Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Giáo án Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945) sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo

Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM 

THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI

BÀI 12: HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM

TRONG ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP DÂN TỘC 

(ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945) 

 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ: 

  • Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945).

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà. 

  • Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng. 

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu lịch sử: Biết cách sưu tầm và khai thác tư liệu để tìm hiểu về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945). 

  • Nhận thức và tư duy lịch sử: Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945).

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để xây dựng đoạn video clip tập hợp những hình ảnh và tư liệu về hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh từ năm 1920 đến Cách mạng tháng Tám năm 1945 để giới thiệu với các bạn trong lớp của em. 

3. Phẩm chất

  • Yêu nước: Trân trọng, tự hào về những đóng góp cho phong trào giải phóng dân tộc của các bậc tiền bối. 

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo. 

  • Bản đồ thế giới.

  • Tư liệu lịch sử (hình ảnh, văn bản) về hoạt động đối ngoại của các cá nhân, các tổ chức cách mạng từ đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945. 

  • Phiếu học tập (giấy A0), nam châm dán Phiếu học tập, bút màu.

  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo. 

  • Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo sự lôi cuốn, kích thích HS muốn khám phá về hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 

b. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố vui ô chữ”, HS tìm ô chữ chìa khóa về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 

c. Sản phẩm: Các từ khóa trong trò chơi về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Đố vui ô chữ”.

- GV phổ biến luật chơi:

+ Tìm từ khóa nói về nội dung bài học Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945). 

+ Giải ô chữ hàng ngang theo gợi ý để tìm ra ô chữ hàng dọc. 

- GV lần lượt đọc các ô chữ:

Ô chữ số 1 (12 chữ cái): Người đã đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.

Ô chữ số 2 (3 chữ cái): Nhóm đặc biệt tình báo của Mỹ làm nhiệm vụ phối hợp tổ chức huấn luyện quân sự, cung cấp hậu cần, y tế cho Việt Minh, thu thập thông tin tình báo và chống quân phiệt Nhật. 

Ô số 3 (11 chữ cái): Người đã chủ trương đưa học sinh sang Nhật Bản du học, tìm sự giúp đỡ của Nhật Bản cho phong trào Đông Du.

Ô số 4 (7 chữ cái): Tờ báo của Đảng Cộng sản Pháp được Nguyễn Ái Quốc tham gia viết bài và qua tờ báo này Nguyễn Ái Quốc đã tìm đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin. 

Ô chữ số 5 (8 chữ cái): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống sau.

“Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn tám mươi năm nay, một dân tộc đã cương quyết đứng về phe……………………….chống phát xít mấy năm nay, dân tộc đó phải được độc lập”. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học, tìm câu trả lời các thông tin về ô chữ chủ. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

GV mời đại diện lần lượt HS trả lời. Ai xung phong nhanh nhất sẽ được GV mời trả lời và giành điểm thưởng. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

0

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

N

G

U

Y

N

Á

I

Q

U

C

2

 

O

S

S

 

3

P

H

A

N

B

I

C

H

Â

U

 

4

N

H

Â

N

Đ

O

 

5

Đ

N

G

M

I

N

H

 

- Ô CHỮ CHỦ ĐỀ (5 chữ cái): NGOẠI GIAO

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Ngày 14/1/1926, khi được mời phát biểu tại một số sự kiện lớn ở Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc (lúc này có bí danh là Vương Đạt Nhân) đã kêu gọi: “Tất cả các dân tộc bị áp bức nào, hễ cùng bị chủ nghĩa đế quốc áp bức, thì phải cùng nhau liên hiệp lại… Không phân biệt nước nào, dân tộc nào, tất cả hãy đứng lên chống kẻ thù chung của chúng ta!”. Đoàn kết với nhân dân thế giới, “thêm bạn, bớt thù” là quan điểm xuyên suốt của các thế hệ người Việt Nam để có đồng minh trong cuộc đấu tranh giành độc lập. Vậy, hoạt động đối ngoại của Việt Nam theo tinh thần trên đã diễn ra như thế nào trong giai đoạn đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến cách mạng tháng Tám năm 1945).

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Hình 12.1 – 12.2, mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.77 - 78 và hoàn thành Phiếu học tập số 1: Nêu tóm tắt những hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam đầu thế kỉ XX.

c. Sản phẩm: Phiếu học tập số 1 về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết hơn”.

- GV phổ biến luật chơi cho HS:

+ HS cả lớp chia làm 2 đội. 

+ GV trình chiếu Hình 12.1 – 12.2 SGK tr.78.

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI

+ Lần lượt các thành viên trong 2 đội chơi nêu thông tin, hiểu biết về hai nhà hoạt động đối ngoại Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh (Thông tin của HS trước không được trùng lặp với HS sau).

+ GV lần lượt nhận xét, đánh giá thông tin 2 đội đưa ra. Trong vòng 5 – 7 phút, đội nào đưa ra được nhiều thông tin chính xác hơn, đó là đội thắng cuộc. 

Gợi ý: 

+ Phan Bội Châu (1867 - 1940): 

  • Tên khai sinh là Phan Văn San, vì chữ San trùng với tên húy của vua Duy Tân - Vĩnh San nên phải đổi thành Phan Bội Châu); hiệu Hải Thụ, sau lấy hiệu là Sào Nam (và một số bút danh khác). 

  • Ông sinh ngày 26/12/1867, quê ở làng Đan Nhiễm (nay là xã Xuân Hoà), huyện Nam Đàn, Nghệ An. 

  • Trong quá trình hoạt động, những năm 1905 - 1908, Phan Bội Châu lãnh đạo phong trào Đông du, tổ chức cho gần 200 thanh niên yêu nước sang Nhật Bản học tập, đồng thời, cũng liên lạc với các hội yêu nước của học sinh và chính khách các nước có mặt ở Nhật Bản nhằm trao đổi kinh nghiệm vận động cứu nước.

+ Phan Châu Trinh (1872 - 1926): 

  • Hiệu là Tây Hồ, sinh ngày 9/9/1872 tại làng Tây Lộc, huyện Hà Đông (nay thuộc thôn Tây Lộc, xã Tam Lộc, huyện Phú Ninh), tỉnh Quảng Nam. 

  • Năm 1900, Phan Châu Trinh thi đỗ Cử nhân, một năm sau đỗ Phó bảng nhưng phải trở về quê lo đám tang anh ruột và ở lại quê nhà dạy học. Năm 1903, Phan Châu Trinh được bổ nhiệm Thừa biện Bộ lễ, đến năm 1904, ông đã từ quan trở về quê. 

  • Phan Châu Trinh là một nhân vật nổi bật trong phong trào Duy tân đầu thế kỉ XX, là một nhà nho yêu nước có nhiều quan điểm tiến bộ. Có thể xem ông là một trong những người có tư tưởng dân chủ sớm nhất trong số các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ XX.

- GV cho HS xem thêm video về nhà hoạt động đối ngoại.

+ Video: Phan Bội Châu - Ông già bến Ngự.

https://www.youtube.com/watch?v=bjAorhrD2ec&t=12s

+ Video: Phan Chu Trinh một nhân sỹ yêu nước thế kỉ XX.

https://www.youtube.com/watch?v=fL2SkUqR9Vs

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm:

Khai thác mục Em có biết, thông tin mục 1 SGK tr.77, 78 và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI 

CỦA CÁC NHÀ YÊU NƯỚC VIỆT NAM

 NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Bối cảnh lịch sử, yêu cầu mới và sự cần thiết phải tìm ra các hoạt động đối ngoại để mở ra đường hướng mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Bối cảnh lịch sử:………………………………………

…………………………………………………………..

- Yêu cầu khách quan:………………………………….

…………………………………………………………..

- Nhiệm vụ:……………………………………………...

…………………………………………………………..

2. Những hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà yêu nước và nhân dân các nước.

Nhà yêu nước

Hoạt động chính

Mục đích

Phan Bội Châu

 

 

Phan Châu Trinh

 

 

 

- GV lưu ý HS: không nghiêng về trình bày hoạt động cách mạng của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, mà tập trung nhấn mạnh vào hoạt động tìm kiếm sự giúp đỡ, ủng hộ cho công cuộc đấu tranh giành độc lập).

- GV cung cấp thêm cho HS một số tư liệu (Đính kèm phía dưới Hoạt động 1).

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp cùng suy nghĩ và cho biết:

+ Nêu nhận xét của em về hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX?

+ Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX có vai trò như thế nào?

- GV cho HS liên hệ và trả lời câu hỏi: Kể tên các nhà yêu nước Việt Nam tiêu biểu trong hoạt động đối ngoại những năm đầu thế kỉ XX. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện hiện nhiệm vụ học tập

- HS khai thác thông tin trong mục, tư liệu do GV cung cấp và hoàn thành Phiếu học tập số 1.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 HS nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX theo Phiếu học tập số 1.

- GV mời đại diện 3 HS lần lượt trả lời câu hỏi mở rộng, liên hệ:

+ Nhận xét về những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu trong những năm đầu thế kỉ XX: 

  • Ông đã chọn cho mình con đường đi riêng nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc: tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài để chống thực dân Pháp.

  • Những hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu diễn ra một cách liên tục ở Nhật Bản, đóng vai trò quan trọng trong phong trào đấu tranh giành độc lập của đất nước đầu thế kỉ XX, thể hiện lòng yêu nước sâu sắc và chí khí của Phan Bội Châu.

+ Vai trò của hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX: thúc đẩy phong trào yêu nước đầu thế kỉ XX phát triển, góp phần khuếch trương thanh thế phong trào yêu nước Việt Nam ra ngoài biên giới quốc gia. 

+ Một số nhà yêu nước Việt Nam có những hoạt động đối ngoại bước đầu ở nước ngoài đầu thế kỉ XX: Nguyễn An Ninh, Phan Văn Trường, Đặng Tử Kính, Tăng Bạt Hổ, Lương Ngọc Quyến,…

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và hoàn chỉnh Phiếu học tập số 1.

- GV kết luận: 

+ Hoạt động đối ngoại của Phan Bội Châu chủ yếu diễn ra ở Nhật Bản, Trung Quốc với mục đích tìm kiếm sự giúp đỡ  từ bên ngoài để chống thực dân Pháp, giành độc lập dân tộc.

+ Hoạt động đối ngoại của Phan Châu Trinh chủ yếu diễn ra ở Pháp với mục đích vận động cải cách cho Việt Nam.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

Kết quả Phiếu học tập số 1 về những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh trong những năm đầu thế kỉ XX đính kèm phía dưới Hoạt động 1. 

 

 

Tư liệu 1. Hoạt động đối ngoại của các nhà yêu nước Việt Nam những năm đầu thế kỉ XX

1.1. Năm 1908, phong trào Đông du tan rã. Trong hoàn cảnh khó khăn, Phan Bội Châu thay mặt những thành viên còn lại trên đất Nhật gửi thư đến bác sĩ A-sa-ba Sa-ki-ta-rô, người từng cứu giúp một lưu học sinh người Việt, để nhờ giúp đỡ. Ngay khi nhận được thư, bác sĩ Sa-ki-ta-rô đã gửi tặng 1 700 yên Nhật - một số tiến lớn lúc đó. Năm 1918, Phan Bội Châu trở lại Nhật, tìm thăm Sa-ki-ta-rô, nhưng ông đã qua đời trước đó. Để tưởng nhớ ân nhân, Phan Bội Châu với sự quyên góp, giúp đỡ của người dân làng A-sa-ba đã lập bia đá tạ ơn trước mộ bác sĩ Sa-ki-ta-rô trong khuôn viên chùa Thường Lâm.

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI

Phan Bội Châu (hàng đầu, thứ ba

từ bên trái) cùng người dân làng A-sa-ba bên tấm bia đá tạ ơn

bác sĩ Sa-ki-ta-rô (1918)

     1.2. “Tàn sát người dân chịu sưu dịch, trần áp nho sĩ, phá các trường học và các hội buôn được thành lập đúng theo lời chỉ dẫn của Chính phủ, đó là những biện pháp mà Nhà nước Đông Dương đã thực hiện sau các cuộc biểu tình khẩn nài của dân Nam chống lại sưu cao dịch nặng đã đẩy họ vào cảnh nghèo khổ và chết đói,... Cần thực hiện một cuộc ân xá toàn diện và hoàn toàn đối với những người sống sót sau vụ việc năm 1908”.

(Phan Châu Trinh, Điều trần gửi Hội nhân quyên (Pa-ri, 1912): Những cuộc biểu tình năm 1908 của dân Trung Kì, trích trong: Phan Châu Trinh, Toàn tập

Tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2005, tr. 16l)

CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI
CHỦ ĐỀ 5: LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN ĐẠI – HIỆN ĐẠI

KẾT QUẢ PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA CÁC NHÀ YÊU NƯỚC VIỆT NAM

 NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX

1. Bối cảnh lịch sử, yêu cầu mới và sự cần thiết phải tìm ra các hoạt động đối ngoại để mở ra đường hướng mới cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

- Bối cảnh lịch sử: các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp làm biến đổi kinh tế, xã hội, ảnh hưởng sâu sắc đến phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

- Yêu cầu khách quan: con đường giải phóng dân tộc theo ngọn cờ phong kiến bế tắc, cần tìm kiếm con đường cứu nước mới. 

- Nhiệm vụ: triển khai các hoạt động đối ngoại tìm kiếm sự ủng hộ, giúp đỡ của các lực lượng tiến bộ cho cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.

2. Những hoạt động của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà yêu nước và nhân dân các nước.

Nhà yêu nước

Hoạt động chính

Mục đích

Phan Bội Châu

- Tổ chức phong trào Đông Du (1905 - 1908).

- Đến Quảng Đông (Trung Quốc), Lào và Xiêm để tiếp tục tìm sự giúp đỡ cho các hoạt động cách mạng.

- Cùng các chí sĩ Trung Hoa lập “Chấn Hoa Hưng Á” và cử người liên lạc với một số tổ chức, đại diện nước ngoài (Công sứ Đức, Đại sứ quán Nga,...).

Tìm kiếm sự giúp đỡ của những nhà yêu nước và nhân dân các nước (Nhật Bản, Trung Quốc, Đông Nam Á) đối với công cuộc giành độc lập của Việt Nam.

Phan Châu Trinh

Năm 1911, Phan Châu Trinh sang Pháp, thành lập Nhóm những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, liên hệ với một số thành viên trong Liên minh Nhân quyền và Đảng Xã hội Pháp.

Tranh thủ sự ủng hộ của lực lượng cấp tiến tại Pháp cho cách mạng Việt Nam.

 

 

Hoạt động 2. Hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1920 đến năm 1945

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

- Nêu được những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh từ năm 1930 đến năm 1945. 

b. Nội dung: GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, khai thác Tư liệu 1 – 2, Hình 12.3 – 12.4, thông tin mục 2a, 2b SGK tr.79 – 80, trả lời câu hỏi và hoàn thành Phiếu học tập số 2: 

- Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1911 đến năm 1930.

- Nêu những hoạt động đối ngoại chủ yếu của Đảng Cộng sản Đông Dương và Mặt trận Việt Minh từ năm 1930 đến năm 1945. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời, Phiếu học tập số 2 của HS về hoạt động đối ngoại của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Đông Dương từ năm 1920 đến năm 1945

----------------------------------

----------------- Còn tiếp ---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 1

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 2

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 3

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 4

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 5

GIÁO ÁN WORD CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc
Giáo án Lịch sử 12 chân trời Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 6

II. GIÁO ÁN POWERPOINT LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 1. THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 1: Liên hợp quốc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 2: Trật tự thế giới trong Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 3: Trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 2. ASEAN: NHỮNG CHẶNG ĐƯỜNG LỊCH SỬ

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 4: Sự ra đời và phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 5: Cộng đồng ASEAN Từ ý tưởng đến hiện thực (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 3. CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945, CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC VÀ CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THÁNG 8 NĂM 1945 ĐẾN NAY)

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 6: Cách mạng tháng Tám năm 1945 (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 7: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 – 1954) (P3)
 
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 8: Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (P3)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 9: Đấu tranh bảo vệ Tổ quốc từ sau tháng 4 – 1975 đến nay. Một số bài học lịch sử của các cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc từ năm 1945 đến nay (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 3

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 4. CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI Ở VIỆT NAM TỪ NĂM 1986 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 10: Khái quát về công cuộc Đổi mới từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 11: Thành tựu cơ bản và bài học của công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 4

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 5. LỊCH SỬ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM THỜI CẬN – HIỆN ĐẠI

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 12: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam trong đấu tranh giành độc lập dân tộc (đầu thế kỉ XX đến Cách mạng tháng Tám năm 1945)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 13: Hoạt động đối ngoại của Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến nay
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 5

GIÁO ÁN POWERPOINT CHƯƠNG 6. HỒ CHÍ MINH TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM

Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 14: Khái quát về cuộc đời và sự nghiệp của Hồ Chí Minh (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 15: Hồ Chí Minh – Anh hùng Giải phóng dân tộc (P2)
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Bài 16: Dấu ấn Hồ Chí Minh trong lòng nhân dân thế giới và Việt Nam
Giáo án điện tử Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chương 6

III. GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 4: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 1

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 4: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 2

GIÁO ÁN WORD CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (Toàn cầu hoá, Hội nhập quốc tế)
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 3: Lắng nghe lịch sử; Luyện tập - Vận dụng
Giáo án chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành Chuyên đề 3

IV. GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỊCH SỬ 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 1. LỊCH SỬ TÍN NGƯỠNG VÀ TÔN GIÁO Ở VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 1: Khái lược về tín ngưỡng và tôn giáo
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 2: Một số tín ngưỡng ở Việt Nam
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (2)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (3)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (4)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 1 Phần 3: Một số tôn giáo ở Việt Nam (5)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 1 (1)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 1 (2)

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 2. NHẬT BẢN: HÀNH TRÌNH LỊCH SỬ TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 1: Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945 – 1973)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 2: Nhật Bản từ năm 1973 đến nay
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 2 Phần 3: Bài học thành công từ lịch sử Nhật Bản
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 2

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 3. QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM

Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (a. Toàn cầu hoá)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 1: Một số khái niệm (b. Hội nhập quốc tế)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (a. Tác động của toàn cầu hoá đối với Việt Nam)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần 2: Việt Nam hội nhập khu vực và quốc tế (b.)
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời CĐ 3 Phần Lắng nghe lịch sử, Luyện tập - Vận dụng
Giáo án điện tử chuyên đề Lịch sử 12 chân trời Thực hành CĐ 3

Chat hỗ trợ
Chat ngay