Giáo án Ngữ văn 6 chân trời Bài 6: Ôn tập
Giáo án Bài 6: Ôn tập sách Ngữ văn 6 chân trời sáng tạo. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Ngữ văn 6 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.
Xem: => Giáo án Ngữ văn 6 sách chân trời sáng tạo
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ÔN TẬP
I. MỤC TIÊU
1. Mức độ/ yêu cầu cần đạt:
- Nắm vững kiến thức về chủ đề, đề tài, nội dung của các văn bản: Gió lạnh đầu mùa, Tuổi thơ tôi, Chiếc lá cuối cùng.
- Biết vận dụng kiến thức từ các văn bản, so sánh các nhân vật trong các văn bản đã học.
- Hiểu được ý nghĩa của điểm tựa tinh thần.
- Nắm vững cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác...
b. Năng lực riêng biệt
- Năng lực nhận diện các văn bản có đề tài về điểm tựa tinh thần.
- Năng lực tóm tắt nội dung trình bày cuẩ người khác.
3. Phẩm chất
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
- Biết yêu thương, giúp đỡ, trở thành điểm tựa tinh thần cho người khác.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên:
Giáo án
Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp
Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 6, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu:Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình.
b. Nội dung: HS lắng nghe, trả lời câu hỏi của GV
c. Sản phẩm: Suy nghĩ của HS
d. Tổ chức thực hiện:
- GV yêu cầu HS nhớ lại các văn bản đã học trong chủ đề: Điểm tựa tinh thần
- HS tiếp nhận nhiệm vụ, chia sẻ những suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
- Từ chia sẻ của HS, GV dẫn dắt vào bài học mới: Bài học hôm nay chúng ta sẽ cùng ôn tập các kiến thức trong bài 6.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC: Ôn tập các nội dung về văn bản đọc, nói và nghe
a. Mục tiêu:
+ HS nắm được các ý chính của các văn bản, biết so sánh các nhân vật trong các VB
+ Nắm vững kiến thức về cách tóm tắt nội dung trình bày của người khác.
b. Nội dung: GV trình bày vấn đề
c. Sản phẩm: câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM | ||||||||||||||||
NV1: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, hoàn thành phiếu học tập (câu 1):
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - Các nhóm thảo luận để hoàn thành phiếu học tập. GV hỗ trợ khi cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức. NV2: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV đặt câu hỏi: + Nhân vật nào trong các văn bản “Tuổi thơ tôi”, “Chiếc lá cuối cùng” khiến em nghĩ về cuộc sống của bản thân nhiều nhất? + Em đã học được những điều gi từ cách ứng xử của nhân vật đó? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi. - GV khuyến khích mỗi HS chia sẻ suy nghĩ riêng của bản thân mình. GV gợi ý: + Với VB Tuổi thơ tôi
+ Với văn bản Chiếc lá cuối cùng,
Bước 3: Báo cáo kết quả - GV mời một số HS trình bày kết quả trước lớp, yêu cầu cả lớp lắng nghe, nhận xét, bổ sung. Bước 4: Nhận xét, đánh giá - GV nhận xét, đánh giá câu trả lời của HS, khen ngợi, động viên các em. NV3: Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ - GV mời một HS đọc to yêu cầu của câu 3 trước lớp: Tìm những điểm giống và khác nhau giữa nhân vật thầy Phu (Tuổi thơ tôi) và nhân vật cụ Behrman (Chiếc lá cuối cùng) và điền vào sơ đồ sau (vẽ vào vở): - GV hướng dẫn cả lớp đọc lại các chi tiết miêu tả về hai nhân vật thầy Phu và cụ Bơ-mơn trong hai VB Tuổi thơ tôi và Chiếc lá cuối cùng. - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn, tìm điểm giống và khác nhau giữa hai nhân vật. Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ - HS đọc đề bài. - HS đọc lại các chi tiết về nhân vật thầy Phu và cụ Bơ-mơn. - HS thảo luận, so sánh hai nhân vật. - GV mời một số HS lên bảng làm bài. - GV đưa ra các gợi ý: + Giống nhau: ……………….. | I. Ôn tập văn bản Câu 1. a. VB Gió lạnh đầu mùa - Đề tài: Viết về việc cho áo và cho vay tiền mua áo của hai gia đình ở một phố chợ nghèo. - Chủ đề: Ca ngợi tình yêu thương, sự cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau giữa người với người trong cuộc sống. - Chi tiết tiêu biểu: + Sơn thấy động lòng thương bé Hiên. + Chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. + Mẹ Sơn hỏi hai chị em về chiếc áo. + Bác Hiên trả áo. + Mẹ Sơn cho bác Hiên vay tiền mua áo. + Mẹ Sơn ôm hai con vào lòng. b. VB Tuổi thơ tôi - Đề tài: Viết về Lợi, các bạn của Lợi và chú dế lửa. - Chủ đề: Khẳng định ý nghĩa của sự cảm thông, thấu hiểu và tha thứ đối với cuộc sống của chúng ta. - Chi tiết tiêu biểu: + Ai nhờ Lợi làm chuyện gì cũng phải trả công. + Lợi có con dế lửa lì đòn, giỏi đánh nhau, gáy rất to. + Các bạn trong lớp ghét lợi vì ai đòi đổi dế lửa lấy món đồ khác Lợi cũng không chịu. + Bảo lắc mạnh hộp dế trong giờ học làm dế gáy inh ỏi. + Thầy Phu tịch thu hộp dế và vô tình đặt cặp lên hộp dế khiến dế chết. + Lợi và các bạn cùng thầy Phu tiếc thương và làm đám tang cho dế. c. VB Con gái của mẹ - Đề tài: Viết về cuộc sống chật vật, nghèo khổ của những người họa sĩ nghèo và tình thương yêu giữa họ. - Chủ đề: Đề cao giá trị của tình yêu thương, sự hi sinh cao cả của những người nghệ sĩ nghèo khổ, ý nghĩa của niềm tin trong cuộc sống. - Chi tiết tiêu biểu: + Giôn-xi ốm nặng và nghĩ mình sẽ chết khi chiếc lá cuối cùng trên cây thường xuân rụng xuống. + Xu hết lòng chăm sóc Giôn-xi. + Mặc mưa tuyết, chiếc lá vẫn không rụng, hình ảnh chiếc lá khơi dậy khát vọng sống của Giôn-xi. + Bác sĩ đến thăm, nói với Xu là nếu Giôn-xi được chăm sóc chu đáo, cô ấy sẽ thắng. Kế đó, ông xuống lầu và thăm một bệnh nhân khác là họa sĩ Bơ-mơn bị sưng phổi. + Giôn-xi khỏi bệnh, Xu báo với Giôn-xi là cụ Bơ-mơn đã chết vì sưng phổi. Để truyền niềm hi vọng sống cho Giôn-xi, cụ đã hi sinh tính mạng của mình khi dầm mưa tuyết vẽ chiếc lá thường xuân, thay thế cho chiếc lá thật cuối cùng đã rụng xuống. Câu 2. Câu 3. So sánh nhân vật thầy Phu và cụ Bơ-mơn - Điểm giống nhau giữa hai nhân vật: + Cả hai nhân vật đều có tác động đến các nhân vật khác trong truyện. Chiếc lá mà cụ Bơ-mơn đã vẽ trong đêm mưa tuyết là “điểm tựa tinh thần” cho Giôn-xi. Hành động đem vòng hoa đến đám tang dế lửa và xin lỗi Lợi “Đừng giận thầy nghe con” của thầy Phu đã thể hiện sự chia sẻ với nỗi buồn của Lợi và góp phần làm Lợi cảm thấy ấm lòng. + Cả hai nhân vật đều tham gia vào việc góp phần thể hiện chủ đề của truyện: tình yêu thương giữa người với người làm nên những điểm tựa tinh thần cho mỗi chúng ta trong cuộc sống. - Điểm khác nhau giữa hai nhân vật: + Thầy Phu: Hành động vô ý làm dế lửa chết của thầy Phu đã góp phần giúp các bạn trong lớp nhìn thấy một nét tính cách khác của Lợi, đó là yêu quý con vật, dễ xúc cảm. Sự day dứt của thầy Phu và vòng hoa mà thầy mang đến đặt lên mộ chú dế đã phần nào xoa dịu nỗi đau của Lợi và đã làm cho Lợi cũng như các bạn học được bài học về cách ứng xử đối với lỗi lầm từ hành động của thầy. …………….. |
------------------------------
----------------- Còn tiếp ------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
- Powerpoint soạn: Hiện đại, đẹp mắt để tạo hứng thú học tập
- Word và powepoint đồng bộ với nhau
PHÍ GIÁO ÁN:
- Giáo án word: 300k/học kì - 350k/cả năm
- Giáo án Powerpoint: 400k/học kì - 450k/cả năm
- Trọn bộ word + Powerpoint: 500k/học kì - 550k/cả năm
=> Khi đặt sẽ nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Giáo án ngữ văn 6 chân trời sáng tạo đủ cả năm