Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 3 Tuần 9

Giáo án Chủ đề 3 Tuần 9 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 3 Tuần 9

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

(Tiết 25 – Tiết 34)

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với bạn bè, thầy cô.
  • Xây dựng được kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường; tham gia thực hiện và đánh giá được hiệu quả của hoạt động này.
  • Xác định được mục tiêu và xây dựng được kế hoạch cho các buổi lao động công ích ở trường.
  • Làm được các sản phẩm đóng góp xây dựng truyền thống nhà trường. 
  • Tham gia các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. 

 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ VÀ SINH HOẠT LỚP

  • Tham gia hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.
  • Trao đổi về cách xây dựng môi trường thân thiện, góp phần phòng chống bắt nạt học đường. 
  • Tham gia tọa đàm cách rèn luyện bản thân để có thể sống hài hòa với mọi người. 

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 9: NHIỆM VỤ 1, 2 

- TÌM HIỂU NHỮNG HOẠT ĐỘNG 

GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG 

- TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT CỦA THẦY CÔ VÀ CÁC BẠN

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu được những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.
  • Tôn trọng sự khác biệt và sống hài hòa với bạn bè, thầy cô.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Thực hiện được chính kiến khi phản biện, bình luận về các hiện tượng xã hội và giải quyết mâu thuẫn.
  • Làm chủ được bản thân trong các tình huống giao tiếp, ứng xử khác nhau. 
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với tình huống.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 3, về các hoạt động xây dựng truyền thống nhà trường.
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Cờ tín hiệu, thẻ màu. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 3. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hứng thú với chủ đề, hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa nhà trường, hình thành lối sống hài hòa với thầy cô, bạn bè.

- Chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. 

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS cả lớp hát bài hát “Mái trường mến yêu” và trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài hát đối với HS và truyền thống nhà trường. 

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS nêu ý nghĩa của bài hát “Mái trường mến yêu” đối với HS và truyền thống nhà trường. 

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Trong số những bài hát về thầy cô và mái trường, “Mái trường mến yêu” là bài hát quen thuộc, tiêu biểu dành cho lứa tuổi học trò, với giai điệu nhẹ nhàng, lời hát dễ thuộc. Chúng ta cùng hát bài hát này.

- GV tổ chức cho cả lớp hát bài bài hát “Mái trường mến yêu”.

https://www.youtube.com/watch?v=auvexFuoZC4

- GV khuyến khích HS vừa hát, vừa vận động nhẹ nhàng theo giai điệu của bài hát.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nêu ý nghĩa của bài hát đối với HS và truyền thống nhà trường. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS hát bài hát “Mái trường mến yêu” và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu ý nghĩa của bài hát “Mái trường mến yêu” đối với HS và truyền thống nhà trường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

Ý nghĩa của bài hát “Mái trường mến yêu” đối với HS và truyền thống nhà trường:

+ Những kỉ niệm về mái trường, về thầy cô, bạn bè luôn luôn êm đềm và khó quên nhất. Những tháng ngày ngây thơ, hồn nhiên với bao ước mơ, hoài bão của một thời tuổi trẻ đã để lại trong mỗi người ấn tượng sâu đậm.

+ Ca khúc Mái trường mến yêu đã vẽ nên một bức tranh kí ức với “hàng cây xanh thắm dưới mái trường”, “giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá”, “khúc nhạc dịu êm,… Đặc biệt, ở đó có người thầy tận tâm, luôn trìu mến và hết lòng với những người học trò tinh nghịch.

- GV khuyến khích HS thể hiện sự biết ơn đối với thầy cô và thân thiện với bạn bè để góp phần xây dựng văn hóa tốt đẹp của nhà trường. 

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết và sự hấp dẫn của chủ đề: Văn hóa nhà trường là tập hợp các chuẩn mực, giá trị, niềm tin, hành vi, ứng xử,… tạo nên đặc trưng của nhà trường. Chủ đề này sẽ giúp các em xây dựng văn hóa nhà trường, có lối sống hài hòa giữa thầy cô và học sinh; tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn; có kĩ năng phòng chống bắt nạt học đường và biết cách quảng bá truyền thống nhà trường. Chúng ta cùng vào Chủ đề 3 – Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường. 

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 3 Góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Định hướng nội dung SGK tr.23 và trả lời câu hỏi: Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.23 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 3:

+ Tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

+ Tôn trọng sự khác biệt với thầy cô và các bạn.

+ Thể hiện cách sống hài hòa với thầy cô và các bạn.

+ Xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động phòng chống bắt nạt học đường.

+ Tham gia thực hiện và đánh giá hiệu quả hoạt động phòng chống bắt nạt học đường. 

+ Xây dựng kế hoạch buổi lao động công ích ở trường.

+ Làm sản phẩm góp phần xây dựng truyền thống nhà trường.

+ Tham gia hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh phát động. 

+ Tự đánh giá.

- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 9: 

+ Tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

+ Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM 

– RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 1: Tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Chỉ ra được những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

- Trao đổi về các việc làm mà HS đã tham gia và cảm xúc của HS khi góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường theo các nội dung:

- Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em.

- Trao đổi về các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia.

- Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường. 

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Văn hoá nhà trường là hệ thống niềm tin, giá trị, chuẩn mực, thói quen và truyền thống hình thành trong quá trình xây dựng và phát triển của nhà trường, được các thành viên trong nhà trường thừa nhận, làm theo và được thể hiện trong các hình thái vật chất và tinh thần, từ đó tạo nên bản sắc, đặc trưng riêng cho mỗi nhà trường.

- GV chia HS cả lớp thành các nhóm (4 – 6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em.

- GV cung cấp thêm cho HS quan sát một số hình ảnh, video về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả, hoạt động thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS kể các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: Văn hóa nhà trường mang lại những giá trị rất lớn. Vì vậy, cần duy trì và phát huy hơn nữa các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.

1. Tìm hiểu những hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

a. Kể về các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường của trường em

- Tọa đàm về chủ đề “Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô và các bạn”.

- Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn. 

- Hoạt động phòng chống bạo lực học đường.

- Các hoạt động lao động công ích. 

- Làm sản phẩm lưu giữ truyền thống nhà trường.

- Các hoạt động của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

- Xây dựng môi trường cởi mở, dân chủ, hợp tác, tin cậy và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên trong nhà trường.

- Đổi mới phương pháp dạy học để phát triển năng lực cho HS.

- ….

CÁC HOẠT ĐỘNG GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

https://www.youtube.com/watch?v=6ar7vQvzHgQ

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm như đã phân công ở Nhiệm vụ 1.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia.

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận, điền vào bảng mẫu sau:

Tên hoạt động

Các hoạt động cụ thể em đã tham gia

Kết quả hoạt động

 

 

 

 

 

 

Bước 2: HS tiếp nhân, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân và điền vào bảng mẫu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ những việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét và rút kinh nghiệm cùng các nhóm HS.

- GV kết luận: Các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường tạo dựng uy tín, tạo lập niềm tin và khẳng định thương hiệu của nhà trường.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

b. Trao đổi về các việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường mà em đã tham gia

Bảng những việc làm góp phần xây dựng văn hóa nhà trường đính kèm phía dưới  Nhiệm vụ 2. 

CÁC VIỆC LÀM GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

Tên hoạt động

Các hoạt động cụ thể 

em đã tham gia

Kết quả hoạt động

Tôn trọng sự khác biệt

- Tôn trọng sự khác biệt của thầy cô.

- Tôn trọng sự khác biệt của các bạn.

- Tôn trọng sở thích của từng cá nhân trong cộng đồng.

-…

- Hiểu được mỗi người là một cá nhân khác biệt.

- Đánh giá mỗi người bằng những tiêu chí phù hợp với từng cá nhân.

- …

Xây dựng lối sống hài hòa với thầy cô và các bạn

- Sống hài hòa với thầy cô.

- Sống thân thiện, hòa đồng với các bạn. 

-…

- Biết quan tâm đến thầy cô và các bạn.

- Biết chia sẻ với thầy cô và các bạn những niềm vui, nỗi buồn.

- Biết đồng cảm với những khó khăn của thầy cô và các bạn.

-…

Xây dựng truyền thống hiếu học của nhà trường

- Thực hiện tốt các giác nhiệm vụ học tập.

- Giúp đỡ bạn trong học tập.

- Tri ân thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

- Biết quan tâm đến thầy cô và các bạn.

-…

 

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tiếp tục yêu cầu HS thảo luận nhóm như đã phân công ở Nhiệm vụ 1.

- GV dẫn dắt: Văn hóa nhà trường là môi trường văn hóa đặc biệt quan trọng để rèn luyện nhân cách và giáo dục thế hệ trẻ Việt Nam thành những con người phát triển toàn diện đức -trí - thể- mỹ, có lòng yêu nước, tinh thần tự hào tự tôn dân tộc, có ý thức và trách nhiệm với đất nước, cộng đồng, gia đình và bản thân.

- GV giao nhiệm vụ cụ thể cho các nhóm: Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho bạn (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng kết hoạt động của HS, nêu ý nghĩa của việc tham gia các hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

c. Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia các hoạt động góp phần xây dựng văn hóa nhà trường

- Thêm yêu mến thầy cô, bạn bè, trường lớp.

- Tự hào, có ý thức trách nhiệm, đóng góp và xây dựng nhà trường hơn nữa.

- …

--------------------------------

------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÒ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH.

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢNG BÁ CẢNH QUAN ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 8: TÌM HIỂU NHỮNG NGHỀ EM QUAN TÂM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 9: XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CHO BẢN THÂN SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÒ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH.

Chat hỗ trợ
Chat ngay