Giáo án sinh học 10 chân trời bài 7: thực hành - Xác định một số thành phần hóa học của tế bào (2 tiết)

Giáo án bài 7: thực hành - Xác định một số thành phần hóa học của tế bào (2 tiết) sách sinh học 10 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của sinh học 10 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết

Xem: => Giáo án sinh học 10 chân trời sáng tạo (bản word)

Xem video về mẫu Giáo án sinh học 10 chân trời bài 7: thực hành - Xác định một số thành phần hóa học của tế bào (2 tiết)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

 

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7. THỰC HÀNH: XÁC ĐỊNH MỘT SỐ THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO (2 TIẾT)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ xác định (định tính) được một số thành phần hóa học có trong tế bào.

  1. Năng lực
  • Năng lực sinh học:
  • Nhận thức sinh học: Nhận ra và chỉnh sửa được những điểm sai khi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, khi thao tác làm thí nghiệm.
  • Tìm hiểu thế giới sống:

+ Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.

+ Đề xuất được các giả thuyết liên quan đến tình huống trong thực tiễn được đưa ra và phát biểu được các giả thuyết nghiên cứu.

+ Lựa chọn phương án phù hợp và triển khai thực hiện bố trí các thí nghiệm nghiên cứu để chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

+ Thu thập dữ liệu từ kết quả quan sát các nghiệm thức khác nhau; so sánh được kết quả với giả thuyết, giải thích và rút ra kết luận về vấn đề nghiên cứu.

+ Viết được báo cáo nghiên cứu.

  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học: Tự nhận ra và điều chỉnh được những sai sót và hạn chế của bản thân trong quá trình nghiên cứu khoa học; rút kinh nghiệm để vận dụng phương pháp học bằng nghiên cứu khoa học vào những tình huống khác.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đánh giá được hiệu quả của việc áp dụng nhiều phương pháp khác nhau để nghiên cứu một vấn đề.
  • Giao tiếp và hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giải thuyết đã đề ra.
  1. Phẩm chất
  • Trung thực: Tiến hành thí nghiệm đúng quy trình, báo cáo đúng số liệu và kết quả nghiên cứu.
  • Chăm chỉ: Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC
  • Dạy học thực hành
  • Dạy học trực quan.
  • Dạy học theo nhóm nhỏ.
  • Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề.
  • Dạy học bằng nghiên cứu khoa học.
  • Kĩ thuật: phòng tranh, động não, khăn trải bàn, think – pair – share.

III. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

  1. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Sinh học, Giáo án.
  • Dụng cụ, mẫu vật, hoá chất theo gợi ý trong SGK và dùng để bố trí các nghiệm thức.
  • Các câu hỏi liên quan đến bài học.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • Các mẫu vật hoặc dụng cụ được GV phân công chuẩn bị.
  • Biên bản thảo luận nhóm.
  • Báo cáo thu hoạch.
  1. IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  2. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  3. Mục tiêu: Dẫn dắt vào bài học mới.
  4. Nội dung:

GV nhắc lại kiến thức ở bài học trước và nêu ra một vài tình huống thực tế, đặt câu hỏi gợi mở cho HS.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS:

+ Trong buổi học trước, chúng ta đã biết một số phân tử sinh học trong tế bào, các em hãy kể tên các phân tử đó.

+ Em hãy kể tên một số loại thực phẩm nào chứa nhiều protein, chất béo, glucose,…

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

HS nhớ lại kiến thức đã học trong bài trước và trả lời câu hỏi của GV.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS xung phong trả lời câu hỏi.

- Các HS còn lại nhận xét, đưa ra ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: - Thức ăn hàng ngày chúng ta nạp vào cơ thể rất đa dạng và phong phú, tuy nhiên, nếu không biết cân bằng những chất nạp vào cơ thể, chúng ta sẽ rất dễ mắc những căn bệnh nguy hiểm. Ví dụ: ăn quá nhiều đồ chiên, rán sẽ gây béo phì, máu nhiễm mỡ,… ăn nhiều thực phẩm giàu đạm sẽ làm tích tụ acid uric trong cơ thể, gây ra bệnh gout; ăn nhiều đồ ngọt sẽ làm tăng nguy cơ tiểu đường,… Chính vì vậy, chúng ta cần có những hiểu biết nhất định về thành phần hóa học của các loại thực phẩm để có thể cân bằng chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Trong bài học hôm nay, chúng ta sẽ tiến hành các thí nghiệm để xác định một số thành phần hóa học có trong tế bào.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát để trải nghiệm

  1. Mục tiêu:

- Đề xuất được vấn đề được nhắc đến trong tình huống thực tế; đặt được các câu hỏi liên quan đến các tình huống đó.

- Chủ động đề xuất mục đích hợp tác nhằm tiến hành các phương án chứng minh các giả thuyết đã đề ra.

- Đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, thuận lợi và khó khăn khi tham gia nghiên cứu khoa học.

  1. Nội dung:

- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc các tình huống và quan sát những hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34).

-  Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống.

- GV sử dụng phương pháp hỏi - đáp nêu vấn đề, kết hợp sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn để hướng dẫn và gợi ý cho HS thảo luận nội dung trong SGK.

  1. Sản phẩm học tập: Phiếu thảo luận của HS.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành ba nhóm, yêu cầu các nhóm đọc 6 tình huống và quan sát những hình ảnh trong mục 1, phần II (SGK tr.33 – 34):

a. Khi mệt mỏi, người ta có thể ăn các loại quả chín (nho, chuối,...) sẽ cảm thấy đỡ mệt mỏi.

b. Để chế tạo hồ dán tinh bột tại nhà, người ta có thể dùng gạo, bột mì,...

c. Khi ăn quá nhiều các loại thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa,... sẽ có nguy cơ mắc bệnh Gout.

d. Người ta thường sử dụng hạt lạc hoặc mè, đậu nành,... để làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật.

e. Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo và khô.

g. Ăn nhiều các loại rau củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,...

-  Mỗi nhóm lựa chọn nghiên cứu hai tình huống.

- GV phát cho mỗi nhóm một tờ giấy A0, sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn, hướng dẫn HS thảo luận nội dung trong SGK theo mẫu. (Phiếu học tập ở phần Hồ sơ học tập)

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận và đưa ra các câu hỏi giả định khác nhau cho tình huống đã chọn trong vòng 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- Các nhóm đọc tình huống trong SGK, mỗi nhóm lựa chọn 2 tình huống để nghiên cứu.

- Các thành viên trong nhóm làm việc độc lập, ghi những câu hỏi giả định của mình vào một góc của tờ giấy A0, sau đó các thành viên trao đổi, lựa chọn ra những phương án trùng nhau và ghi vào giữa tờ giấy.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận GV mời đại diện các nhóm lần lượt trình bày trình bày phần thảo luận của nhóm mình.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét kết quả thảo luận của các nhóm và chuyển sang nội dung tiếp theo.

1. Quan sát để trải nghiệm

* Một số câu hỏi mẫu cho từng tình huống:

STT

Nội dung vấn đề

Câu hỏi giả định

1

Các loại quả chín có thể cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Chất nào trong quả chín có vai trò cung cấp năng lượng cho tế bào?

2

Gạo, bột mì,... được dùng làm nguyên liệu để tạo hồ tỉnh bột.

Có phải trong gạo, bột mì,... có chứa tỉnh bột?

3

Ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, sữa,... làm tăng nguy cơ mắc bệnh Gout.

Chất nào trong thịt, có, trứng, sữa,... gây ra bệnh Gout?

4

Hạt lạc (đậu phộng) hoặc mè, đậu nành,... được dùng làm nguyên liệu sản xuất dầu thực vật.

Chất nào trong hạt lạc (đậu phông)

hoặc mè, đậu nành,... được dùng

để sản xuất dầu thực vật?

5

Lá tươi để lâu ngày sẽ dần bị héo

và khô.

Khi để lá tươi lâu ngày, có phải các chất chứa trong lá đã mất đi?

6

Các loại rau, củ giúp cơ thể tăng cường sức đề kháng, cung cấp vitamin,...

Các loại rau, củ đã cung cấp những chất gì cho cơ thể?

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay vào luôn

CÁCH TẢI:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 10711017 - Chu Văn Trí- Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Soạn giáo án Sinh học 10 chân trời sáng tạo theo công văn mới nhất

GIÁO ÁN WORD LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 10 - SÁCH CHÂN TRỜI

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

PHẦN MỘT: SINH HỌC TẾ BÀO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài 1: Giới thiệu khái quát chương trình môn sinh học
Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3: TRAO ĐỔI CHẤT VÀ CHUYỂN HÓA NĂNG LƯỢNG Ở TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4 (1 tiết)

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 10 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 3 (1 tiết)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4: CHU KÌ TẾ BÀO, PHÂN BÀO VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO

Giáo án điện tử sinh học 10 chân trời bài: Ôn tập chương 4

PHẦN HAI: SINH HỌC VI SINH VẬT VÀ VIRUS

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5: VI SINH VẬT VÀ ỨNG DỤNG

 
Chat hỗ trợ
Chat ngay