Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 1
Giáo án bài: Nội dung thực hành chủ đề 1 sách Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Lịch sử 12 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Xem video về mẫu Giáo án Lịch sử 12 chân trời bài: Nội dung thực hành chủ đề 1
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
NỘI DUNG THỰC HÀNH CHỦ ĐỀ 1:
THẾ GIỚI TRONG VÀ SAU CHIẾN TRANH LẠNH
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
Hệ thống hóa những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 – Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để làm bài tập thực hành.
Tự đánh giá/đánh giá chéo phần trả lời câu hỏi bài tập của bản thân/bạn bè.
2. Năng lực
Năng lực chung:
Tự chủ và tự học: Khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập; tự lực làm những nhiệm vụ học tập được giao trên lớp và ở nhà.
Giao tiếp và hợp tác: Hợp tác và giao tiếp với các bạn trong các nhiệm vụ học tập.
Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Phát hiện được vấn đề từ các nhiệm vụ học tập và tìm cách giải quyết chúng.
Năng lực riêng:
Nhận thức và tư duy lịch sử: Thông qua khai thác thông tin, tư liệu, hình ảnh để hệ thống được những nội dung kiến thức cơ bản đã học trong Chủ đề 1 – Thế giới trong và sau Chiến tranh lạnh.
Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng kiến thức lịch sử để lí giải những vấn đề của thực tiễn cuộc sống; Có khả năng tự tìm hiểu những vấn đề lịch sử, phát triển năng lực sáng tạo, có khả năng tiếp cận và xử lí thông tin từ những nguồn khác nhau, có ý thức và năng lực tự học lịch sử suốt đời.
3. Phẩm chất
Chăm chỉ; tự giác, tích cực tham gia các hoạt động học tập để giải quyết vấn đề.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
SGK, SGV, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo, Giáo án.
Giấy A0 để tổ chức hoạt động nhóm.
Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Đối với học sinh
SGK, SBT Lịch sử 12 – Chân trời sáng tạo.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Tạo tâm thế, kích thích được sự hứng thú, mong muốn tìm hiểu nội dung bài học mới của HS, định hướng nhiệm vụ cho HS trong bài học mới.
b. Nội dung:
- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 (ngày 7/6/2019) và trả lời câu hỏi.
- GV trình chiếu cho HS xem hình ảnh bàn cờ và yêu cầu HS nêu ý nghĩa của hình ảnh.
c. Sản phẩm:
- Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021.
- Ý nghĩa của biểu tượng bàn cờ.
d. Tổ chức thực hiện
Nhiệm vụ 1: Ý nghĩa của sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS xem hình ảnh, video về sự kiện Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 kết hợp dẫn dắt: Ngày 7/6/2019, tại phiên họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ở Niu Y-oóc (Mỹ), Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021, với số phiếu bầu là 192/193. Đây là lần thứ hai Việt Nam đảm nhiệm vị trí này trong Liên hợp quốc – tổ chức chính phủ lớn nhất thế giới.
Việt Nam vui mừng trúng cử Ủy viên
không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
https://www.youtube.com/watch?v=0pEXN-TJe-A
- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi, trả lời câu hỏi: Việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 có ý nghĩa gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS khai thác hình ảnh, video, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Việc Việt Nam chính thức trở thành Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhiệm kì 2020 – 2021 (ngày 7/6/2019) là vinh dự, trách nhiệm và niềm tự hào chính đáng của chúng ta. Đó là sự khẳng định tính đúng đắn của đường lối, chính sách đối ngoại của Việt Nam; là sự ghi nhận và đánh giá cao của cộng đồng quốc tế đối với vai trò và đóng góp xứng đáng của Việt Nam vào công việc quốc tế và khu vực. Đồng thời, cho thấy vị thế của Việt Nam đã chuyển từ “tham gia tích cực” sang “chủ động” đóng góp xây dựng, định hình “luật chơi” chung.
- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.
Nhiệm vụ 2: Quan sát hình ảnh và nêu ý nghĩa biểu tượng của hình ảnh đó
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS cả lớp quan sát hình ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi: Hình ảnh bàn cờ mang ý nghĩa biểu tượng gì?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh, vận dụng kiến thức đã học, hiểu biết thực tế và trả lời câu hỏi.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu ý nghĩa của biểu tượng bàn cờ.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:
+ Hình bàn cờ trên quả địa cầu được xem là biểu tượng của bàn cờ địa chính trị thế giới. “Bàn cờ thế giới” là cụm từ được nhắc nhiều khi nói về trật tự thế giới sau Chiến tranh lạnh.
+ Giô-dép Bô-reo đã nói: “Địa chính trị là điểm mấu chốt và mọi việc đều liên quan đến địa chính trị” (2022) nhằm phân tích nguyên nhân của sự đảo lộn trật tự thế giới hiện nay.
B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH
Nhiệm vụ 1: Thảo luận chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học, nêu được vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Thảo luận về chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”.
c. Sản phẩm: Vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm.
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận về chủ đề “Liên hợp quốc với vai trò duy trì hòa bình, an ninh quốc tế”.
- GV nêu nội dung định hướng cho các nhóm:
+ Vì sao Liên hợp quốc lại đề ra mục tiêu duy trì hòa bình và an ninh quốc tế khi thành lập?
+ Từ khi thành lập đến nay, Liên hợp quốc đã có những biện pháp gì để duy trì hòa bình và an ninh quốc tế? Em đánh giá gì về những biện pháp đó?
+ Liên hợp quốc nên làm gì trong bối cảnh thế thế giới hiện nay?
- GV cung cấp thêm cho các nhóm một số tư liệu về vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
+ Link web:
+ Link video:
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm được phân công, sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận về vai trò của Liên hợp quốc trong duy trì hòa bình, an ninh quốc tế.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung cho nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Đóng góp lớn nhất của Liên hợp quốc trong gần 80 năm qua là góp phần ngăn chặn không để xảy ra một cuộc chiến tranh thế giới mới; hỗ trợ giải quyết nhiều cuộc xung đột và tranh chấp quốc tế. Minh chứng rõ nét là Liên hợp quốc đã triển khai 71 phái bộ gìn giữ hòa bình để giúp chấm dứt xung đột, khôi phục hòa bình, hỗ trợ công cuộc tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
+ Trong thời kỳ Chiến tranh lạnh:
Hạn chế trong các vấn đề hòa bình và an ninh quốc tế do tác động của quan hệ Liên Xô - Hoa Kỳ.
Góp phần giải tỏa cuộc khủng hoảng tên lửa (1962), chiến tranh Trung Đông (1973). Trong những năm 1990, góp phần chấm dứt các cuộc xung đột kéo dài như ở Cam-pu-chia, San-va-đo,…
Đã triển khai 74 hoạt động gìn giữ hòa bình ở nhiều khu vực trên thế giới.
→ Mặc dù gặp phải một số thất bại và khó khăn, các hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã có vai trò quan trọng trong việc lập lại hòa bình, chấm dứt xung đột và hỗ trợ cho tiến trình tái thiết ở nhiều quốc gia thành viên.
→ Với những hoạt động kể trên, lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đã được trao tặng Giải thưởng Hòa bình Nobel vào năm 1988. Sau đó, Liên hợp quốc và Tổng Thư ký Kofi Annan được tặng Giải thưởng này (năm 2001). | Ngày 10/12/2001, Tổng Thư ký Kofi và Liên hợp quốc đã vinh dự được nhận giải thưởng Nobel Hòa bình |
+ Thúc đẩy quá trình phi thực dân hóa: Hiến chương Liên hợp quốc đã đề ra những nguyên tắc định hướng cho những nỗ lực phi thực dân hóa.
Năm 1960: Thông qua Tuyên bố về việc trao độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa.
Năm 1962: Thành lập Ủy ban đặc biệt về phi thực dân hóa để giám sát việc thực hiện Tuyên bố.
Năm 1990: Quyết định giai đoạn 1990 - 2000 là Thập niên quốc tế về xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Năm 2001, thông qua giai đoạn 2001-2010 là Thập niên quốc tế thứ hai về xóa bỏ chủ nghĩa thực dân.
Năm 1945: 750 triệu người, chiếm gần 1/3 dân số thế giới, sống ở các vùng lãnh thổ không tự quản đã trở thành 80 quốc gia độc lập.
Soạn thảo và xây dựng được một hệ thống các công ước quốc tế về giải trừ quân bị, trong đó có Hiệp ước Cấm phổ biến vũ khí hạt nhân (1968), Hiệp ước Cấm thử hạt nhân toàn diện (1996), Công ước Cấm vũ khí hóa học (1992) và Công ước Cấm vũ khí sinh học (1972), Công ước Cấm vũ khí hạt nhân (2017) tạo ra khuôn khổ pháp lý cho việc ngăn chặn phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt, tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các loại vũ khí này.
+……..
- GV kết luận chung: Đến nay, với những thành tựu quan trọng đã đạt được, Liên hợp quốc đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận là tổ chức toàn cầu có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống chính trị quốc tế và là nền tảng không thể thiếu cho một thế giới hòa bình, thịnh vượng, công bằng hơn.
- GV chuyển sang nội dung mới.
Nhiệm vụ 2: Tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”
a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.
b. Nội dung: GV chia HS cả lớp thành 4 nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.
c. Sản phẩm: Ý kiến tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tiếp tục yêu cầu các nhóm thảo luận theo 4 nhóm (đã được phân công ở Nhiệm vụ 1).
- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.
- GV cung cấp thêm cho các nhóm một số tư liệu về chủ đề tranh biện:
+ Link web:
https://www.tapchicongsan.org.vn/nghien-cu/-/2018/438/the-gioi-don-cuc-hay-da-cuc.aspx
https://nghiencuuquocte.org/2023/10/11/dung-trat-tu-the-gioi-hien-nay-la-da-cuc/
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/quoc-te/item/4676-ban-ve-trat-tu-the-gioi-hien-nay.html
+ Link video:
Video: Trật tự thế giới mới đa cực
https://www.youtube.com/watch?v=nqBUHMomWns
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo nhóm được phân công, sưu tầm thông tin, tư liệu trên sách, báo, internet và thực hiện nhiệm vụ.
- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện 4 nhóm lần tranh luận về Chủ đề “Trật tự thế giới hiện nay: Đa cực hay đơn cực?”.
- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, phản biện nhóm bạn (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổ chức cho HS đánh giá chéo:
PHIẾU ĐÁNH GIÁ BÀI THUYẾT TRÌNH
Nội dung chấm | Tiêu chí | Điểm (10đ) |
A. Cách thức trình bày (20%) | - Trình bày lưu loát, không đọc, không phụ thuộc vào tài liệu. |
|
- Tự tin, cử chỉ phù hợp, có kết nối, giao tiếp với người nghe. |
| |
- Tốc độ nói vừa phải, diễn đạt dễ hiểu, có điểm nhấn thu hút. |
| |
- Thái độ thuyết trình đúng mực. |
| |
- Không vi phạm thời gian tối thiểu/tối đa. |
| |
Trung bình điểm trình bày = Tổng điểm/5 | ||
B. Nội dung (55%) | - Cấu trúc hợp lí, bố cục rõ ràng. |
|
- Bảo đảm đầy đủ kiến thức cơ bản về nhiệm vụ được giao. |
| |
- Thông tin chính xác, khoa học, ghi nguồn đầy đủ. |
| |
- Mở rộng kiến thức, dẫn chứng, ví dụ thực tế. |
|
--------------------------------
---------Còn tiếp--------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều
GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hình học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2
GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức
Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án powerpoint chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint chuyên đề Tin học Khoa học máy tính 12 chân trời sáng tạo
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo