Giáo án dạy thêm Toán 5 Kết nối bài 15: Ki-lô-mét vuông. Héc-ta

Dưới đây là giáo án bài 15: Ki-lô-mét vuông. Héc-ta. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm

BÀI 15 – KI – LÔ – MÉT VUÔNG. HÉC – TA

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:

1. Kiến thức

  • Ôn tập, củng cố kĩ năng đọc, viết, so sánh số đo diện tích theo đơn vị ki – lô – mét vuông, héc – ta.

  • Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích ki – lô – mét vuông; biết 1 km2 = 1 000 000 m2.

  • Hình thành biểu tượng về đơn vị đo diện tích héc – ta, biết 1 ha = 10 000 m2 , 1 km2 = 100 ha.

  • Vận dụng kiến thức, kĩ năng về đơn vị đo diện tích ki – lô – mét vuông và héc – ta đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.

Năng lực riêng:

  • Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện kĩ năng đọc, viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị ki – lô – mét vuông và héc – ta.

  • Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để  giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.

3. Phẩm chất:

  • Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.

  • Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.

  • Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.

II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:

1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.

2. Thiết bị dạy học:

- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).

- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Yêu cầu cần đạt:

- Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập.

- Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV chiếu hình ảnh và nêu bài toán:

Hồ Tây có diện tích khoảng 5 km2 và hồ Gươm có diện tích khoảng 12 ha. 

Hồ Gươm

Hồ Tây

a) Diện tích hồ Tây bằng bao nhiêu héc – ta?

b) Hồ nào có diện tích lớn hơn?

+ Mục đích: Củng cố cách so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông và héc – ta.

+ Thời gian: 3 – 4 phút.

- GV cho HS thực hiện cá nhân

- GV mời 1 HS có câu trả lời nhanh nhất trình bày kết quả.

- GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập.

B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT

a. Yêu cầu cần đạt:

Ôn tập và củng cố cách đọc, viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị ki – lô – mét vuông và héc – ta.

b. Cách thức thực hiện:  

- GV nêu câu hỏi: 

Dựa vào bài toán phần Khởi động, em hãy:

+ HS 1: Đọc số đo diện tích của hồ Tây và hồ Gươm đã cho ở trong bài.

+ HS 2: Diện tích của hồ Tây bằng bao nhiêu mét vuông?

Diện tích của hồ Gươm bằng bao nhiêu mét vuông?

- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức.

- GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cách đọc, viết, so sánh các số đo diện tích theo đơn vị đo ki – lô – mét vuông và héc – ta.

b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện:

Bài tập 1

a) Đọc các độ đo diện tích sau:

i) 152,25 km2;

ii) 8 925 km2;

iii) 10 000 ha;

iv) 2 057,96 ha.

b) Viết các số đo diện tích sau:

i) “Bảy mươi lăm phẩy tám mươi hai héc – ta”;

ii) “Chín nghìn năm trăm ki – lô – mét vuông”

iii) “Hai nghìn không trăm linh hai phẩy năm ki – lô – mét vuông”;

iv) “Ba mươi lăm nghìn héc – ta”.

- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân.

- GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS một phần.

- GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng.

- GV chốt đáp án.

Bài tập 2Điền số thích hợp vào chỗ chấm.

a) 15 km2 = ... m2;

b) 7 km2 35 m2 = ... m2;

c) 15 km2 100 000 m2 = ... km2;

d) 50 000 ha = ... km2;

e) 3 ha = ... m2;

g) 2,48 ha = ... m2;

 

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV thu vở chấm 3 HS bất kì và gọi 1 HS lên bảng.

- Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 3Câu nào đúng? Câu nào sai?

a) Hồ nước ngọt tự nhiên lớn nhất Việt Nam là hồ Ba Bể (tỉnh Bắc Kạn) diện tích khoảng 5 000 000 m2 hay 5 ha.

b) Thửa ruộng nhà bác Tư có diện tích là 2 ha hay 20 000 m2.

c) Vườn Quốc Gia Ba Vì có diện tích khoảng  108 km2 hay 10 800 ha.

d) Diện tích tỉnh Nghệ An khoảng 16 486 km2 hay 1 648 600 ha.

- GV cho HS làm bài cá nhân.

- GV mời 1 HS trình bày cách giải, cả lớp chú ý lắng nghe.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

Bài tập 4Cho bảng thống kê diện tích của các thành phố như sau:

Hạ Long

Vinh

Huế

Đà Nẵng

1 119 km2

105 km2

226 km2

1 285 km2

a) Viết các số đo diện tích của 4 thành phố theo đơn vị đo héc – ta.

b) Viết các số đo diện tích của 4 thành phố theo đơn vị đo mét vuông.

c) Thành phố nào có diện tích nhỏ nhất? Thành phố nào có diện tích lớn nhất?

- GV cho HS thoả luận nhóm đôi

- GV mời đại diện 3 nhóm có kết quả nhanh nhất lên trình bày, mỗi nhóm một phần.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

 

 

 

 

 

 

 

 

Bài tập 5: Bác Năm dự định trồng cây ăn quả trên mảnh đất hình chữ nhật có chiều dài 200 m, chiều rộng bằng  chiều dài. Tính diện tích mảnh đất nhà bác Năm theo đơn vị ha.

- GV cho HS làm bài cá nhân

- GV mời 1 HS có kết quả nhanh nhất lên bảng trình bày.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

 

 

Bài tập 6: Khu đất hình chữ nhật ở thôn  có chiều dài 300 m, chiều rộng 90 m; khu đất hình vuông ở thôn  có độ dài cạnh là 100 m. Một công ty muốn xây dựng nhà xưởng có diện tích 2,65 ha. Theo em, công ty đó nên chọn khu đất nào để xây nhà xưởng?

- GV cho HS thảo luận nhóm đôi.

- GV mời đại diện nhóm có kết quả nhanh nhất lên bảng trình bày.

- GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).

 

 

 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập.

b. Cách thức thực hiện:

- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian).

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời:

a) Ta có: 5 km2 = 500 ha.

Diện tích của hồ Tây là 500 ha; diện tích của hồ Gươm là 12 ha.

b) Vì 500 ha > 12 ha nên hồ Tây có diện tích lớn hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời: 

+ HS 1:

+ 5 km2 đọc là “năm ki – lô – mét vuông”

+ 12 ha đọc là “mười hai héc – ta”

+ HS 2: 

Diện tích hồ Tây bằng 5 000 000 m2; diện tích hồ Gươm bằng 120 000 m2.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 1:

a) 

i) “Một trăm năm mươi hai phẩy hai mươi lăm ki – lô – mét vuông”;

ii) “Tám nghìn chín trăm hai mươi lăm ki – lô – mét vuông”;

iii) “Mười nghìn héc – ta”;

iv) “Hai nghìn không trăm năm mươi bảy phẩy chín mươi sáu héc – ta”.

b) 

i) 75,82 ha;

ii) 9 500 km2;

iii) 2 002,5 km2;

iv) 35 000 ha.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

Đáp án bài 2:

a) 15 km2 = 15 000 000 m2;

b) 7 km2 35 m2 = 7 000 035 m2;

c) 15 km2 100 000 m2 = 15,1 km2;

d) 50 000 ha = 500 km2;

e) 3 ha = 30 000 m2;

g) 2,48 ha = 24 800 m2;

 

- HS quan sát, sửa bài.

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 3:

a) S

b) Đ

c) Đ

d) Đ

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

 

 

 

 

 

 

Đáp án bài 4:

a) 

Diện tích thành phố Hạ Long là:

1 119 km2 = 111 900 ha

Diện tích thành phố Vinh là:

105 km2 = 10 500 ha

Diện tích thành phố Huế là:

226 km2 = 22 600 ha

Diện tích thành phố Đà Nẵng là:

1 285 km2 = 128 500 ha

b) 

Diện tích thành phố Hạ Long là:

1 119 km2 = 1 119 000 000 m2

Diện tích thành phố Vinh là:

105 km2 = 105 000 000 m2

Diện tích thành phố Huế là:

226 km2 = 226 000 000 m2

Diện tích thành phố Đà Nẵng là:

1 285 km2 = 1 285 000 000 m2

c) Thành phố Vinh có diện tích nhỏ nhất; thành phố Đà Nẵng có diện tích lớn nhất.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

Đáp án bài 5:

Bài giải

Chiều rộng mảnh đất hình chữ nhật là:

200  = 80 (m)

Diện tích mảnh đất hình chữ nhật là:

200  80 = 16 000 (m2)

Đổi 16 000 m2 = 1,6 ha

Đáp số: 1,6 ha.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

Đáp án bài 6:

Bài giải

Diện tích khu đất hình chữ nhật ở thôn  là:

300  90 = 27 000 (m2)

Diện tích khu đất hình vuông ở thôn  là:

100  100 = 10 000 (m2)

Đổi 27 000 m2 = 2,7 ha.

    10 000 m2 = 1 ha.

Ta có: 2,7 ha > 2,65 ha

Vậy, công ty nên chọn khu đất ở thôn  để xây dựng nhà xưởng.

- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.

 

 

 

 

- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.

------------------

………….Còn tiếp …………..

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • 30/08 bàn giao 1/2 học kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

=> Đặt bây giờ, vào năm học sẽ nhận miễn phí: bộ phiếu trắc nghiệm, đề thi ma trận...

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 550k - Đặt bây giờ: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 650k - Đặt bây giờ: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 1100k  - Đặt bây giờ: 1000k

=> Đặt bây giờ, chỉ cần gửi 50% phí. Đến lúc nhận kì I, gửi số còn lại

Cách đặt trước:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo đặt trước

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC

CÁCH ĐẶT MUA:

Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây

Tài liệu giảng dạy

Chat hỗ trợ
Chat ngay