Giáo án dạy thêm Toán 5 Kết nối bài 13: Làm tròn số thập phân
Dưới đây là giáo án bài 13: Làm tròn số thập phân. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 kết nối tri thức. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 kết nối tri thức
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
BÀI 13 – LÀM TRÒN SỐ THẬP PHÂN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
Ôn tập, củng cố cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất;
Ôn tập, củng cố cách làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, hàng phần trăm;
Vận dụng kiến thức về cách làm tròn số thập phân đã học vào giải quyết tình huống gắn với thực tế.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn tập và củng cố cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất; làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, hàng phần trăm.
Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học vào giải quyết một số tính huống gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh và nêu bài toán: Bạn Dũng chia một sợi dây thừng thành ba đoạn. Đoạn thứ nhất dài 25,513 cm; đoạn thứ hai dài 43,37 cm và đoạn còn lại dài 30,92 cm. ![]() Em hãy giúp Dũng làm tròn độ dài ba đoạn dây đến số tự nhiên gần nhất. + Mục đích: Ôn tập và củng cố cách làm tròn số thập phân. + Thời gian: 3 – 4 phút. - GV cho HS thảo luận nhóm đôi. - GV mời đại diện nhóm có kết quả nhanh nhất trình bày, các nhóm khác chú ý lắng nghe và phát biểu ý kiến. - GV nhận xét, tuyên dương, sau đó dẫn dắt vào bài ôn tập. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất; làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, hàng phần trăm. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: Từ bài toán ở phần Khởi động, em hãy cho biết: + HS 1: Cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất. + HS 2: Cách làm tròn số thập phân đến hàng phần mười. Hãy làm tròn độ dài độ dài đoạn dây thứ hai đến chữ số hàng phần mười. + HS 3: Em hãy làm tròn độ dài đoạn dây thứ nhất đến chữ số hàng phần trăm.
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất; làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, hàng phần trăm. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Hoàn thành bảng sau: a) Làm tròn các số thập phân sau đến hàng phần mười.
b) Làm tròn các số thập phân sau đến hàng phần trăm.
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV gọi 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi bạn một phần. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Làm tròn các số thập phân sau đến số tự nhiên gần nhất.
- GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS lên bảng trình bày, mỗi bạn 3 câu. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng.
Bài tập 3: Năm 2002, Thumbelina được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness chính thức xác nhận là con ngựa thấp nhất thế giới với chiều cao khoảng 44,5 cm. Còn Big Jake trở nên nổi tiếng vào năm 2010 khi được Tổ chức Kỉ lục Thế giới Guinness trao danh hiệu là con ngựa cao nhất thế giới, nó cao khoảng 210,04 cm. a) Chiều cao của con Thumbelina là bao nhiêu (làm tròn kết quả đến số tự nhiên gần nhất)? b) Chiều cao của con Big Jake là bao nhiêu (làm tròn đến hàng phần mười)? - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV thu vở chấm 3 HS bất kì và gọi 1 HS lên bảng, mỗi bạn một phần. - Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Bảng sau cho biết chiều cao của 4 bạn Hùng, Mạnh, Đăng, Vinh. ![]() a) Làm tròn chiều cao của 4 bạn (câu a) đến hàng phần mười. b) Cô giáo cần chọn một số bạn nam có chiều cao lớn hơn 165,5 cm đội bóng đá của lớp. Hỏi trong bốn bạn trên, có bao nhiêu bạn được chọn? - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 1-2 HS trình bày đáp án, cả lớp chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có).
Bài tập 5: Hiện nay cây dưa lưới đã được trồng phổ biến ở nước ta. Dưa lưới là loại trái cây ngon và có lợi cho sức khoẻ. Ba hộ gia đình a) Làm tròn khối lượng dưa lưới mỗi gia đình thu hoạch được đến hàng phần trăm. b) Gia đình nào có thu hoạch được nhiều dưa lưới nhất? - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV thu vở 3 HS chấm, mời 1 HS trình bày cách giải, cả lớp chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 6: Mẹ đi vắng để lại cho Mai 300 000 đồng để thanh toán hoá đơn tiền nước. Biết rằng tiền nước tháng này hết 249 999,9 đồng. a) Nhà Mai phải thanh toán bao nhiêu tiền nước (làm tròn đến số tự nhiên gần nhất)? b) Mai xin mẹ số tiền thừa để mua 1 quyển sổ giá 45 500 đồng. Hỏi Mai có đủ tiền để mua quyển sổ đó hay không? - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV thu vở 3 HS chấm, mời 1 HS trình bày cách giải, cả lớp chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG ................... |
- HS trả lời: + Độ dài đoạn dây thứ nhất được làm tròn đến số tự nhiên gần nhất là 26cm. + Độ dài đoạn dây thứ hai được làm tròn đến số tự nhiên gần nhất là 43cm. + Độ dài đoạn dây thứ ba được làm tròn đến số tự nhiên gần nhất là 31cm. - HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời: + HS 1: Cách làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất: Khi làm tròn số thập phân đến số tự nhiên gần nhất, ta so sánh chữ số ở hàng phần mười với 5. Nếu chữ số hàng phần mười bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. + HS 2: Cách làm tròn số tự nhiên đến hàng phần mười: Khi làm tròn số thập phân đến hàng phần mười, ta so sánh chữ số hàng phần trăm với 5. Nếu chữ số hàng phần trăm bé hơn 5 thì làm tròn xuống, còn lại thì làm tròn lên. Ví dụ: + Số 43,37 được làm tròn đến chữ số hàng phần mười là 43,4. + HS 3: Số 25,513 được làm tròn đến chữ số hàng phần trăm là 25,51. Vậy độ dài đoạn thứ nhất là 25,51cm.
Đáp án bài 1: a)
b)
- HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 2:
- HS quan sát, sửa bài. Đáp án bài 3: a) Làm tròn 44,5 đến số tự nhiên gần nhất ta được số mới là 45. Vậy, chiều cao của con Thumbelina là 45cm. b) Làm tròn 210,04 đến hàng phần mười ta được số mới là 210. Vậy, chiều cao của con Big Jake là 210 cm. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 4: a) + Làm tròn 165,23 đến hàng phần mười ta được 165,2. + Làm tròn 168,1 đến hàng phần mười ta được 168,1. + Làm tròn 170,23 đến hàng phần mười ta được 170,2. + Làm tròn 163,58 đến hàng phần mười ta được 163,6. Vậy chiều cao của 4 bạn Hùng, Mạnh, Đăng, Vinh khi làm tròn đến hàng phần trăm lần lượt là: 165,2 cm; 168,1 cm; 170,2 cm; 163,6 cm. b) Bạn Mạnh và bạn Đăng được chọn vào đội bóng đá của lớp. Vậy có 2 bạn được chọn. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài. Đáp án bài 5: a) Làm tròn 85,393 đến hàng phần trăm ta được 85,39. Làm tròn 72,916 đến hàng phần trăm ta được 72,92. Làm tròn 85,321 đến hàng phần trăm ta được 85,32. Vậy số lượng dưa lưới ba hộ gia đình b) Gia đình - HS đối chiếu kết quả, sửa bài.
Đáp án bài 6: a) Làm tròn 249 999,9 đến số tự nhiên gần nhất ta được 250 000. Vậy tiền nước tháng này của nhà Mai là 250 000 đồng. b) Số tiền còn lại sau khi trả tiền nước là: 300 000 – 250 000 = 50 000 (đồng) Vì 50 000 > 45 500. Vậy, Mai có đủ tiền để mua quyển sổ đó. - HS đối chiếu kết quả, sửa bài. ……………….. |
--------------- Còn tiếp ---------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 kết nối tri thức đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
PHIẾU BÀI TẬP TUẦN LỚP 5 KẾT NỐI TRI THỨC
CÁCH ĐẶT MUA:
Liên hệ Zalo: Fidutech - nhấn vào đây