Giáo án Hóa học 12 Cánh diều bài 8: Đại cương về polymer

Giáo án bài 8: Đại cương về polymer sách Hoá học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoá học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoá học 12 cánh diều

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

CHỦ ĐỀ 4. POLIMER

BÀI 8. ĐẠI CƯƠNG VỀ POLYMER

I. MỤC TIÊU

1. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số polymer thường gặp (polyethylen (PE), polipropilen (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-dien, polyisoprene, poly(methyl methacrylate, poly(phenol-formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).

  • Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).

  • Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Chủ động giao tiếp trong nhóm, trình bày rõ ý tưởng cá nhân và hỗ trợ nhau hoàn thành nhiệm vụ chung, tự tin và biết kiểm soát cảm xúc, thái độ khi nói trước nhiều người.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ thông tin có liên quan đến vấn đề; phân tích để xây dựng được các ý tưởng phù hợp. 

Năng lực đặc thù:

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra, giải thích được vấn đề thực tiễn dựa trên kiến thức hoá học.

  • Năng lực tìm hiểu tự nhiên dưới góc độ hoá học:

    • Sử dụng được ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt quá trình tìm hiểu vấn đề và kết quả tìm kiếm.

    • Viết được báo cáo quá trình tìm hiểu.

  • Năng lực nhận thức hoá học:

    • Viết được công thức cấu tạo và gọi được tên một số polymer thường gặp (polyethylen (PE), polipropilen (PP), polystyrene (PS), poly (vinyl chloride) (PVC), polybuta-1,3-dien, polyisoprene, poly(methyl methacrylate, poly(phenol-formaldehyde) (PPF), capron, nylon-6,6).

    • Nêu được các đặc điểm về tính chất vật lí (trạng thái, nhiệt độ nóng chảy, tính chất cơ học) và tính chất hoá học (phản ứng cắt mạch (tinh bột, cellulose, polyamide, polystyrene), tăng mạch (lưu hoá cao su), giữ nguyên mạch của một số polymer).

    • Trình bày được phương pháp trùng hợp và trùng ngưng để tổng hợp một số polymer thường gặp.

3. Phẩm chất

  • Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân.

  • Cẩn trọng, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong bài học.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Tài liệu: SGK, SGV Hóa học 12.

  • Các hình ảnh, video, phiếu bài tập liên quan đến bài học.

  • Thiết bị dạy học: Máy tính, máy chiếu.

2. Đối với học sinh

  • Tài liệu: SGK Hóa học 12. 

  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học theo yêu cầu của GV. 

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS có hứng thú học tập, nhu cầu tìm hiểu; dùng những kiến thức, kĩ năng cần thiết để thực hiện yêu cầu, khám phá kiến thức mới. 

b. Nội dung: Quan sát hình ảnh GV cung cấp và thực hiện yêu cầu theo hướng dẫn của GV. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về sự ra đời của polymer.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV giới thiệu một số vật liệu polymer:

- GV yêu cầu học sinh theo dõi video sau và trả lời câu hỏi: “Polymer được ra đời như thế nào?”

https://www.youtube.com/watch?v=4h7FBp30TnA (Từ 00:00 đến 2:20).

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát hình và suy nghĩ trả lời câu hỏi của GV. 

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời 2 – 3 HS trả lời câu hỏi: John Wesley Hyatt dùng cellulose nitrate để tổng hợp nên polymer với những đặc tính vượt trội bằng cách trộn sợi bông với nitric acid. Sau đó phát triển nhiều loại polymer khác.

- Các HS khác lắng nghe để nhận xét câu trả lời của bạn mình.

- GV khuyến khích HS có thể có nhiều ý kiến khác nhau. 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV không đánh giá tính đúng sai câu trả lời của HS và dẫn dắt HS vào bài học: Polymer có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống. Vậy polymer là gì? Chúng có tính chất, được điều chế như thế nào? Để có được câu trả lời chính xác và hoàn chỉnh nhất, chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay Bài 8 – Đại cương về polymer.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Tìm hiểu khái niệm, danh pháp của polymer và công thức cấu tạo của một số polymer thường gặp

a. Mục tiêu: HS nêu được khái niệm, gọi tên polymer và xác định công thức cấu tạo của một số polymer thường gặp.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 54-56 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về khái niệm, gọi tên polymer và xác định công thức cấu tạo của một số polymer thường gặp. 

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức đã học về polymer trong Bài 29: Polymer – Khoa học Tự nhiên 9 (CD), trả lời câu hỏi: Poymer là gì? Polymer được cấu tạo từ những đơn vị nào? 

- GV tổ chức cho HS quan sát phản ứng trùng hợp tạo: 

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, trả lời câu hỏi: Em có nhận xét gì về tên gọi của các polymer này.

- GV tổ chức cho HS nghiên cứu thông tin trong SGK, trả lời Câu hỏi: Viết công thức cấu tạo và gọi tên các monomer tạo ra polymer trong Bảng 8.1. 

- GV yêu cầu HS đọc mục Em có biết để có thêm thông tin về hệ số polymer hóa.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

-   HS nhớ lại kiến thức, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP). 

* Trả lời mục Câu hỏi:

Polymer

CTCT monomer

Tên gọi monomer

Polyethylene (PE)

CH2=CH2

Ethylene

Polypropylene (PP)

CH2=CH-CH3

Prop-1-ene (propylene)

Polystyrene (PS)

CH2=CH-C6H5

Styrene

Poly(vinyl chloride) (PVC)

CH2=CH-Cl

Vinyl chloride

Polybuta – 1,3 – diene

CH2=CH-CH=CH2

Buta-1,3-diene

Polyisoprene

CH2=C(CH3)-CH=CH2

Isoprene

Poly(methyl methacrylate)

CH2=C(CH3)-COOCH3

Methyl methacrylate

Poly(phenol formaldehyde) (PPF)

C6H5OH và HCHO

Phenol và formaldehyde

Capron

NH2[CH2]5COOH

6-aminohexanoic acid (ε-aminocaproic)

Nylon – 6,6

NH2[CH2]6NH2 và HOOC[CH2]4COOH

Hexamethylenediamin và Adipic acid

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về khái niệm, danh pháp, công thức cấu tạo của một số polymer.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

I. Khái niệm và danh pháp

1. Khái niệm 

- Polymer là những hợp chất có phân tử khối lớn do nhiều đơn vị nhỏ (mắt xích) liên kết với nhau tạo nên.

- Monomer: phân tử nhỏ, tạo nên mắt xích của polymer.

2. Danh pháp

- Tên polymer = Poly + Tên monomer.

- Lưu ý: Khi tên của monomer gồm hai từ trở lên hoặc polymer được hình thành từ hai loại monomer trở lên thì tên của monomer được đặt trong dấu ngoặc đơn.

 

Hoạt động 2. Tìm hiểu về tính chất vật lí và tính chất hóa học của polymer 

a. Mục tiêu: HS trình bày được tính chất vật lí và tính chất hóa học của polymer.

b. Nội dung: HS quan sát hình GV cung cấp, đọc thông tin trong SGK trang 56-58 và trả lời các câu hỏi của GV.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về tính chất vật lí và tính chất hóa học của polymer.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu tính chất vật lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình một số đồ vật được làm từ polymer sau:

- GV yêu cầu HS dựa vào hình, liên hệ với kiến thức của bản thân, cho biết: Nêu một số đặc trưng của vật liệu polymer (trạng thái, khả năng nóng chảy, tính tan,…).

- GV cung cấp thêm cho HS thông tin về tính chất vật lí của polymer. 

- GV tổ chức cho HS xem video (0:20-2:28) minh họa về tính chất vật lí, ứng dụng và cấu trúc của polymer.

- GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức vừa tìm hiểu kết hợp liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi Luyện tập 1: Hãy nêu tên của một số polymer:

a) Thuộc loại chất nhiệt dẻo và chất nhiệt rắn.

b) Có tính dẻo.

c) Có tính đàn hồi.

d) Kéo được thành sợi.

e) Cách điện.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

HS quan sát hình, đọc thông tin trong bài để thực hiện yêu cầu của GV.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết); ghi lại những HS tích cực, những HS chưa tích cực để điều chỉnh.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 - 3 HS xung phong trả lời:

* Trả lời câu hỏi của GV (DKSP).

* Trả lời câu hỏi Luyện tập: 

1. a) Chất nhiệt dẻo: PE, PP, PVC,…; Chất nhiệt rắn: PPF,…

b) Có tính dẻo: PE, PP.

c) Tính đàn hồi: polyisoprene.

d) Kéo thành sợi: capron, nylon-6,6.

e) Cách điện: PE, PVC, PPF.

- Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá câu trả lời của HS, đưa ra kết luận về tính chất vật lí của polymer.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

………………………

II. Tính chất vật lí

- Hầu hết polymer là chất rắn, không bay hơi, nhiệt độ nóng chảy trong khoảng khá rộng:

+ Polymer nhiệt dẻo: bị nóng chảy tạo chất lỏng nhớt, để nguội rắn lại.

+ Polymer nhiệt rắn: bị phân hủy bởi nhiệt.

- Đa số không tan trong dung môi thông thường, một số polymer tan trong dung môi thích hợp tạo dung dịch nhớt.

- Mỗi polymer có tính chất cơ lí riêng ⇒ Dùng làm những vật liệu khác nhau.

 

------------------------------------------

 -------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 0011004299154 - Chu Văn Trí - Ngân hàng Vietcombank
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoá học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1-4

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1-4

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ HÓA HỌC 12 CÁNH DIỀU

Chat hỗ trợ
Chat ngay