Giáo án dạy thêm Toán 5 Kết nối bài 21: Phép nhân số thập phân
Dưới đây là giáo án bài 21: Phép nhân số thập phân. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 21 – PHÉP NHÂN SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố quy tắc tính phép nhân số thập phân và kĩ năng thực hiện phép nhân số thập phân;
Sử dụng các tính chất cơ bản của phép nhân số thập phân để tính nhanh, tính giá trị của biểu thức;
Vận dụng kiến thức về phép nhân số thập phân đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn tập và củng cố cách thực hiện nhân số thập phân.
Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một số tính huống gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai nhanh trí hơn” Bài toán: Một ô tô mỗi giờ đi được 52,5km. Hỏi trong 4,75 giờ ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách thực hiện phép nhân số thập phân. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: + HS 1: Em hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số tự nhiên.
+ HS 2: Em hãy nêu quy tắc nhân một số thập phân với một số thập phân. - GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố phép trừ số thập phân và giải quyết một số bài toán thực tế liên quan. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính:
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 2 câu. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án.
Bài tập 2: Tính bằng cách thuận tiện a) 35,4 36 - 35,4 16 - 35,4 19 b) 9,8 43 + 19 9,8 – 61 9,8 c) 125 0,4 25 0,8 - GV yêu cầu HS trao đổi với bạn cùng bàn, nói cho nhau nghe cách làm và thực hiện vào vở cá nhân. - GV gọi 3 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 1 câu. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án.
Bài tập 3: Điền dấu >; <; = thích hợp vào chỗ chấm: a) 3,9 10 …… 0,39 10 b) 34,25 8 ……3,425 80 c) 4,9 3 ……0,49 40 d) 6,84 + 6,84 + 6,84 …… 6,84 3 - GV yêu cầu HS làm bài vào vở cá nhân. - GV gọi 4 HS lên bảng thực hiện, mỗi HS 1 câu. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án.
Bài tập 4: Một ô tô trong 3 giờ đi được 163 km. Giờ thứ nhất đi được 35,4km, giờ thứ hai đi được số ki-lô-mét gấp đôi giờ thứ nhất. Hỏi giờ thứ ba ô tô đó đi được bao nhiêu ki-lô-mét? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở cá nhân. - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án.
Bài tập 5: Một hình vuông có cạnh 12,25m. Một hình chữ nhật có chiều rộng 8,2m và kém chiều dài 6,15m. Hỏi diện tích của hai hình đó hơn kém nhau bao nhiêu mét vuông? - GV yêu cầu HS làm bài vào vở cá nhân. - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). + Tiết 1: Hoàn thành phiếu học tập số 1. + Tiết 2: Hoàn thành phiếu học tập số 2. |
- HS chú ý lắng nghe, quan sát và thực hiện yêu cầu của GV. Bài giải Trongg 4,75 giờ, ô tô đó đi được số ki – lô – mét là: 52,5 4,75 = 249,375 (km) Đáp số: 249,375km
- HS trả lời: + HS 1: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm như sau: Đặt tính và thực hiện phép nhân như nhân hai số tự nhiên. Đếm trong phần thập phân của số thập phân có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái. + HS 2: Muốn nhân một số thập phân với một số thập phân ta làm như sau: Đặt tính và thực hiện phép nhân như hai số tự nhiên. Đếm trong phần thập phân của cả hai thừa số có bao nhiêu chữ số thì dùng dấu phẩy tách ở tích ra bấy nhiêu chữ số kể từ phải sang trái.
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 2: a) 35,4 36 - 35,4 16 - 35,4 19 = 35,4 (36 – 16 – 19) = 35,4 1 = 35,4 b) 9,8 43 + 19 9,8 – 61 9,8 = 9,8 (43 + 19 – 61) = 9,8 1 = 9,8 c) 125 0,4 25 0,8 = (125 0,8) (0,4 25) = 100 10 = 1 000 - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 3: a) 3,9 10 > 0,39 10 b) 34,25 8 = 3,425 80 c) 4,9 3 < 0,49 40 d) 6,84 + 6,84 + 6,84 = 6,84 3 - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 4: Bài giải Giờ thứ hai ô tô đi được số ki-lô-mét là: 35,4 2 = 70,8 (km) Giờ thứ ba ô tô đi được số ki-lô-mét là: 163 – (35,4 + 70,8) = 56,8 (km) Đáp số: 56,8 km - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 5: Bài giải Diện tích của hình vuông là: 12,25 12,25 = 150,0625 (m2) Chiều dài của hình chữ nhật là: 8,2 + 6,15 = 14,35 (m) Diện tích của hình chữ nhật là: 14,35 8,2 = 117,67 (m2) Diện tích hình vuông hơn diện tích hình chữ nhật số mét vuông là: 150,0625 – 117,67 = 32,3925 (m2) Đáp số: 32,3925 m2. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
TIẾT 1
Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Kết quả của phép tính là:
Câu 2: Muốn nhân một số thập phân với một số tự nhiên ta làm thế nào?
Câu 3: Biểu thức có giá trị bằng:
Câu 4: Kết quả của phép tính là:
Câu 5: Dấu thích hợp vào chỗ chấm là:
Câu 6: Số thập phân thích hợp điền vào ô trống là:
Câu 7: Một hộp sữa 101ml tương ứng với 0,11 kg. Hỏi một lốc 4 hộp như vậy nặng bao nhiêu ki – lô – gam?
Câu 8: Tính chu vi hình vuông dưới đây.
Câu 9: Kết quả của phép tính là:
II. Phần tự luận. Bài 1: Đặt tính rồi tính:
Bài giải ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Bài 2: Tính giá trị biểu thức sau:
Bài giải ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Bài 3: Mua 4 m vải phải trả 60 000 đồng. Hỏi mua 8,8 m vải thì phải trả bao nhiêu tiền? Bài giải ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Bài 4: Trong sự kiện được tổ chức nhân dịp kỉ lục Guiness kỉ niệm lần thứ 10, người đàn ông lùn nhất thế giới – Dangi đã gặp người đàn ông cao nhất thế giới – Kosen. Ông Dangi chỉ cao 53cm, còn ông Kosen cao gấp 4,735 lần ông Dangi. Đố em biết, ông Kosen cao bao nhiêu mét?
Dangi Kosen Bài giải ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… Bài 5: Một người đi xe đạp trong 2 giờ đầu, mỗi giờ đi được 11,2 km. Trong 4 giờ sau, mỗi giờ đi được 10,52 km. Hỏi người đó đã đi được tất cả bao nhiêu ki – lô – mét? ………………… |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây