Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 4 Tuần 14

Giáo án Chủ đề 4 Tuần 14 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

Xem video về mẫu Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 4 Tuần 14

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 14: NHIỆM VỤ 3, 4

- THỰC HÀNH GIẢI QUYẾT BẤT ĐỒNG 

CÓ THỂ XẢY RA TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH 

- TỔ CHỨC,  SẮP XẾP KHOA HỌC CÔNG VIỆC TRONG GIA ĐÌNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Biết cách giải quyết bất đồng trong quan hệ giữa bản thân với các thành viên trong gia đình hoặc giữa các thành viên.
  • Tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học.

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề trong những tình huống khác nhau.
  • Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.
  • Thể hiện được cách giao tiếp, ứng xử phù hợp với những tình huống. 

3. Phẩm chất

  • Nhân ái, trách nhiệm, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 4.
  • Các bài hát, trò chơi phù hợp với chủ đề.
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 4. 
  • Làm việc cùng nhóm để thiết kế các hoạt động chung nhằm tạo bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, yêu cầu HS liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi: Theo em, bất đồng xảy ra trong quan hệ gia đình có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?

c. Sản phẩm: HS chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu kết hợp dẫn dắt: Gia đình hòa hợp, vui vẻ sẽ tạo cho chúng ta một cảm giác an toàn, thân thuộc. Tuy nhiên, trong cuộc sống gia đình, nhất định sẽ có những lúc xảy ra tranh cãi và xung đột. Đây dường như là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả những chuyện nhỏ nhặt hay những chuyện lớn lao. Khi xảy ra bất kì sự bất đồng nào trong quan hệ gia đình thì cảm giác thân thuộc lại bị đe dọa. Cho dù bất kì nguyên nhân nào dẫn đến những bất đồng, mâu thuẫn xung đột cũng đều khiến mỗi thành viên cảm thấy tồi tệ và tiêu cực.

- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi: Theo em, bất đồng xảy ra trong quan hệ gia đình có thể xảy ra do những nguyên nhân nào?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ về một số nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, kết luận: 

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bất đồng trong quan hệ gia đình. Sự khác nhau về quan điểm sống, tuổi tác, giới tính, tính cách, sở thích, công việc,…là một trong các yếu tố lớn khiến cho các thành viên trong gia đình nảy sinh mâu thuẫn, tranh chấp. 

+ Sự khác biệt giữa các thế hệ.

+ Thiếu sự chia sẻ, thấu hiểu lẫn nhau

+ Thiếu trách nhiệm giữa bố mẹ và con cái. 

+ Vấn đề giáo dục con cái gây mâu bất đồng.

+ Nguồn thu nhập không ổn định, các nhu cầu hằng ngày không được đáp ứng tốt.

+ Bất đồng ý kiến khi phải đối mặt với một quyết định lớn trong cuộc sống.

+ ….

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong cuộc sống gia đình, nhất định sẽ có những lúc xảy ra bất đồng. Đây dường như là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả những chuyện nhỏ nhặt hay những chuyện lớn lao. Hiểu và biết rõ được nguyên nhân gây ra bất đồng sẽ giúp chúng ta mau chóng hòa giải, khắc phục tốt các vấn đề mâu thuẫn đang xảy ra cũng như tổ chức, sắp xếp được các công việc trong gia đình một cách khoa học. Chúng ta cùng vào bài học ngày hôm nay – Tuần 14:

+ Thực hành giải quyết những bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình.

+ Tổ chức, sắp xếp khoa học công việc trong gia đình. 

B. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 3: Thực hành giải quyết bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận diện được những bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình và giải quyết được những bất đồng đó. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành giải quyết bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình theo các nội dung:

- Thảo luận những bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình.

- Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình.

- Đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống. 

c. Sản phẩm: HS thực hành giải quyết bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình. d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận những bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt: Bất đồng trong quan hệ gia đình có thể xảy ra giữa bố mẹ với con cái, giữa con cái với nhau hoặc giữa vợ và chồng. Ngoài ra, mâu thuẫn cũng có thể xảy ra với những người thân khác trong gia đình.

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS/nhóm).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Thảo luận những bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình.

- GV liên hệ thực tế, cho HS tham khảo một số trường hợp cụ thể về những bất đồng trong quan hệ gia đình (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS nêu những bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp một số bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

3. Thực hành giải quyết bất đồng có thể xảy ra trong quan hệ gia đình

a. Thảo luận những bất đồng có thể xảy trong quan hệ gia đình

- Bất đồng liên quan đến sở thích, thói quen,…

- Bất đồng liên quan đến phân công công việc trong gia đình.

- Bất đồng về quan điểm.

- Bất đồng trong việc thể hiện trách nhiệm với công việc gia đình. 

- Bất đồng liên quan đến áp đặt ý kiến, quan điểm chủ quan của bố mẹ, người lớn với con cái,…

-…

MỘT SỐ VÍ DỤ THỰC TẾ VỀ BẤT ĐỒNG TRONG QUAN HỆ GIA ĐÌNH

Nguyễn Ngọc H. (học sinh lớp 9, Trường THCS Trần Quốc Toản, TP Phủ Lý) chia sẻ: “Càng lớn, bất đồng giữa em với bố mẹ càng nhiều hơn. Bố mẹ thường áp đặt suy nghĩ của người lớn vào em, từ chuyện học hành, quan hệ bạn bè đến những chuyện khác trong gia đình. Bố mẹ cho rằng mình từng trải, nhiều kinh nghiệm nên nhìn nhận các vấn đề chính xác. Còn những mong muốn, suy nghĩ và sở thích, lựa chọn của em phần lớn bố mẹ không quan tâm. Em luôn phải kìm nén và rất ức chế, nhiều khi không muốn trò chuyện, gần gũi bố mẹ. Em hy vọng bố mẹ, ông bà có thể đặt mình vào vị trí của em để thấu hiểu hơn”.

Chị Trần Thu H. (Tổ 6, Phường Quang Trung, TP Phủ Lý) tâm sự: “Càng lớn con mình càng có những suy nghĩ khác với bố mẹ. Con không còn gần gũi với mẹ như trước, thay vào đó thường dành thời gian nhiều hơn cho điện thoại, game, tụ tập bạn bè, không tiết kiệm tiền bạc, thậm chí hay phản kháng lại bố mẹ từ những điều nhỏ nhất… Bố mẹ và con cái vì thế thường xuyên nảy sinh bất đồng, mâu thuẫn, thậm chí cãi vã, to tiếng”.

Anh Lê Quang T. (Tổ 5, Phường Trần Hưng Đạo, TP Phủ Lý), từng có thời gian dài bất đồng quan điểm với con, dẫn tới việc con thu mình, không nói chuyện với bố mẹ cho biết: “Qua thực tế cho thấy việc áp đặt một cách máy móc quan điểm của bố mẹ với con cái sẽ dẫn đến hai kết cục, một là con nghe theo và chúng sẽ không tìm được những thứ mình yêu thích, không phát huy được năng lực, sở trường cá nhân; hai là sẽ cãi lại, chống đối, tỏ ra lì lợm và khiến gia đình bị xáo trộn, không đầm ấm, hạnh phúc. Việc hàn gắn về sau mất nhiều thời gian, sự liên kết của gia đình cũng trở nên lỏng lẻo. Tôi đã có thời gian áp đặt quan điểm sống cho cháu lớn, thật may sau khi bình tĩnh nhìn nhận lại thì mọi việc trở nên đơn giản hơn, mình hiểu được con đang nghĩ gì, từ đó có phương án tốt hơn trong giải quyết vấn đề”.

 

Nhiệm vụ 2: Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cặp đôi.

- GV giao nhiệm vụ cho HS: Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận cặp đôi, liên hệ thực tế và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số cặp đôi chia sẻ về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, tổng hợp các cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình.

- GV kết luận: Cuộc sống hiện đại có nhiều vấn đề dễ gây tác động tiêu cực, dẫn đến nảy sinh bất đồng trong quan hệ gia đình. Vì vậy, để phòng tránh bất đồng, chúng ta cần chủ động lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông giữa các thành viên trong gia đình, thay đổi quan điểm cho phù hợp với điều kiện cụ thể,…

- GV tổng hợp kiến thức từ bài học trước: Tạo được bầu không khí vui vẻ, yêu thương trong gia đình và biết giải quyết bất đồng giữa các thành viên trong gia đình là cách chúng ta xây dựng gia đình hạnh phúc. 

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

b. Trao đổi về cách giải quyết bất đồng trong quan hệ gia đình

* Các bước giải quyết bất đồng:

- Xác định bất đồng đang xảy ra.

- Xác định nguyên nhân dẫn đến bất đồng.

- Đề xuất phương án giải quyết bất đồng.

- Thực hiện giải quyết bất đồng.

- Đánh giá kết quả và rút kinh nghiệm cho bản thân. 

* Lưu ý khi giải quyết bất đồng:

- Lắng nghe ý kiến, mong muốn của người thân.

- Thể hiện sự đồng cảm, chia sẻ với cảm xúc của các thành viên khi có bất đồng.

- Không khăng khăng cho mình luôn đúng.

- Trao đổi thẳng thắn và thiện chí để giải quyết bất đồng.

- Tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần.

Nhiệm vụ 3: Đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 6 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện một nhiệm vụ).

- GV giao nhiệm vụ cho các nhóm: Đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống.

+ Nhóm 1, 2:

Tình huống 1:

Hai anh em của K cùng yêu thích âm nhạc và có nhóm nhạc thần tượng của riêng mình. Khi trò chuyện về bản nhạc mới ra mắt của các nhóm nhạc đó, hai em thường bất đồng và tranh luận rất căng thẳng.

+ Nhóm 3, 4:

Tình huống 2:

T là học sinh khá nghịch ngợm và hay vi phạm kỉ luật của lớp. Vài lần, giáo viên chủ nhiệm phải trao đổi với bố mẹ T về vấn đề đó. Bố T rất bực mình và phạt không cho T tham gia Câu lạc bộ Bóng đá – môn thể thao T rất đam mê. T không đồng tình với hình phạt của bố dẫn đến bất đồng giữa hai bố con. 

+ Nhóm 5, 6:

Tình huống 3:

M nhắc em trai không nên sử dụng mạng xã hội mà nên chơi thêm một môn thể thao hoặc học thêm ngoại ngữ sẽ tốt hơn. Nhưng em của M lại có quan điểm khác. Ngoài học tập, chơi thể thao, việc sử dụng mạng xã hội cũng rất có ích. M không đồng tình với quan điểm của em trai, còn em M thì phản đối sự áp đặt của M.

- GV nhắc nhở HS nhớ lại những lưu ý khi giải quyết bất đồng trước khi đóng vai xử lí tình huống.

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS cả lớp cùng đọc tình huống mở rộng sau và thực hiện nhiệm vụ:  Chỉ ra bất đồng trong quan hệ gia đình và cách giải quyết ở tình huống dưới đây.

Tình huống 4:

An hay thức khuya để học bài, làm bài nhóm. Mẹ An góp ý về giờ giấc sinh hoạt của An vì cho rằng thường khuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Mẹ yêu cầu An sắp xếp lại thời gian biểu nhưng An cho rằng mình học hiệu quả hơn vào đêm khuya. Mẹ An không đồng ý với quan điểm của An và hai mẹ con đã giận nhau.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, phân công các thành viên trong nhóm đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS trong quá trình thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình diễn trước lớp cách giải quyết tình huống.

- GV yêu cầu 3 nhóm còn lại quan sát, lắng nghe, nêu ý kiến giải quyết tình huống khác (nếu có).

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời câu hỏi mở rộng:

+ Bất đồng trong quan hệ gia đình ở tình huống:

Mẹ An: 

  • Cho rằng thường khuyên thức khuya sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. 
  • Yêu cầu An sắp xếp lại thời gian biểu.

An: Cho rằng bản thân học hiệu quả hơn vào đêm khuya. 

+ Cách giải quyết: An nên lắng nghe những chia sẻ, trao đổi của mẹ; sắp xếp và thực hiện theo thời gian biểu để vừa hoàn thành tốt việc học và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá. Nếu nhóm nào có cách giải quyết chưa phù hợp, GV gợi ý cách giải quyết phù hợp hơn.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

c. Đóng vai giải quyết bất đồng trong gia đình ở các tình huống

* Tình huống 1:

- Mỗi nhóm nhạc thần tượng của hai anh em K có đặc điểm âm nhạc, phong cách biểu diễn, thời trang,… riêng. 

- Vì vậy, anh em K có thể trao đổi, chia sẻ mỗi khi hai nhóm nhạc ra mắt bản nhạc mới để thấy được những màu sắc, sự ấn tượng riêng của mỗi nhóm, không nên gây bất đồng, tranh luận căng thẳng.

* Tình huống 2:

- T hay vi phạm kỉ luật của lớp và bố mẹ T phải gặp giáo viên chủ nhiệm. Vì vậy, T cần nghiêm túc kiểm điểm lại bản thân, có biện pháp rèn luyện và khắc phục.

- Bố T có thể đưa ra các hình phạt khác để vừa giải quyết được tình trạng của T mà T vẫn tham gia được Câu lạc bộ Bóng đá.

* Tình huống 3:

 Việc sử dụng mạng xã hội có nhiều điểm ưu điểm, tuy nhiên, cũng tồn tại rất nhiều nguy hiểm, ảnh hưởng đến việc học và gây lãng phí thời gian nếu không biết kiểm soát và sắp xếp thời gian hợp lí. Vì vậy:

- Ngoài việc chơi thể thao, học tập ngoại ngữ, em trai M có thể sử dụng mạng xã hội. 

- Tuy nhiên, việc sử dụng mạng xã hội sẽ được M hoặc bố mẹ M xem xét, tùy vào tình hình học tập của em trai M, mức độ cần thiết,…

 

 

--------------------------------

 ------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Khi đặt nhận được những gì?

  • Trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Ít nhất 5 đề thi theo mẫu mới. Có đủ: ma trận, thang điểm, đáp án...
  • Giáo án đồng bộ word + PPT: Đủ kì I
  • Sau đó, sẽ được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Phí giáo:

  • Giáo án word: 350k/học kì - 400k/cả năm
  • Giáo án powepoint: 450k/học kì - 500k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 700k/học kì - 800k/cả năm

=> Chỉ gửi 350k. Tải giáo án về dùng thực tế. Thấy hài lòng thì 15 ngày sau mới gửi số phí còn lại

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÒ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH.

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 6: XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG CỘNG ĐỒNG

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 7: BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ QUẢNG BÁ CẢNH QUAN ĐẤT NƯỚC

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 8: TÌM HIỂU NHỮNG NGHỀ EM QUAN TÂM

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ CHỦ ĐỀ 9: XÁC ĐỊNH CON ĐƯỜNG CHO BẢN THÂN SAU TRUNG HỌC CƠ SỞ.

II. GIÁO ÁN POWERPOINT HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO BẢN 1

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: TỰ TẠO ĐỘNG LỰC VÀ ỨNG PHÒ VỚI ÁP LỰC TRONG CUỘC SỐNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: GIAO TIẾP, ỨNG XỬ TÍCH CỰC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 3: GÓP PHẦN XÂY DỰNG VĂN HÓA NHÀ TRƯỜNG

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: GÓP PHẦN XÂY DỰNG GIA ĐÌNH HẠNH PHÚC

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN VÀ GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH.

Chat hỗ trợ
Chat ngay