Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 6 Tuần 19

Giáo án Chủ đề 6 Tuần 19 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của HĐTN 9 CTST. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN

CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

 (Tiết 55 – Tiết 63)

 

MỤC TIÊU CHUNG CỦA CHỦ ĐỀ:

Sau chủ đề này, HS sẽ:

  • Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • Xây dựng và thực hiện được kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.
  • Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT DƯỚI CỜ 

  • Giới thiệu truyền thống vì cộng đồng tại địa phương của em.
  • Chia sẻ về cách học sinh có thể tham gia hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.
  • Giao lưu với thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • Tìm hiểu các lễ hội truyền thống quê hương.
  • ...

Gợi ý:

GIAO LƯU VỚI THÀNH VIÊN TRONG 

MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

I. MỤC TIÊU:

Sau khi tham gia hoạt động này, HS:

  • Trình bày được hiểu biết về mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.
  • HS tích cực tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với TPT, BGH và GV

  • Mời 1-2 thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương tới trường giao lưu, chia sẻ về chủ đề Mạng lưới quan hệ cộng đồng. Đại diện nhà trường trao đổi với khách mời để thống nhất: mục đích, yêu cầu nội dung, thời gian và các phương tiện cần chuẩn bị cho buổi giao lưu.
  • Chuẩn bị các trang thiết bị cần thiết cho buổi giao lưu của HS với chuyên gia: loa đài, micro, màn hình, máy chiếu,...
  • Phân công lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình, cử người dẫn chương trình (MC) và chuẩn bị 2-3 tiết mục văn nghệ.

2. Đối với HS

  • Lớp/ tổ trực tuần xây dựng chương trình giao lưu, cử HS làm người dẫn chương trình giao lưu và chuẩn bị 2-3 tiết mục văn nghệ.

III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG

Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

- HS được cung cấp thêm những kiến thức về mạng lưới quan hệ cộng đồng và hiểu biết về mạng lưới quan hệ cộng đồng tại phương.

- Định hướng và tạo hứng thú cho HS tham gia vào các hoạt động trải nghiệm tiếp theo của chủ đề.

b. Tổ chức thực hiện

- MC giới thiệu HS tổ/ lớp trực tuần biểu diễn các tiết mục văn nghệ.

- MC mời đại diện trường phát biểu để dẫn: Cộng đồng cần giải quyết nhiều vấn đề như: vấn đề ô nhiễm môi trường; giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn; bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ bị bóc lột, xâm hại,... Vì vậy, cần nhiều mạng lưới quan hệ cộng đồng để chung tay cùng với các tổ chức, ban ngành giải quyết các vấn đề trên.

- MC giới thiệu khách mời tham gia chương trình. Khách mời giới thiệu ngắn gọn về

bản thân và vai trò của bản thân trong mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương. Sau đó, khách mời:

+ Trình bày/ giới thiệu về mạng lưới quan hệ cộng đồng đang tham gia: lịch sử hình thành mạng lưới; mục đích hoạt động; các thành viên tham gia và đặc điểm của những thành viên này; cách thức hoạt động của mạng lưới; những lợi ích mà hoạt động của mạng lưới quan hệ cộng đồng đem lại cho cộng đồng, xã hội; hoạt động của mạng lưới mà HS có thể tham gia.

+ Kể về những trường hợp, việc làm cụ thể mạng lưới đã hỗ trợ thực hiện ở cộng đồng.

- Sau phần giới thiệu, chia sẻ của khách mời, MC mời các bạn HS đặt câu hỏi cho khách mời về những điều muốn biết rõ hơn về mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.

- Kết thúc chương trình, đại diện BGH nhà trường:

+ Cảm ơn sự tham gia của khách mời trong buổi giao lưu.

+ Tổng kết những nội dung đã trao đổi trong buổi giao lưu và kết luận: Hoạt động của mạng lưới quan hệ cộng đồng giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ, thúc đẩy các hoạt động xã hội trong cộng đồng và góp phần phát triển các mối quan hệ xã hội. Để hình thành và phát triển được mạng lưới quan hệ cộng đồng, cần hiểu rõ mục đích hoạt động và tập hợp, kết nối được những cá nhân, tổ chức có cùng mục đích hoạt động trong cộng đồng để cùng nhau thực hiện theo cách thức phù hợp.

 

GỢI Ý NỘI DUNG SINH HOẠT LỚP

  • Chia sẻ kết quả tham gia hoạt động giáo dục truyền thống và phát triển cộng đồng ở địa phương.
  • Chia sẻ kết quả hoạt động truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường.
  • ...

Gợi ý: 

CHIA SẺ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG TRUYỀN THÔNG TRONG 

CỘNG ĐỒNG VỀ MỘT VẤN ĐỀ HỌC ĐƯỜNG

Hoạt động 1. Sơ kết tuần và thông qua kế hoạch tuần sau

Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ đề

a. Mục tiêu

HS được chia sẻ kết quả của hoạt động và trải nghiệm của bản thân khi truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường.

b. Tổ chức thực hiện

- GV yêu cầu các nhóm cử đại diện nhóm chia sẻ kết c quả thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề. học đường bao gồm: 

+ Nội dung truyền thông.

+ Cách thức thực hiện.

+ Kết quả thực hiện.

+ Quá trình làm việc nhóm để thực hiện hoạt động.

+ Bài học rút ra khi truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường.

- Các nhóm khác theo dõi, lắng nghe và nhận xét kết quả truyền thông của nhóm vừa chia sẻ.

- GV tổng kết kết quả thực hiện của các nhóm.

- HS có thể đưa hình ảnh các hoạt động truyền thông của lớp mình lên trang thông tin của lớp hoặc dán các hình ảnh trong lớp học.

 

TỔNG KẾT

- GV yêu cầu một số HS chia sẻ những điều học hỏi được sau khi tham gia các hoạt động.

- GV kết luận chung: Hoạt động truyền thông có vai trò quan trọng trong việc lan tỏa thông tin, giá trị, ý nghĩa của một vấn đề/ sự kiện. Hoạt động truyền thông mang lại sự kết nối, tăng sự hiểu biết và nhận thức cho mọi người trong cộng đồng. Khi truyền thông trong cộng đồng, HS có thể lựa chọn nhiều kênh khác nhau để thực hiện, bao gồm thuyết trình, bài viết, hình ảnh, video, âm thanh,... Việc thực hiện hoạt động truyền thông trong cộng đồng về một vấn đề học đường của các em đã giúp cho người dân trong cộng đồng cập nhật được những vấn đề mới mẻ, có được những thông tin cần thiết để hỗ trợ và chung tay góp sức cùng nhà trường giải quyết một số vấn đề học đường hiệu quả.

- Nhận xét thái độ tham gia các hoạt động của HS. Tuyên dương, khen ngợi những cá nhân, nhóm tích cực tham gia các hoạt động.

 

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

TUẦN 19: NHIỆM VỤ 1, 2

- TÌM HIỂU MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG Ở ĐỊA PHƯƠNG

- THỰC HÀNH XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI QUAN HỆ CỘNG ĐỒNG

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Tìm hiểu được mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.
  • Thực hành xây dựng được mạng lưới quan hệ cộng đồng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Tìm hiểu được mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.
  • Biết cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.
  • Giao tiếp và hợp tác, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 6.
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả. 
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 6. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS:

- Hứng thú với chủ đề, hiểu được mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.

- Chỉ rõ được những việc cần làm trong chủ đề để đạt được mục tiêu. 

d. Nội dung: 

- Giới thiệu ý nghĩa chủ đề: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Mở rộng mạng lưới quan hệ cộng đồng”; nêu ý nghĩa chủ đề.

- Định hướng nội dung: GV hướng dẫn HS quan sát tranh minh họa, đọc và nắm được các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề.

c. Sản phẩm: 

HS chơi trò chơi; hiểu được ý nghĩa và sự cần thiết của chủ đề.

- HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong chủ đề. 

d. Tổ chức thực hiện:

Nhiệm vụ 1: Giới thiệu ý nghĩa chủ đề

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức trò chơi “Mở rộng mạng lưới quan hệ cộng đồng”.

- GV phổ biến luật chơi: 

+ Lớp được chia thành các nhóm 5 – 6 HS.

+ Mỗi nhóm vẽ một mạng lưới quan hệ cộng đồng. Ô trung tâm là một cá nhân, từ ô trung tâm, mỗi HS viết tiếp các cá nhân, cơ quan, tổ chức mà cá nhân đó có mối quan hệ hoặc có thể kết nối được (ví dụ: HS A có mối quan hệ với Đoàn Thanh niên xã X hoặc với Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Y,...). Các bạn viết sau không lặp lại các cá nhân, tổ chức mà bạn trước đã nhắc đến. Lần lượt như vậy, mỗi nhóm hoàn thành mạng lưới của nhóm mình, 

+ Thời gian tối đa cho mỗi nhóm là 5 phút.

- GV đưa ra các tiêu chí đánh giá cơ bản của hoạt động:

+ Số lượng các cá nhân, tổ chức mà các nhóm đưa ra.

+ Mức độ mở rộng của các môi trường xã hội (gia đình, nhà trường, xã/phường, quận/huyện,...).

- GV yêu cầu các bạn trong lớp giơ thẻ để thể hiện quan điểm của mình: thẻ màu đỏ đồng ý với mạng lưới đó, thẻ màu xanh – đồng ý nhưng cần trao đổi thêm, thẻ màu vàng - chưa đồng ý với mạng lưới đó.

- GV tổ chức hỏi - đáp nhanh với một số HS: Vì sao em đồng ý với mạng lưới đó? Em cần trao đổi thêm với nhóm bạn điều gì? Vì sao em chưa đồng ý với hoạt động của nhóm bạn?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng hợp kết quả trò chơi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, khen ngợi tinh thần học của HS.

- GV giới thiệu ý nghĩa, sự cần thiết của chủ đề: Xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng là một công việc cần thiết của mỗi cá nhân bởi vì bất cứ ai trong cuộc sống đều cần phải giao tiếp và làm việc cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong xã hội. Đồng thời, việc xây dựng được mạng lưới xã hội ngày càng rộng lớn giúp thực hiện các hoạt động cộng đồng thuận lợi, nhanh chóng và hiệu quả hơn. Thông qua việc tham gia vào mạng lưới quan hệ cộng đồng, các em sẽ trưởng thành hơn và phát triển nhiều kĩ năng xã hội cho bản thân như kĩ năng giao tiếp, kĩ năng tạo lập mối quan hệ, kĩ năng làm việc nhóm.

Nhiệm vụ 2: Định hướng nội dung

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu tranh minh họa Chủ đề 6 – Xây dựng mạng lưới thực hiện các hoạt động cộng đồng.

- GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, đọc mục Định hướng nội dung SGK tr.46 và trả lời câu hỏi: Nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6. 

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆNCÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (Tiết 55 – Tiết 63)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát tranh minh họa chủ đề, đọc thông tin SGK tr.46 và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận:

Các nhiệm vụ cần thực hiện trong Chủ đề 6:

+ Tìm hiểu mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.

+ Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

+ Xây dựng và thực hiện kế hoạch truyền thông trong cộng đồng về những vấn đề học đường.

+ Tham gia các hoạt động giáo dục truyền thống ở địa phương.

+ Tham gia các hoạt động phát triển cộng đồng ở địa phương.

+ Mở rộng mạng lưới cho các hoạt động cộng đồng.

- GV giới thiệu nội dung hoạt động giáo dục theo chủ đề Tuần 19: 

+ Tìm hiểu mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương.

+ Thực hành xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

B. HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI KINH NGHIỆM – RÈN LUYỆN KĨ NĂNG 

Hoạt động 1: Tìm hiểu mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chỉ ra được những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng, chia sẻ về mạng lưới quan hệ cộng đồng mà HS đã tham gia và đưa ra được các ý kiến về cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS tìm hiểu mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương theo các nội dung:

- Chỉ ra được những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng.

- Chia sẻ về mạng lưới quan hệ cộng đồng mà em đã tham gia.

- Thảo luận cách xây dựng mạng lưới quan hệ cộng đồng.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS về mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương và chuẩn kiến thức của GV. 

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chỉ ra được những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và tổ chức trò chơi “Cùng xây dựng mạng lưới cộng đồng”.

- GV phổ biến luật chơi: 

+ GV sẽ trình chiếu tên một hoạt động cộng đồng:

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆNCÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (Tiết 55 – Tiết 63)

CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆNCÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG (Tiết 55 – Tiết 63)

 ……………….

1. Tìm hiểu mạng lưới quan hệ cộng đồng ở địa phương

a. Chỉ ra được những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng

Những thành viên trong mạng lưới quan hệ cộng đồng (đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1).

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay