bắc, nhớ về con đường hành quân cũng là nhớ về Tây Tiến. Từ láy “chơi vơi” diễn tả cảm giác bồng bềnh, huyền ảo, lơ lửng. Đó là nỗi nhớ xóa nhòa không gian, thời gian, đưa con người đắm vào quá khứ, sống với kỷ niệm. 

- Với cách sử dụng điệp vần “ơi” trong các tiếng “ơi”, “chơi”, “vơi” tạo âm hưởng mênh mang như kéo dài thêm nỗi nhớ.

Thiên nhiên Tây Bắc được miêu tả như thế nào trong hai câu thơ dưới đây?

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi

Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

- Thiên nhiên Tây Bắc khắc nghiệt nhưng cũng thơ mộng, trữ tình:

+ Tác giả liệt kê các địa danh Sài Khao, Mường Lát để tạo ấn tượng về sự xa xôi, heo hút, bí ẩn của những vùng đất lạ, chứa đựng nhiều khóa khăn, thử thách ý chí con người. Hình ảnh “sương lấp” và đoàn quân mỏi là những hình ảnh miêu tả hiện thực. Các chiến sĩ hành quân trong sương mù giá lạnh. Sương dày đặc, sương che lấp cả đoàn quân. Chữ “mỏi” nói lên bao gian khó mà người lính phải trải qua.

+ Hình ảnh “hoa về trong đêm hơi” thật đẹp, vừa khắc họa vẻ thơ mộng của núi rừng Tây Bắc, vừa gợi nét lạc quan ở những người lính trẻ. Người lính như đi ở chốn bồng lai tiên cảnh, xứ sở thần tiên, ở cõi mộng chữ không phải nơi trần thế.

Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò gì trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến?

- Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” có vai trò trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến là: 

+ Tái hiện hình ảnh người lính với hiện thực khốc liệt của bệnh tật. Rừng sâu, nước độc đã tàn phá ngoại hình những chàng trai trẻ đất Hà Thành. Bệnh sốt rét rừng đã khiến cho tóc rụng, da xanh. Nhưng với sức sống của tuổi thanh niên, ngòi bút lãng mạn của Quang Dũng đã nắm bắt hiện thực cuộc chiến, tô đậm và phóng đại, hiện lên dáng vẻ người lính đẹp lạ thường. 

+ Người lính vẫn hiên ngang đầy khí phách: “dữ oai hùm”, bút pháp lãng mạn đã xoá đi cái cảm giác tiều tụy, ốm yếu để nhấn mạnh đến sức mạnh khí phách của những người lính.

Hai câu thơ dưới đây thể hiện vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính Tây Tiến?

“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới

Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

- Hình ảnh “mắt trừng” vừa là cách nói cường điệu của bút pháp lãng mạn vừa là hoán dụ:

+ Người đọc có thể hình dung về người lính trong những đêm nhớ nhà, nhớ quê, họ trằn trọc với tấm chân tình đã phủ khăn từ rất lâu rồi, họ trằn trọc suy tư về con đường hành quân ngày mai. 

+ Mặt khác “mắt trừng” là cách thể hiện sự căm thù tức giận của người lính, họ có thể ngã xuống nhưng niềm hi vọng đánh tan giặc thì không bao giờ dập tắt được. 

=> Đều là những chàng trai Hà thành hào hoa lãng tử, họ đã quên đi mối tình chóng vánh mới nở ở quê nhà yêu dấu để bước chân lên đường chiến đấu. Phải đánh tan lũ giặc thì mới bảo vệ được người mình yêu, mới cho người mình thương cuộc sống tự do hạnh phúc. Ở nơi này “dáng kiều thơm” chỉ dám xuất hiện trong đêm mơ.

 

Bảng đánh giá tiêu chí hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Chủ đề của bài thơ Tây Tiến.

Xác định đúng chủ đề của bài thơ Tây Tiến.

1

Những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

- Chỉ ra đúng biện pháp tu từ được sử dụng trong câu thơ: “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”.

- Phân tích được hiệu quả nghệ thuật của những biện pháp tu từ đó.

1,5

Thiên nhiên Tây Bắc qua hai câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”.

Phân tích được vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc trong hai câu thơ: vừa khắc nghiệt, vừa thơ mộng, trữ tình.

2

Các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” với chân dung người lính.

Phân tích được ý nghĩa của các từ “không mọc tóc”, “xanh màu lá” trong việc thể hiện chân dung người lính Tây Tiến.

2

Vẻ đẹp nào trong tâm hồn người lính Tây Tiến qua hai câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

Phân tích được vẻ đẹp trong tâm hồn người lính Tây Tiến qua hai câu thơ: “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới/ Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”.

2,5

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tây Tiến.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích đoạn thơ trong Tây Tiến

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.          

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 500k
  • Giáo án Powerpoint: 600k
  • Trọn bộ word + PPT: 1000k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 7 - 10 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: đầy đủ ma trận, lời giải chi tiết, thang điểm
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay