Giáo án dạy thêm Toán 5 Kết nối bài 53: Thể tích của hình lập phương
Dưới đây là giáo án bài 53: Thể tích của hình lập phương. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 9: DIỆN TÍCH VÀ THỂ TÍCH CỦA MỘT SỐ HÌNH KHỐI
BÀI 53 - THỂ TÍCH CỦA HÌNH LẬP PHƯƠNG
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố tính thể tích của hình lập phương.
- Vận dụng kiến thức, kĩ năng liên quan đến thể tích đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện cách tính thể tích của hình lập phương.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Truyền bóng. - GV hướng dẫn và phổ biến cho học sinh luật: + GV sẽ truyền bóng cho bạn HS A và trả lời thật to thể tích của hình lập phương qua hình ảnh hoặc câu hỏi do GV chuẩn bị chẳng hạn như Thể tích của hình lập phương canh 4 cm là ?... , sau đó nhanh chóng truyền bóng cho bạn B bất kì tiếp theo. + HS B phải trả lời tiếp câu hỏi tiếp theo sau đó nhanh chóng truyền cho bạn C bất kì. + Cứ làm như vậy cho đến khi hết câu hỏi hoặc có bạn nào nói sai thì sẽ phạt. - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Nhớ được công thức tính thể tích của hình lập phương. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: + HS 1: Thể tích của hình lập phương có cạnh là 8 m?
+ HS 2: Để tính thể tích của hình lập phương, ta làm như thế nào?
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Củng cố kĩ năng tính thể tích của hình lập phương. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Tính thể tích của hình lập phương có: a. cạnh 3 cm b. cạnh 6 dm. - GV yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân - GV mời 02 HS lên bảng trình bày đáp án, mỗi HS một phần. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng.
Bài tập 2: Giải bài toán sau: Một hình lập phương có thể tích là 216 cm3. Tính diện tích xung quanh của hình lập đó. - GV cho HS làm bài tập cá nhân. - GV mời 2 HS lên bảng trình bày và kiểm tra chéo hai bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 3: Giải bài toán sau: Một cái thùng dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 36 cm, chiều rộng 30 cm, chiều cao 12 cm, đựng đầy các khói bánh hình lập phương cạnh 3 cm. Tính số gói bánh đựng trong thùng? (Các kẽ hở giữa các gói bánh là không đáng kể) - GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân. - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có) Bài tập 4: Giải bài toán sau: Phải xếp bao nhiêu hình lập phương có cạnh 1 cm để được một hình lập phương có diện tích toàn phần là 384 cm2. - GV thu chấm vở của 6 HS hoàn thành nhanh nhất.
- GV mời 2 HS lên bảng trình bày bài giải, đối chiếu bài.
- GV nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS lắng nghe GV phổ biến để hiểu rõ luật chơi. - HS chơi trò chơi.
- HS trả lời: 64 cm3
- HS trả lời câu hỏi: + HS1: Thể tích của học sinh hình lập phương có cạnh là 8 m là: 8 8 8 = 512 (m3) + HS2: Muốn tính thể tích của hình lập phương, ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh: V = a a a. Trong đó, V là thể tích, a là độ dài cạnh.
Đáp án bài 1: a. Thể tích của hình lập phương có cạnh 3 cm là: 3 3 3 = 27 (cm3) b. Thể tích của hình lập phương có cạnh 6 dm là: 6 6 6 = 216 (dm3)
- HS chữa bài vào vở.
Đáp án bài 2: Bài giải Vì 216 = 6 6 6 nên cạnh của hình lập phương là 6 cm3. Diện tích xung quanh của hình lập phương đó là: 6 6 4 = 144 (cm2) Đáp số: 144 cm2 - HS chữa bài vảo vở. Đáp án bài 3: Bải giải Thể tích thùng hình hộp chữ nhật là: 36 30 12 = 12 960 (cm3) Thể tích khối bánh là: 3 3 3 = 27 (cm3) Số gói bánh đựng được trong thùng là: 12 960 : 27= 480 (gói bánh) Đáp số: 480 gói bánh. - HS chữa bài vào vở. Đáp án bài 4: Diện tích một mặt của hình lập phương lớn là: 384 : 6 = 64 (cm2) Vì 8 8 = 64 nên cạnh của hình lập phương lớn là 8 cm. Thể tích của hình lập phương lớn là: 8 8 8 = 512 (cm3) Thể tích hình lập phương cạnh 1 cm là 1 cm3. Số hình lập phương xếp được hình lập phương lớn là: 512 : 1 = 512 (hình) Đáp số: 512 hình. - HS chữa bài vào vở.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Thể tích của hình dưới đây là:
Câu 2: Một khối kim loại dạng hình lập phương có chu vi đáy bằng 12,8 dm. Vậy thể tích của khối kim loại đó là:
...................... |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây