Giáo án Tin học ứng dụng 12 cánh diều bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu
Giáo án bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu sách Tin học 12 - Tin học ứng dụng cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Tin học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Xem video về mẫu Giáo án Tin học ứng dụng 12 cánh diều bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 12 cánh diều đủ cả năm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 4: TRÌNH BÀY NỘI DUNG THEO DẠNG DANH SÁCH, BẢNG BIỂU
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Trình bày được nội dung dạng danh sách trên trang web.
Tạo được bảng biểu trên trang web.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực học tập, tự học: HS biết tự tìm kiếm, chuẩn bị và lựa chọn tài liệu, phương tiện học tập trước giờ học, quá trình tự giác tham gia các và thực hiện các hoạt động học tập cá nhân trong giờ học ở trên lớp,…
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Khả năng phân công và phối hợp thực hiện nhiệm vụ học tập.
Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: HS đưa ra các phương án trả lời cho câu hỏi, bài tập xử lý tình huống, vận dụng kiến thức, kĩ năng của bài học để giải quyết vấn đề thường gặp.
Năng lực Tin học:
Trình bày được nội dung dạng danh sách, bảng biểu trên trang web.
3. Phẩm chất
Có ý thức chủ động tìm hiểu và cập nhật các kiến thức mới.
Cẩn thận, tỉ mỉ khi viết các mã lệnh HTML.
Hình thành tư duy lôgic phân tích yêu cầu cần đạt để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
GV: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều, bài trình chiếu (Slide), máy chiếu, phòng máy tính có kết nối Internet.
HS: SGK, SBT Tin học 12 – Định hướng Tin học ứng dụng – Cánh diều, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a) Mục tiêu: Tạo hứng thú, tính tò mò và động lực học tập về các cách trình bày nội dung văn bản.
b) Nội dung: HS suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động tr.49 SGK theo hiểu biết của mình.
c) Sản phẩm: Từ yêu cầu, HS vận dụng sự hiểu biết để trả lời câu hỏi Khởi động tr.49 SGK.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ:
- GV trình chiếu hình ảnh trên slide để gợi ý cho HS trả lời câu hỏi Khởi động tr.49 SGK.
- GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, suy nghĩ trả lời câu hỏi Khởi động tr.49 SGK:
Theo em, để trình bày một văn bản, khi nào nên trình bày theo dạng liệt kê các mục và khi nào nên trình bày theo dạng bảng?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập:
- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát và hỗ trợ HS khi cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận:
- GV mời một số HS xung phong trả lời câu hỏi Khởi động tr.49 SGK.
Gợi ý trả lời:
Việc chọn giữa trình bày một văn bản theo dạng liệt kê các mục hay theo dạng bảng phụ thuộc vào nội dung cụ thể của văn bản và mục đích trình bày thông tin.
+ Trình bày theo dạng liệt kê các mục:
Khi muốn đưa ra danh sách các mục có liên quan nhưng không cần phải so sánh chúng trực tiếp.
Khi các mục không có sự liên kết rõ ràng hoặc cần được phân loại theo một tiêu chí nào đó.
Khi muốn mô tả một loạt các điểm, ý tưởng hoặc mục tiêu một cách ngắn gọn và dễ đọc.
Khi sự tương quan hoặc thứ tự không quan trọng.
+ Trình bày theo dạng bảng:
Khi muốn so sánh các giá trị, dữ liệu hoặc thuộc tính của các mục với nhau.
Khi thông tin cần được hiển thị dưới dạng lưới và cần tổ chức bằng cách sắp xếp các hàng và cột.
Khi muốn biểu diễn một lượng lớn dữ liệu một cách cụ thể và dễ hiểu.
Khi cần có một cấu trúc rõ ràng để so sánh và phân tích thông tin.
- HS khác lắng nghe, nhận xét và bổ sung.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện:
GV đánh giá kết quả của HS, dẫn dắt HS vào bài học mới: Việc sử dụng danh sách liệt kê hay bảng sẽ giúp cho nội dung văn bản được trình bày rõ ràng, dễ nhìn và khoa học hơn. Vậy để giúp các em biết cách sử dụng các thẻ HTML để tạo danh sách, bảng biểu trên trang web, chúng ta sẽ cùng nhau đến với Bài 4: Trình bày nội dung theo dạng danh sách, bảng biểu.
B. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: Tạo danh sách
a) Mục tiêu: HS biết cách sử dụng các thẻ <ul>, <ol> và <li> để tạo danh sách xác định thứ tự và danh sách không xác định thứ tự.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 1. Tạo danh sách, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS trình bày được nội dung dạng danh sách trên trang web.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN | ||||||||||||
a) Danh sách xác định thứ tự Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 – 3 HS và trả lời các câu hỏi: + Danh sách xác định thứ tự được dùng khi nào? + Trong HTML, danh sách xác định thứ tự được tạo như thế nào? + Theo em, có thể xác định thứ tự bắt đầu của danh sách bằng một số nguyên khác 1 được không? - GV yêu cầu HS vận dụng kiến thức thực tiễn, trả lời câu hỏi Hoạt động SGK tr.50: Hãy nêu một số cách em đã biết để xác định thứ tự các mục được liệt kê trong một danh sách. - GV tiếp tục đưa ra câu hỏi cho các nhóm thảo luận: + Để thay đổi cách xác định thứ tự các mục trong danh sách, em cần thực hiện như thế nào? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 1a SGK tr.49 – 50 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện các nhóm HS trả lời. - Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét. Hướng dẫn trả lời câu hỏi Hoạt động SGK tr.50: Một số cách để xác định thứ tự các mục được liệt kê trong một danh sách: + Sử dụng số nguyên: 1, 2, 3,… + Sử dụng chữ cái in thường: a, b, c,... + Sử dụng chữ cái in hoa: A, B, C,... + Sử dụng chữ số La Mã in thường: i, ii, iii,... + Sử dụng chữ số La Mã in hoa: I, II, III,... Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. | 1. Tạo danh sách a) Danh sách xác định thứ tự - Danh sách xác định thứ tự được dùng khi thứ tự xuất hiện các mục của nó là quan trọng. - HTML sử dụng các thẻ <ol> và <li> để tạo danh sách xác định thứ tự: Trong đó: + Cặp thẻ <ol></ol> dùng để tạo danh sách. + Cặp thẻ <li></li> dùng để tạo các mục nội dung trong danh sách. + Các mục trong danh sách theo mặc định được xác định thứ tự tăng dần bằng các số nguyên bắt đầu từ 1. Ví dụ 1: Nội dung phần body của văn bản HTML ở Hình 1a khai báo một danh sách xác định thứ tự gồm ba mục nội dung. Kết quả hiển thị như Hình 1b. Hình 1a. Ví dụ tạo danh sách Hình 1b. Kết quả khi mở văn bản HTML ở Hình 1a bằng trình duyệt web - Có thể xác định thứ tự bắt đầu của danh sách bằng cách gán một số nguyên khác cho thuộc tính start trong khai báo phần tử ol. Ví dụ 2: Khai báo <ol start=“5”> xác định thứ tự mục đầu tiên của danh sách là 5. - Để thay đổi cách xác định thứ tự các mục trong danh sách, cần thiết lập giá trị cho thuộc tính type trong khai báo phần tử ol. Bảng 1. Một số giá trị thuộc tính type
Ví dụ 3: Khai báo <ol type=“A”> xác định thứ tự các mục trong danh sách bằng chữ cái in hoa. | ||||||||||||
b) Danh sách không xác định thứ tự Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 – 3 HS và trả lời các câu hỏi: + Danh sách không xác định thứ tự thường được sử dụng khi nào? + Trong HTML, danh sách không xác định thứ tự được tạo như thế nào? - GV lưu ý HS cách thiết lập kí tự đánh dấu các mục của danh sách không xác định thứ tự. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 1b SGK tr.50 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện các nhóm HS trả lời. - Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. | b) Danh sách không xác định thứ tự - Danh sách không xác định thứ tự thường được sử dụng khi thứ tự xuất hiện các mục của nó là không quan trọng. - HTML sử dụng các thẻ <ul> và <li> để tạo danh sách không xác định thứ tự: Trong đó: + Cặp thẻ <ul></ul> dùng để tạo danh sách. + Cặp thẻ <li></li> dùng để tạo các mục nội dung trong danh sách. + Theo mặc định, mỗi mục nội dung khi hiển thị trên màn hình trình duyệt web được bắt đầu bằng một dấu chấm tròn màu đen. Ví dụ 4: Nội dung phần body của văn bản HTML ở Hình 2a khai báo một danh sách không xác định thứ tự gồm hai mục nội dung. Kết quả hiển thị như Hình 2b. Hình 2a. Ví dụ tạo danh sách không xác định thứ tự Hình 2b. Kết quả khi mở văn bản HTML ở Hình 2a bằng trình duyệt web Lưu ý: Cách thiết lập kí tự đánh dấu các mục của danh sách không xác định thứ tự thường được sử dụng thông qua việc thiết lập CSS mà không sử dụng thuộc tính type như danh sách xác định thứ tự. | ||||||||||||
- GV có thể giới thiệu thêm danh sách mô tả cho HS. | Danh sách mô tả - Danh sách mô tả dùng để liệt kê các mục kèm với mô tả cho từng mục. - HTML sử dụng các thẻ <dl>, <dt> và <dd> để tạo danh sách mô tả: Trong đó: + Cặp thẻ <dl></dl> dùng để tạo danh sách. + Cặp thẻ <dt></dt> dùng để khai báo tên của các mục. + Cặp thẻ <dd></dd> dùng để khai báo giá trị của các mục. Ví dụ: Ví dụ tạo danh sách mô tả Kết quả hiển thị trên trình duyệt web |
Hoạt động 2: Tạo bảng
a) Mục tiêu: Cung cấp cho HS cách sử dụng các thẻ <table>, <tr>, <td> để trình bày văn bản theo dạng bảng.
b) Nội dung: GV giao nhiệm vụ; HS tìm hiểu nội dung mục 2. Tạo bảng, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ.
c) Sản phẩm: HS tạo được bảng biểu trên trang web.
d) Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS | SẢN PHẨM DỰ KIẾN |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ: - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm 2 – 3 HS và trả lời các câu hỏi: + Theo em, khi nào nên sử dụng bảng để trình bày thông tin? + Trong HTML, bảng được tạo như thế nào? + Dữ liệu trong các ô của bảng thường có dạng gì? - GV giới thiệu cho HS cách sử dụng phần tử caption để tạo chú thích cho bảng. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS tìm hiểu nội dung mục 2 SGK tr.51 và thảo luận theo nhóm thực hiện nhiệm vụ. - GV quan sát và trợ giúp HS. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận: - Đại diện các nhóm HS trả lời. - Các nhóm khác đưa ra ý kiến nhận xét. Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện: - GV nêu nhận xét, chính xác hoá lại các nội dung trả lời của HS. - GV tóm tắt bài học: Trong HTML:
| 2. Tạo bảng - Bảng thường được sử dụng để thể hiện thông tin có cấu trúc, dùng cho thống kê, so sánh dữ liệu. - HTML sử dụng các thẻ <table>, <tr> và <td> để tạo bảng: Trong đó: + Cặp thẻ <table></table> dùng để tạo bảng. + Cặp thẻ <tr></tr> dùng để khai báo các hàng trong bảng. + Cặp thẻ <td></td> dùng để khai báo các ô dữ liệu của mỗi hàng. - Dữ liệu trong các ô thường là văn bản, hình ảnh, siêu liên kết,… hoặc cũng có thể bao gồm các bảng khác. Ví dụ 5: Nội dung phần body của văn bản HTML ở Hình 3a trình bày danh sách cán bộ lớp 12A1 dưới dạng bảng. Kết quả hiển thị như Hình 3b. Hình 3a. Ví dụ tạo bảng bằng cách kết hợp các phần tử table, tr, td Hình 3b. Kết quả khi mở văn bản HTML ở Hình 3a bằng trình duyệt web - Lưu ý: Để bổ sung thông tin chú thích cho bảng, em khai báo phần tử caption. Theo quy định, phần tử caption phải được khai báo ngay sau thẻ mở <table>. |
Hoạt động 3: Thực hành tạo danh sách, tạo bảng
a) Mục tiêu: HS vận dụng kiến thức đã học để thực hành tạo danh sách và bảng theo yêu cầu.
b) Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hiện theo hai nhiệm vụ trong SGK để tạo danh sách và bảng.
c) Sản phẩm: HS tạo được bảng và danh sách theo yêu cầu.
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Khi đặt nhận được những gì?
- Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
- Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
- Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
- Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Phí giáo:
- Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
- Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
- Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm
=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại
Cách đặt:
- Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án tin học ứng dụng 12 cánh diều đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều
Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU
Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều