Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh)
Dưới đây là giáo án bài 1: Nỗi buồn chiến tranh (Trích – Bảo Ninh). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP VĂN BẢN 2: NỖI BUỒN CHIẾN TRANH
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Củng cố kiến thức đã học về tiểu thuyết.
Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nỗi buồn chiến tranh (ngôn ngữ, diễn biến tâm lí nhân vật, hành động nhân vật…).
Luyện tập theo văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
2. Năng lực
Năng lực chung
Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.
Năng lực đặc thù
Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,… qua văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung.
3. Phẩm chất
Biết xây dựng các chuẩn mực giá trị trong cuộc sống.
Hiểu và đồng cảm với những nỗi buồn thể hiện nhân tính và khát vọng hướng đến sự hoàn thiện của con người.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
Giáo án;
SGK, SGV Ngữ văn 12;
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;
Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
2. Đối với HS
SGK, SBT Ngữ văn 12;
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;
Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share, chia sẻ những tác phẩm viết về chiến tranh đã đọc, đã nghe.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair - Share: Chia sẻ về những tác phẩm viết về chiến tranh mà em đã đọc, đã nghe.
- Thời gian: 2 phút.
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 - 3 HS trình bày kết quả thảo luận.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, bổ sung (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, gợi mở: Một số tác phẩm viết về chiến tranh:
- GV dẫn dắt vào bài học mới: Được đánh giá là “cuốn tiểu thuyết xúc động nhất về chiến tranh Việt Nam”, “cuốn sách chạm vào mẫu số chung của nhân loại”, “thành tựu lớn nhất của văn học Đổi mới”, tiểu thuyết Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh đã đem đếm cho người đọc một góc nhìn mới, khác lạ về chiến tranh. Ở bài học hôm nay, chúng ta sẽ cùng củng cố kiến thức về những đặc trưng của tiểu thuyết qua tác phẩm này nhé!
B. ÔN TẬP KIẾN THỨC
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nỗi buồn chiến tranh.
c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nỗi buồn chiến tranh và chuẩn kiến thức của GV.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||
Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Nỗi buồn chiến tranh, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Bảo Ninh và xuất xứ “Nỗi buồn chiến tranh”. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ - HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận - GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ - GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu HS chia thành 4 nhóm lớn, đọc văn bản Nỗi buồn chiến tranh sau đó thảo luận và lần lượt hoàn thành các nhiệm vụ sau: Trả lời các câu hỏi trong Phiếu học tập về đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Nỗi buồn chiến tranh. Thời gian thực hiện: 15 phút.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện 1 – 2 HS mỗi nhóm lượt trình bày kết quả thảo luận. - GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá theo Bảng tiêu chí đánh giá ở phần Phụ lục, chốt kiến thức. - GV chuyển sang nội dung mới. | I. Hiểu biết chung về tác phẩm 1. Tác giả Bảo Ninh - Sinh năm 1952. - Quê quán: tỉnh Quảng Bình. - Là nhà văn cựu chiến binh, sinh ra trong gia đình nhiều đời nho gia. - Sau 1975, ông giải ngũ bắt đầu viết văn từ năm 1987. - Mang vào trang văn những suy tư nặng trĩu, những trải nghiệm gai góc, giọng văn trầm bổng nhưng đều thấm đẫm nỗi buồn. 2. Xuất xứ tác phẩm - Nỗi buồn chiến tranh là tên gốc của tiểu thuyết được Bảo Ninh hoàn thành năm 1987, ra mắt với nhan đề Thân phận của tình yêu. - Là người lính đi qua chiến tranh, nhà văn Bảo Ninh, sau khi chiến tranh kết thúc đã nói lên một tiếng nói khác, có phần ngược lại – nỗi buồn của chiến tranh. - Tác phẩm được dịch ra nhiều thứ tiếng, nhà văn nhận được nhiều giải thưởng danh giá trong và ngoài nước.
II. Đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại qua văn bản Nỗi buồn chiến tranh - Phụ lục đáp án Phiếu học tập.
|
PHỤ LỤC
Đáp án gợi ý Phiếu học tập:
PHIẾU HỌC TẬP Trả lời các câu hỏi trong bảng dưới đây về đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại trong văn bản Nỗi buồn chiến tranh | |
Nhận xét về kết cấu, điểm nhìn và ngôi kể của văn bản Nỗi buồn chiến tranh. | - Kết cấu: được kể bằng một mạch phi tuyến tính, các sự kiện trong văn bản không rời rạc mà còn liên kết với nhau tạo thành một tổng thể hoàn chỉnh. - Điểm nhìn và ngôi kể: hai phần của đoạn trích có hai điểm nhìn khác nhau. + Phần (1): được kể bằng ngôi thứ ba với điểm nhìn duy nhất của Kiên. + Phần (2): là lời của một người đọc đặc biệt xưng “tôi”. => Văn bản được triển khái với nghệ thuật trần thuật đa tầng bậc. Với cách kể chuyện song hành, tác phẩm xuất hiện hai người kể chuyện: Kiên và người kể lại câu chuyện của anh. Đây là một hiện tượng tương đối phức tạp khi ngôi thứ ba lấy điểm nhìn chủ yếu ở nhân vật Kiên, nhưng lại được nới rộng điểm nhìn linh hoạt từ nhiều người, tạo tính chân thực và độ tin tưởng cao. |
Nhận xét về sự xuất hiện của những cơn mưa trong văn bản Nỗi buồn chiến tranh. | - Mưa là cầu nối đưa Kiên trở lại với chiến trường, với đồng đội, về với cuộc sống đã ngủ sâu, kết thúc trong chiến tranh. - Trong cơn mưa, Kiên đã quay trở lại chiến trường xưa, quay lại với trận đánh đẫm máu, tàn ác đã xóa sạch tiểu đoàn của Kiên. Đó là cảnh tượng tiểu đoàn của Kiên tháo chạy trên sườn dốc, quá nửa tiểu đoàn tan tác nằm gục xuống Truông Gọi Hồn. => Mưa trong tác phẩm mang sự u ám, lặng lẽ, chứng nhân cho cái chết, chứng nhân cho tuổi trẻ, sự hăng say, nhiệt huyết của Kiên cùng những đồng đội nằm lại chiến trường. |
Nhận xét về trạng thái tâm lí của nhân vật Kiên trong văn bản. | - Tác phẩm thuộc loại có một nhân vật chính là Kiên xuyên suốt câu chuyện. Các nhân vật khác đều là phụ, xuất hiện thấp thoáng trong các tình tiết. - Kiên là nhân vật chính mang ba vai: + Anh là người chiến sĩ sống sót sau chiến tranh, không thể tự giải thoát khỏi các hồi tưởng về cuộc chiến – “hội chứng chiến tranh”. + Là người đánh mất mối tình đẹp đẽ với Phương. + Là người viết tiểu thuyết với ý thức sứ mệnh. - Kiên bước ra khỏi cuộc chiến nhưng tâm hồn anh không hề có sự bình yên, thanh thản. Thực tại mới chính là cuộc chiến với Kiên, sự tẻ nhạt, khô khan của cuộc sống cùng những đêm quay ngược kí ức đang bòn rút từng chút một sinh lực của anh. => Kiên sống đồng thời trong hai cuộc sống: hiện tại và quá khứ, đan xen lẫn lộn không tách rời. |
Khi bắt tay vào viết tập bản thảo, Kiên đã nhận ra sứ mệnh của mình là gì? | Kiên tìm ra sứ mệnh của mình là vĩnh viễn lùi sâu vào cuộc chiến, tìm kiếm đồng đội, tìm kiếm những điều bị lãng quên, khiến cho cuộc chiến không bao giờ kết thúc trong tâm tưởng. |
Tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm
Tiêu chí | Diễn giải | Điểm |
Kết cấu, điểm nhìn, ngôi kể của văn bản Nỗi buồn chiến tranh. | - Nêu được chính xác kết cấu (tuyến tính hay phi tuyến tính) của văn bản. - Nêu và phân tích được những điểm nhìn mà nhà văn sử dụng trong văn bản. | 3 |
Sự xuất hiện của những cơn mưa trong văn bản Nỗi buồn chiến tranh |
Phân tích được ý nghĩa, tác dụng của “mưa” trong văn bản Nỗi buồn chiến tranh. | 2 |
Trạng thái tâm lí của nhân vật Kiên trong văn bản. | Phân tích và nhận xét được những giằng xé, mâu thuẫn trong tâm lí của nhân vật Kiên sau khi trở về từ chiến trường khói lửa, khốc liệt. | 2 |
Sứ mệnh của Kiên khi bắt tay vào viết tập bản thảo | Nêu được chính xác sứ mệnh mà Kiên đã tìm ra khi bắt tay vào sáng tác. | 2 |
Hoạt động nhóm | - Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận. - Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học. | 1 |
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản.
b. Nội dung:
- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.
c. Sản phẩm:
- Phiếu bài tập của HS.
- Đoạn văn phân tích nghệ thuật trần thuật, đặc điểm nhân vật.
- Trình bày thông điệp, suy tư của nhà văn.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.
Trường THPT:……………………… Lớp:………………………………….. Họ và tên:……………………………..
PHIẾU BÀI TẬP VĂN BẢN NỖI BUỒN CHIẾN TRANH Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng: Câu 1: Phần (1) của văn bản có nội dung chính là gì? A. Kể về kỉ niệm chiến đấu cùng đồng đội ở Truông Gọi Hồn của nhân vật Kiên B. Kể về trạng thái luôn sống với kí ức chiến tranh của nhân vật Kiên, thôi thúc anh cầm bút ghi chép lại tất cả trải nghiệm. C. Kể về cuộc sống sau chiến tranh đầy khó khăn, thiếu thốn về vật chất của nhân vật Kiên. D. Kể về quá trình hoàn thành cuốn tiểu thuyết đầu tay của nhân vật Kiên. Câu 2: Phần (2) của đoạn trích được kể theo ngôi kể nào? A. Ngôi kể thứ nhất. B. Ngôi kể thứ ba. C. Ngôi kể thứ hai. D. Cả ngôi thứ nhất và thứ ba. Câu 3: Nhân vật Kiên có trạng thái tâm lí như thế nào? A. Vui vẻ, hạnh phúc khi được quay trở lại cuộc sống yên bình, không chiến tranh. B. Sợ hãi, khủng hoảng tâm lí khi nghĩ đến sự khốc liệt nơi chiến trường. C. Tiếc nuối những kỉ niệm chiến đấu bên đồng đội. D. Buồn đau dai dẳng, luôn bị kí ức chiến tranh lôi ngược về quá khứ. Câu 4: Trong hồi ức của Kiên, chiến tranh hiện lên như thế nào? A. Kí ức khó phai nhạt về tình đồng chí, đồng đội. B. Dữ tợn, chết chóc, phi nhân tính, gây ám ảnh nặng nề. C. Căng thẳng, khốc liệt nhưng hào hùng, đáng tự hào. D. Gắn liền với kỉ niệm về mối tình đầu dang dở, khó phai. Câu 5: Đâu là đặc điểm của tiểu thuyết hiện đại? A. Thường có kết cấu đa tầng, đa tuyến. B. Nhân vật được xây dựng với diện mạo và tính cách hoàn chỉnh. C. Điểm nhìn và ngôi kể cố định xuyên suốt tác phẩm. D. Tập trung xây dựng tình huống truyện đầy bất ngờ, độc đáo. Câu 6: Nỗi đau buồn của Kiên có ý nghĩa như thế nào đối với bản thân nhân vật này? A. Khiến Kiên rơi vào hố sâu trầm cảm, không thể thoát ra được. B. Kiên chìm đắm vào quá khứ, ám ảnh bởi kí ức đau thương, đánh mất chính mình. C. Phục sinh về mặt tinh thần, soi tỏ toàn bộ tháng ngày qua bằng một cái nhìn mới, đầy ý thức. D. Kiên thức tỉnh, có đồng lực và niềm tin sống hơn. Câu 7: Nỗi buồn chiến tranh có kết cấu như thế nào? A. Kết cấu tuyến tính. B. Kết cấu phi tuyến tính. C. Kết cấu song song giữa hiện tại và quá khứ. D. Kết cấu đảo ngược. Câu 8: Tiểu thuyết hiện đại đòi hỏi những thách thức nào cho độc giả trong quá trình tiếp nhận tác phẩm? A. Phải tìm hiểu bối cảnh sáng tác của tác phẩm. B. Ngoài việc chú trọng đến câu chuyện được kể thì người đọc cần tìm hiểu cách kể, cách viết của nhà văn. C. Phải có hiểu biết về nhiều lĩnh vực của đời sống. D. Phải có kiến thức chuyên sâu về thi pháp văn học để phân tích tác phẩm. |
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ:
- HS vận dụng kiến thức đã học về văn bản Nỗi buồn chiến tranh hoàn thành Phiếu bài tập.
- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS đọc đáp án trước lớp theo Phiếu bài tập.
- GV mời một số HS khác đọc đáp án khác (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn đáp án:
1. B | 2. A | 3. D | 4. B | 5. A | 6. C | 7. B | 8. B |
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:
Câu 1: Nhận xét điểm nhìn về chiến tranh trong văn bản “Nỗi buồn chiến tranh”.
Câu 2: Nhận xét về bi kịch của nhân vật Kiên với vai trò là một nhà văn trong văn bản “Nỗi buồn chiến tranh”.
Câu 3: Theo em, đâu là nét mới, nét đặc sắc trong tiểu thuyết hiện đại của Bảo Ninh khi tái hiện lại chiến tranh khốc liệt và bức chân dung con người kinh qua cuộc chiến đó?
Câu 4: Đằng sau những sự thật khốc liệt, đằng sau nhưng bi kịch tinh thần của nhân vật Kiên, Bảo Ninh đã gửi gắm những giá trị nhân văn cao đẹp nào vào trong tác phẩm “Nỗi buồn chiến tranh”?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.
Câu 1:
+ Chiến tranh trong “Nỗi buồn chiến tranh” được nhìn từ góc độ hiện thực, phản ánh cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt, nhận định từ góc độ bị quan tàn nhẫn nhất.
+ Trận đánh luôn ám ảnh, bủa vây lấy tâm hồn Kiên, một trận đánh mở màn vô cùng khốc liệt và bi thảm ở khu vực Truông Gọi Hồn (nơi những sườn dốc của dãy Trường Sơn). Đó là một trong những nơi mà Kiên và những người đồng đội đã từng chiến đấu và đã nằm lại. Bức tranh hiện thực của cuộc chiến tranh hiện lên thật ngột ngạt và căng thẳng.
+ Không những thế cái tàn bạo của một cuộc chiến hiện ra khi nó tước đi sinh mạng con người đúng nhưng kinh khủng hơn là việc nó không ngừng ám ảnh cả những kẻ sống sót, hoặc tưởng mình sống sót. Kể cả khi chiến tranh đã qua đi thì nó vẫn để lại một vết sẹo xấu xí chẳng bao giờ có thể lành lặn lại được đối với một người như Kiên.
Câu 2:
+ Kiên trở về cuộc chiến tranh tàn khốc với tâm hồn méo mó đầy thương tật. Anh trở thành một nhà văn “phường”, một anh “ khùng” như láng giềng vẫn gọi. Kiên mang trong lòng một cuộc chiến tranh cua riêng mình. Anh sống vói những hồi ức về những đồng đội kẻ còn sống, người đã chết, và những con ma hiện hình trong Truông Gọi Hồn ở Trường Sơn, về những cảnh chém giết đẫm máu, về lòng dũng cảm, sự hi sinh và sự đốn mạt của con người. Ra khỏi cuộc chiến, Kiên trở thành “nhà văn cấp phường”, sống một thời hậu chiến đầy u buồn. Anh lao vào viết như một “thiên mệnh” xa vời, tối tăm. Nhà văn của phường như người mộng du lang thang cả đêm khắp phố phường, đêm đêm viết hàng núi giấy. Những câu chữ xuất hiện trong “bóng đêm âm u” của tiềm thức, vô thức đã trở thành những hình tượng ảo giác trên trang bản thảo.
+ Ngày kia anh đốt bản thảo tác phẩm của mình, bên người con gái câm. Cô gái câm là người đọc có thể, người đọc tương lai tiểu thuyết của Kiên. Cô là người duy nhất chứng kiến một tiểu thuyết đang hình thành trong bóng đêm, trong cơn say, trong điên khùng và hoảng loạn, trong vô thức, tức là từ nỗi buồn tình yêu và nỗi buồn chiến tranh…
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (400k)
- Giáo án Powerpoint (500k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
- Trắc nghiệm đúng sai (250k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Có thể chọn nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 800k/năm
=> Chỉ gửi 450k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 7 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức
Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint chuyên đề Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức