Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 Kết nối bài 5: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn – Nikolai Gogol)

Dưới đây là giáo án bài 5: Nhân vật quan trọng (Trích Quan thanh tra – Ni-cô-lai Gô-gôn – Nikolai Gogol). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 5: TIẾNG CƯỜI CỦA HÀI KỊCH

ÔN TẬP VĂN BẢN 1: NHÂN VẬT QUAN TRỌNG

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về hài kịch.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Nhân vật quan trọng.

  • Luyện tập theo văn bản Nhân vật quan trọng.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của hài kịch như: ngôn ngữ, xung đột, hành động, nhân vật, kết cấu, tình huống, thủ pháp trào phúng… trong văn bản Nhân vật quan trọng.

  • Phân tích và đánh giá được khả năng tác động của hài kịch đối với người đọc, người xem và tiến bộ xã hội.

3. Phẩm chất

  • Biết ứng xử phù hợp với tình thế xã hội.

  • Biết sống có khát vọng, vui tươi, chân thực, tự nhiên.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12;

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS hoạt động nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Các nhóm phải nhấn chuông giành quyền trả lời, nhóm nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về hài kịch?

A. Là một thể loại kịch dùng những yếu tố hoang đường kì ảo để xây dựng cốt truyện.

B. Là một thể loại kịch, dùng tiếng cười để chế giễu những thói tật, hiện tượng đáng phê phán vốn đi chệch các chuẩn mực tốt đẹp của con người.

C. Kết hợp yếu tố hài và bi để tạo nên một vở kịch đặc sắc.

D. Chứa đựng yếu tố bi, thể hiện xung đột về quan điểm sống của các nhân vật.

Câu 2: Tiếng cười hài kịch được tạo ra từ điều gì?

A. Sự đối lập giữa ngoại hình và tính cách nhân vật.

B. Sự hài hước trong tính cách nhân vật.

C. Tình huống oái oăm, vô lí.

D. Sự vênh lệch không tương thích giữa mục đích và phương tiện thực hiện, bản chất và biểu hiên, hành động và hoàn cảnh…

Câu 3: Mục đích của hài kịch là gì?

A. Làm thay đổi cách nhìn của người đọc, người xem về một hiện tượng xã hội nào đó, khẳng định lối sống lành mạnh, lạc quan, hợp với lẽ phải và tiến bộ xã hội.

B. Cổ vũ lối sống lạc quan, lành mạnh, rời xa xô bồ, phức tạp của đời sống.

C. Thức tỉnh nhận thức của con người về những vấn đề đạo đức, đối nhân xử thế.

D. Tạo tiếng cười giải trí, thư giãn cho người đọc.

Câu 4: Nhân vật hài kịch không có đặc điểm nào sau đây?

A. Tiêu biểu cho một thói tật đáng cười, đáng phê phán.

B. Thường là người khiếm khuyết, mắc sai lầm cần khắc phục. 

C. Tính cách biến đổi linh hoạt tùy theo tình huống kịch.

D. Được xây dựng theo lối cường điệu, tô đậm nét đáng cười.

Câu 5: Tình huống hài kịch có đặc điểm gì?

A. Diễn ra trong những hoàn cảnh đặc biệt, trọng đại trong cuộc đời nhân vật.

B. Là những tình huống căng thẳng, kịch tính, đầy mẫu thuẫn và không thể giải quyết.

C. Diễn ra trong cuộc sống sinh hoạt với những toan tính đời thường, thường là những tình huống hiểu lầm, dở khóc dở cười, nhưng không bi đát và luôn có thể giải quyết tốt đẹp.

D. Thường là những tình huống hiểu lầm, dở khóc dở cười, dẫn đến những kết thúc bi kịch.

Câu 6: Xung đột trong hài kịch được xây dựng trên cơ sở nào?

A. Mâu thuẫn giữa lợi ích giữa các cá nhân.

B. Mâu thuẫn giữa những tham vọng, toan tính vật chất, mưu kế tầm thường, bất chấp lẽ phải với những chuẩn mực và tiến bộ xã hội.

C. Mâu thuẫn về quan điểm sống, cách nhìn nhận về thế giới giữa các nhân vật.

D. Mâu thuẫn giữa ngoại hình và tính cách của nhân vật.

Câu 7: Hành động trong hài kịch là gì?

A. Có sự thống nhất giữa diễn biến hành động trong tác phẩm.

B. Chủ yếu là hành động bên trong, những trăn trở nội tâm của nhân vật.

C. Chủ yếu là hành động bên ngoài, những toan tính, mưu mô của nhân vật bộc lộ hết ra lời 

D. Là yếu tố duy nhất có thể thúc đẩy xung đột kịch đi đến hồi kết.

Câu 8: Yếu tố nào dưới đây không thuộc về kết cấu hài kịch?

A. Kết thúc bi đát, thảm hại cho nhân vật phản diện.

B. Giới thiệu nhân vật với những thói tật, toan tính, mưu mô, ảo tưởng.

C. Thắt nút theo cách đưa nhân vật vào tình huống khó xử, đẩy xung đột lên đến đỉnh điểm.

D. Giải quyết xung đột bằng mưu mẹo hay yếu tố ngẫu nhiên.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời các nhóm cùng nhấn chuông giành quyền trả lời.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. 

- GV dẫn dắt vào bài học mớiVăn học Nga thế kỷ XIX là một trong những nền văn học phong phú và tiên tiến nhất của nhân loại, là một trong những thành tựu rực rỡ nhất của nghệ thuật thế giới, phát triển đến đỉnh cao với những ngôi sao chói lọi, trong đó phải kể đến Gô-gôn. Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về hài kịch thông qua trích đoạn Nhân vật quan trọng trong vở kịch “Quan thanh tra” của tác giả Ni-cô-lai Gô-gôn để thấy được tài năng và trí tuệ của nhà soạn kịch đại tài này.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Nhân vật quan trọng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Nhân vật quan trọng.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Nhân vật quan trọng và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân thực hiện nhiệm vụ: Trình bày hiểu biết cơ bản về tác giả Ni-cô-lai Gô-gôn, tác phẩm “Quan thanh tra” và đoạn trích Nhân vật quan trọng bằng sơ đồ tư duy.

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào những kiến thức đã học, đã tìm hiểu để hoàn thành nhiệm vụ trong Phiếu học tập.

- Thời gian thực hiện: 20 phút.

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về đặc điểm của hài kịch trong văn bản  Nhân vật quan trọng

Phân tích nhân vật Khơ-lét-xta-cốp để làm nổi bật tính cách của nhân vật hài kịch trong văn bản Nhân vật quan trọng. Cho biết nguyên nhân vì sao Khơ-lét-xta-cốp lại luôn muốn sắm vai “nhân vật quan trọng”?

 

 

Chỉ ra tình huống hài kịch trong trích đoạn Nhân vật quan trọng. 

 

 

Chỉ ra xung đột kịch trong tác phẩm. 

 

Theo em, tư tưởng chủ đạo chi phối xung đột của vở Quan thanh tra là gì?

 

Gô-gôn đã phản ánh hiện thực nào thông qua trích đoạn Nhân vật quan trọng? Giá trị nhân văn cao cả nhất mà vở kịch đem đến cho khán giả là gì?

 

 

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm đôi, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

- Sơ đồ tư duy phần Phụ lục.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Đặc điểm hài kịch được thể hiện trong văn bản Nhân vật quan trọng.

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Sơ đồ tư duy tác giả, tác phẩm

Đáp án gợi ý Phiếu học tập:

PHIẾU HỌC TẬP

Trả lời các câu hỏi về đặc điểm của hài kịch trong văn bản 

Nhân vật quan trọng

Phân tích nhân vật Khơ-lét-xta-cốp để làm nổi bật tính cách của nhân vật hài kịch trong văn bản Nhân vật quan trọng. Cho biết nguyên nhân vì sao Khơ-lét-xta-cốp lại luôn muốn sắm vai “nhân vật quan trọng”?

- Khơ-lét-xta-cốp là một công chức bàn giấy thuộc nấc thấp nhất của bậc thang công chức. Mặc dù nghèo kiết xác nhưng vẫn luôn muốn “sống trên đời chỉ cốt để hái những bông hoa khoái lạc”.

- Khi Thị trưởng và đám công chức nhầm tưởng Khơ-lét-xta-cốp là quan thanh tra, anh ta đã sắm vai “nhân vật quan trọng” một cách hồn nhiên bởi cả cuộc đời anh ta luôn mong muốn sắm vai một người khác sang trọng hơn. Thực chất, nguyên nhân cho sự khoác lác này xuất phát từ “sự khinh bỉ vô hạn đối với chính mình” (Iu.Lotman), anh ta muốn tách biệt khỏi mình và trở thành người khác.

- Từ vai trò khiêm tốn “bạn của vụ trưởng”, Khơ-lét-xta-cốp tiến tới tự xưng mình “cũng gần như là đại nguyên soái”, rồi xưng là văn sĩ, nhưng phải là tay văn sĩ có thể suồng sã với cả Puskin, luôn miệng khẳng định ai cũng biết mình. 

à Sự khoe khoang, lố bịch.

=> Khơ-lét-xta-cốp luôn muốn lẩn tránh con người đáng khinh của mình trong thực tại và khát vọng thể hiện mình một cách bệnh hoạn bằng sự thoát ly vào thế giới ảo tưởng tầm thường mang tính vật chất.

Chỉ ra tình huống hài kịch trong trích đoạn Nhân vật quan trọng. 

- Tình huống hài kịch trong Nhân vật quan trọng  xuất phát từ một tình huống hiểu lầm: Khơ-lét-xta-cốp bị “nhận nhầm” là vị quan thanh tra đến từ Pê-téc-bua. Đây cũng là một yếu tố quan trọng đối với vở hài kịch Quan thanh tra để phát triển câu chuyện.

- Tiếng cười được gợi lên từ những sự nhầm lẫn, từ những lời nói và hành vi lố bịch của Khơ-lét-xta-cốp.

Chỉ ra xung đột kịch trong tác phẩm. 

- Tin quan thanh tra đến đã khiến quan lại mà trước hết là ngài thị trưởng sợ hãi khủng khiếp, gây nên một sự náo loạn và trở thành xung đột chủ yếu thúc đẩy hành động kịch phát triển.

- Bên cạnh đó, xung đột kịch còn xuất phát từ thái độ của những nhân vật khác đối với Khơ-lét-xta-cốp. Khi đóng vai quan thanh tra, Khơ-lét-xta-cốp phải mô phỏng lời lẽ và hành vi của các quan lớn ở Pê-téc-bua và cố nhiên trong ba chục năm làm quan, ngài thị trưởng cũng đã phải có dịp tiếp xúc với quan thanh tra. Vậy mà bọn chúng lại coi Khơ-lét-xta-cốp như là hình ảnh mẫu mực của bậc quan trên đáng tôn kính – một kẻ khoác lác, đê tiện, hèn nhát.

Theo em, tư tưởng chủ đạo chi phối xung đột của vở Quan thanh tra là gì?

Tư tưởng chủ đạo chi phối toàn vở Quan thanh tra là phơi trần nỗi khiếp sợ của lũ quan lại xấu xa trước pháp luật, trước cơn giông tố dữ dội có thể đổ ập xuống đầu chúng bất cứ lúc nào.

Gô-gôn đã phản ánh hiện thực nào thông qua trích đoạn Nhân vật quan trọng? Em hãy đánh giá tác động của vở kịch đến khán giả.

- Tác phẩm của Gô-gôn là tấm gương phản ánh trung thực những bộ mặt méo mó – sản phẩm của chế độ Nicôlai I, chứng tỏ sức tố cáo mạnh mẽ của ngòi bút châm biếm Gô-gôn.

- Nhà văn lên án gay gắt toàn bộ thiết chế chính trị của nước Nga lúc bấy giờ, từ bọn quan lại bên dưới cho đến những kẻ đại diện cho “công lí”, “liêm khiết” ở bên trên.

- Tác động của vở kịch là vô cùng to lớn, cái xấu xa trong vở kịch đã thôi thúc khán giả mong ước vươn tới cái lí tưởng, vươn tới đạo lí cao cả và sự thanh khiết cao cả.

 

Bảng tiêu chí đánh giá hoạt động nhóm

Tiêu chí

Diễn giải

Điểm

Phân tích nhân vật Khơ-lét-xta-cốp để làm nổi bật tính cách của nhân vật hài kịch trong văn bản Nhân vật quan trọng. Cho biết nguyên nhân vì sao Khơ-lét-xta-cốp lại luôn muốn sắm vai “nhân vật quan trọng”?

- Phân tích nhân vật Khơ-lét-xta-cốp để làm nổi bật tính cách của nhân vật hài kịch trong văn bản Nhân vật quan trọng.

- Xác định được nguyên nhân Khơ-lét-xta-cốp luôn muốn sắm vai “nhân vật quan trọng”

3

Tình huống hài kịch trong trích đoạn Nhân vật quan trọng. 

Xác định được chính xác tình huống hài kịch trong trích đoạn Nhân vật quan trọng.

1

Xung đột kịch trong tác phẩm.

Chỉ ra và phân tích được xung đột kịch trong tác phẩm.

2

Tư tưởng chủ đạo chi phối xung đột của vở Quan thanh tra.

Nêu chính xác và phân tích được tư tưởng chủ đạo chi phối xung đột của vở Quan thanh tra.

1

Gô-gôn đã phản ánh hiện thực nào thông qua trích đoạn Nhân vật quan trọng. Giá trị nhân văn cao cả nhất mà vở kịch đem đến cho khán giả là gì?

Chỉ ra và phân tích được giá trị hiện thực và giá trị nhân văn cao cả trong trích đoạn Nhân vật quan trọng.

2

Hoạt động nhóm

- Các thành viên được chia nhiệm vụ và cùng tham gia thảo luận.

- Các nhóm trình bày kết quả rõ ràng, khoa học.

1

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Nhân vật quan trọng.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

d. Tổ chức thực hiện

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, thang điểm, đáp án
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án toán 12 kết nối tri thức
Giáo án đại số 12 kết nối tri thức
Giáo án hình học 12 kết nối tri thức

Giáo án vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Công nghệ Điện - điện tử 12 kết nối tri thức
Giáo án Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

Giáo án thể dục 12 bóng rổ kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 cầu lông kết nối tri thức
Giáo án thể dục 12 bóng chuyền kết nối tri thức

Giáo án mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án âm nhạc 12 kết nối tri thức
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án Powerpoint Toán 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint hình học 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint đại số 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức

Giáo án powerpoint lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint địa lí 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án Powerpoint Mĩ thuật 12 kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức
Giáo án Powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức

Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 kết nối tri thức

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án chuyên đề toán 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề hoá học 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề sinh học 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề địa lí 12 kết nối tri thứ
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng kết nối tri thức

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 KẾT NỐI TRI THỨC

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 kết nối tri thức
Giáo án dạy thêm toán 12 kết nối tri thức
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 kết nối tri thức

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay