Giáo án sinh học 10 chân trời bài 19: Quá trình phân bào (2 tiết)

Giáo án bài 19: Quá trình phân bào (2 tiết) sinh học 10 chân trời. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 chân trời. Kéo xuống dưới để tham khảo

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 chân trời bài 19: Quá trình phân bào (2 tiết)

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

Ngày soạn:.../...../.....

Ngày dạy:.../..../......

BÀI 19. QUÁ TRÌNH PHÂN BÀO

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên nhân và giảm phân; nguyên phân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. 
  • Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. 
  • Lập được bảng so sánh quá trình nguyên nhân và quá trình giảm phân. 
  • Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.
  1. Về năng lực

-   Năng lực sinh học:

  • Nhận thức sinh học: Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân và giảm phân; nguyên nhân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật. Trình bày được một số nhân tố ảnh hưởng đến quá trình giảm phân. Lập được bảng so sánh quá trình nguyên phân và quá trình giảm phân.
  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn. Đề xuất được các biện pháp phòng tránh những yếu tố tiêu cực ảnh hưởng đến quá trình giảm phân.

-   Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.
  • Giao tiếp và hợp tác: Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản | thân khi học về quá trình phân bào.
  1. Phẩm chất
  • Trách nhiệm: Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC

- Dạy học trực quan.

- Dạy học theo nhóm cặp đôi

- Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK

- Kĩ thuật khăn trải bàn; kĩ thuật think – pair – share

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên

- Sơ đồ về quá trình nguyên phân và giảm phân

- Các câu hỏi liên quan đến bài học.

- Máy tính, máy chiếu.

  1. Đối với học sinh

- Vở ghi chép, giấy A4

- Biên bản thảo luận nhóm

  1. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Tạo hứng thú và tò mò cho HS trước khi bắt đầu bài học mới.
  4. Nội dung: GV đưa ra câu hỏi đặt vấn đề; HS suy nghĩ, đưa ra các dự đoán.
  5. Sản phẩm học tập: Các dự đoán của HS.
  6. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS: Cơ chế nào giúp một hợp tử phát triển thành cơ thể gồm rất nhiều tế bào có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống bị nhiễm sắc thể trong hợp tử ban đầu? Cơ chế nào giúp cơ thể tạo được sự đa dạng di truyền ở thế hệ sau của các loài sinh vật sinh sản hữu tính?

- GV sử dụng kĩ thuật tia chớp, khuyến khích HS suy nghĩ nhanh và đưa ra những dự đoán.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS dựa vào hiểu biết cá nhân và nền tảng kiến thức đã học, suy nghĩ và đưa ra câu trả lời.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong chia sẻ ý kiến cá nhân (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).

- GV khuyến khích HS đóng góp ý kiến xây dựng bài.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tuyên dương tinh thần đóng góp xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài mới: Để tìm câu trả lời chính xác vấn đề này, chúng ta hãy cùng bắt đầu bài học ngày hôm nay – Bài 19. Quá trình phân bào

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  2. Quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm)

Hoạt động 1: Tìm hiểu quá trình nguyên phân và ý nghĩa của nguyên phân

  1. Mục tiêu:

- Dựa vào cơ chế nhân đối và phân li của nhiễm sắc thể để giải thích được quá trình nguyên phân và giảm phân; nguyên nhân là cơ chế sinh sản của tế bào, cùng với giảm phân, thụ tinh là cơ sở của sinh sản hữu tính ở sinh vật.

- Vận dụng kiến thức về nguyên nhân và giảm phân vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn.

- Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu về nguyên phân và giảm phân qua các nguồn học liệu khác nhau và xử lý thông tin thu được.

- Biết chủ động phát biểu để nêu ý kiến của bản | thân khi học về quá trình phân bào.

- Sẵn sàng chịu trách nhiệm về các nội dung trình bày về quá trình phân bào.

  1. Nội dung:

- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi – đáp nêu vấn đề kết hợp với kĩ thuật mảnh ghép để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Kết quả thảo luận tìm hiểu về quá trình nguyên phân, câu trả lời cho câu hỏi HĐ1 à HĐ6 ; Luyện tập trong SGK
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GVHS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu với HS: Quá trình nguyên phân là một phần của chu kì tế bào, trước khi diễn ra nguyên phân, tế bào trải qua giai đoạn chuẩn bị (kì trung gian). Ki trung gian ở các loại tế bào khác nhau thì không giống nhau, thường kéo dài, chiếm gần hết thời gian của chu kì. Gồm 3 pha: G1:Tế bào tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng; S: Nhân đôi DNA và nhiễm sắc thể; các nhiễm sắc thể được nhân đôi nhưng vẫn đính với nhau ở tâm động tạo nên một nhiễm sắc thể kép gồm 2 chromatid; G2: Tổng hợp các chất cho tế bào. Nhiễm sắc thể ở dạng sợi mảnh.

- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm theo kĩ thuật mảnh ghép để tìm hiểu về quá trình nguyên phân  

+ Vòng 1: Nhóm chuyên gia 

GV chia lớp thành 3 nhóm lớn (nếu chia thành 6 nhóm thì 2 nhóm sẽ tìm hiểu cùng một nội dung), mỗi nhóm thực hiện các nhiệm vụ độc lập:

·         Nhóm A: Quan sát Hình 19.1 và trả lời câu hỏi 1,2 trong SGK – tr90

o    Quá trình nguyên phân gồm mấy ki?

o    Sau một lần nguyên phân thì thu được bao nhiêu tế bào từ một tế bào ban đầu?

·         Nhóm B: Quan sát Hình 19.2 và trả lời câu hỏi 3, 4 trong SGK – tr91

o    Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm các kì nào?

o    Trong các kì của nguyên phân, nhiễm sắc thể thoi phân bào và màng nhân có sự thay đổi như thế nào?

·         Nhóm C: Quan sát Hình 19.3 và trả lời câu hỏi 5 trong SGK – tr91

o    Quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân có gì khác nhau ở tế bào động vật và thực vật 

à Các nhóm làm việc nhóm trong vòng 5 phút, sau khi tìm hiểu, thống nhất ý kiến, mỗi thành viên phải trình bày trước nhóm của mình một lượt, như là chuyên gia.

+ Vòng 2: Nhóm các mảnh ghép 

·         Thành lập nhóm các mảnh ghép: Mỗi nhóm được thành lập từ ít nhất một thành viên của nhóm chuyên gia.

·         Mỗi thành viên có nhiệm vụ trình bày lại cho cả nhóm kết quả tìm hiểu ở nhóm chuyên gia.

·         Nhóm mảnh ghép thực hiện nhiệm vụ chung: Trình bày ý nghĩa về sự thay đổi hình thái nhiễm sắc thể trong các kì của quá trình nguyên phân

·         Các nhóm lần lượt trình bày tóm tắt các ý kiến chung của nhóm. 

à GV nhận xét, đánh giá, tổng kết về quá trình nguyên phân

- GV yêu cầu HS đọc SGK, thảo luận trả lời câu hỏi 6 để tìm hiểu về ý nghĩa của quá trình nguyên phân

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như nội dung trong SGK – tr91

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo nhóm, nghiên cứu thông tin, hình ảnh SGK, thảo luận để trả lời các câu hỏi của GV.

- GV theo dõi, hỗ trợ HS khi cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời lần lượt các câu hỏi.

- GV mời thành viên của các nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức.

- GV hướng dẫn HS rút ra kiến thức trọng tâm như SGK tr.88 và chuyển sang hoạt động tiếp theo.

I. Quá trình nguyên phân (phân bào nguyên nhiễm)

1. Quá trình nguyên phân

HĐ1.

Quá trình nguyên phân gồm bốn kì: kì đầu, kì giữa, kì sau, kì cuối.

HĐ2.

Sau một lần nguyên phân thì thu được hai tế bào từ một tế bào ban đầu

HĐ3.

Giai đoạn phân chia nhân ở quá trình nguyên phân gồm kì đầu, kì giữa và kì sau.

HĐ4.

Kì đầu

Kì giữa

Kì sau

Kì cuối

Màng nhân tiêu biến. Hình thành thoi phân bào

Thoi phân bào đính NST tại tâm động

Tơ vô sắc kéo về hai cực tế bào

Màng nhân xuất hiện. Phân chia tế bào chất

Các NST kép dần co xoắn

Các NST co xoắn cực đại và tập trung thành một hàng trên mặt phẳng xích đạo

NST kép tách nhau tại tâm động thành hai NST đơn về hai cực tế bào

NST duỗi xoắn

HĐ5.

Điểm khác nhau ở quá trình phân chia tế bào chất trong nguyên phân ở tế bào động vật và thực vật.

- Tế bào động vật: Hình thành eo thắt từ ngoài vào trong để tách thành hai tế bào con.

- Tế bào thực vật: Hình thành vách ngăn từ trong ra ngoài để tách thành hai tế bào con.

Luyện tập

 - Từ đầu kì đầu cho đến đầu kì sau, các nhiễm sắc thể ở trạng thái co xoắn để rút ngắn chiều dài của nhiễm sắc thể, nhờ đó tạo điều kiện thuận lợi cho sự phân li các nhiễm sắc thể về hai cực tế bào ở kì sau.

- Ở đầu kì cuối cho đến khi kết thúc nguyên phân, các nhiễm sắc thể dãn xoắn để chuẩn bị cho quá trình tổng hợp các chất và nhân đôi ở chu kì tế bào tiếp theo.

 

2. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân

HĐ6. Ý nghĩa của quá trình nguyên phân đối với sự sinh trưởng, phát triển của cây:

Nguyên nhân làm tăng số lượng tế bào, cùng với sự sinh trưởng của tế bào giúp gia tăng chiều dài của thân và rễ, làm phát sinh thêm cành nhánh cho cây, tham gia vào quá trình sinh trưởng, phát triển của cây.

3. Kết luận

-         Nguyên nhân là quá trình phân bào nguyên nhiễm, tế bào con được tạo thành có số lượng nhiễm sắc thể giữ nguyên so với tế bào ban đầu. Trong nguyên phân, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ có sự biến đổi hình thái qua các kì phân bào.

-         Nguyên nhân gồm hai quá trình: quá trình phân chia nhân (Mitosis) và quá trình phân chia tế bào chất (Cytokinesis). Trong quá trình phân chia nhận, bộ nhiễm sắc thể của tế bào mẹ được nhân đối và phân chia thành hai tế bào con giống hệt nhau. 

-         Nguyên phân đảm bảo ổn định bộ nhiễm sắc thể của loài qua các thế hệ tế bào.

-         Nguyên nhân giúp cơ thể sinh vật đa bào lớn lên và làm tăng số lượng cá thể của quần thể đơn bào.

 

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

=> Khi đặt, sẽ nhận giáo án ngay và luôn. Tặng kèm phiếu trắc nghiệm + đề kiểm tra ma trận

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học
Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4 (1 tiết)

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay