Giáo án sinh học 10 chân trời bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Giáo án bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân sinh học 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 chân trời bài 20: Thực hành - Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 20. THỰC HÀNH: QUAN SÁT TIÊU BẢN CÁC KÌ PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN VÀ GIẢM PHÂN

 

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thực hành làm được tiêu bản nhiễm sắc thể quan sát quá trình nguyên phân (hành tây, hành ta, đại mạch, cây tỏi, lau ơn, khoai môn,…)
  • Làm được tiêu bản quan sát quá trình giảm phân ở tế bào động vật, thực vật (châu chấu đực, hoa hành,…)
  1. Về năng lực

-   Năng lực sinh học:

  • Tìm hiểu thế giới sống: Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào. Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ để biểu đạt kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.

-   Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.
  • Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học thực hành

- Dạy học trực quan.

- Dạy học theo nhóm nhỏ

- Phương pháp hỏi – đáp

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- Các dụng cụ, mẫu vật và hóa chất theo gợi ý trong SGK

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị

- Biên bản thảo luận nhóm.

- Báo cáo kết quả thực hành

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo tâm thế, dẫn dắt HS vào nội dung bài học mới.
  4. Nội dung: GV tổ chức cho HS ôn tập lại kiến thức cũ, nêu vấn đề vào bài học mới
  5. Sản phẩm học tập: Câu trả lời ôn lại bài cũ của HS
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi ôn tập cho HS

+ Quá trình nguyên phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình nguyên phân

+ Quá trình giảm phân gồm mấy kì? Nêu ý nghĩa của quá trình giảm phân

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào kiến thức đã học, trả lời câu hỏi ôn tập

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi

- HS khác nhận xét, bổ sung, đánh giá câu trả lời của bạn

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để hiểu rõ hơn về quá trình nguyên phân và giảm phân, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu và thực hành trong bài ngày hôm nay: Bài 20 Thực hành: Quan sát tiêu bản các kì phân bào nguyên phân và giảm phân

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân 

  1. Mục tiêu:

- Thu thập được dữ liệu từ quan sát kết quả thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.

- Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình thực hành quan sát tiêu bản các kì phân bào.

- Trung thực: Tiến hành quan sát tế bào đúng quy trình, báo cáo đúng kết quả quan sát được.

- Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi học bài thực hành.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học thực hành để hướng dẫn cho HS thực hiện các bước như SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thực hành thí nghiệm quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- Chuẩn bị: GV chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ, mẫu vật và hoá chất theo yêu cầu trong SGK.

+ Dụng cụ: Kính hiển vi, phiến kính (lam), lá kính (lamen), đĩa đồng hồ, kẹp giấy thấm, kim mũi mác, kim nhọn, dao lam, đèn cồn, tranh ảnh các kì phân bào,…

+ Hóa chất: Carmin acetic, cồn, acetic acid 5%, dung dịch Carnoy, HCl 1,5N, aceto – orcein 2%, nước cất,…

+ Mẫu vật: Rễ củ hành, hoa hành, lá cây thài lài tía (cây lẻ bạn),…

- Tiến hành thí nghiệm: GV hướng dẫn cho HS tiến hành thí nghiệm theo từng bước. Ở mỗi bước, GV giải thích cho HS tại sao chúng ta cần phải làm những bước đó thông qua các câu hỏi:

+ Tại sao phải chọn phần đầu rễ hành? 

+ Việc ngâm đầu rễ vào dung dịch carmin acetic có ý nghĩa gì?

 + Tại sao phải dàn mẫu trên lam kính?

+ Tại sao khi dàn mẫu thì chỉ gõ nhẹ lên làm kính? Nếu gõ mạnh tay thì điều gì sẽ xảy ra? 

- Quan sát kết quả: GV hướng dẫn HS quan sát và xác định các kì của quá trình nguyên phân, chụp hình lại các kì đã quan sát được.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe hướng dẫn của GV, nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm thực hành quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Đại diện các nhóm báo cáo các bước tiến hành thí nghiệm và hình ảnh tiêu bản quan sát được

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang nội dung tiếp theo

I. Chuẩn bị

II. Cách tiến hành

1. Quan sát tiêu bản tế bào rễ hành nguyên phân

- Bước 1: Ngâm củ hành cho ra rễ, chọn 4 - 5 rễ hành cho vào đĩa đồng hồ cùng với dung dịch carmin acetic, đun nóng trên đèn Cồn (6 phút) rồi chờ 30 – 40 phút để các rễ được nhuộm màu. 

- Bước 2: Đặt lên phiến kính một giọt acetic acid 5%, dùng kim mũi mác lấy rễ hành đặt lên phiến kính, dùng dao lam cắt một đoạn mô phân sinh ở đầu chóp rễ chừng 1,5-2 mm. 

- Bước 3: Đây lá kính lên vật mẫu, dùng giấy lọc hút acid thừa, dùng cán kim mũi mác gõ nhẹ lên lá kính để dàn mỏng tế bào mô phân sinh trên phiến kính.

 - Bước 4: Đưa iêu bản lên kính hiển vi và quan sát ở các vật kính 10x, 40x, quan sát tiêu bản và vẽ hình vào bảng báo cáo

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học
Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4 (1 tiết)

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay