Giáo án Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời bản 1 Chủ đề 5 Tuần 17

Giáo án Chủ đề 5 Tuần 17 sách Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 9 chân trời sáng tạo bản 1

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

TUẦN 17: NHIỆM VỤ 2, 3

- THỰC HÀNH XÂY DỰNG NGÂN SÁCH CÁ NHÂN HỢP LÍ 

- ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP GÓP PHẦN PHÁT TRIỂN KINH TẾ GIA ĐÌNH

 

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Xây dựng được ngân sách cá nhân hợp lí, trong đó tính đến các khoản thu, chi, tiết kiệm, cho, tặng.
  • Đề xuất được một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình. 

2. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng: 

  • Thực hiện được kế hoạch hoạt động của cá nhân và linh hoạt điều chỉnh khi cần để đạt được mục tiêu.
  • Tự chuẩn bị kiến thức và kĩ năng cần thiết để đáp ứng với nhiệm vụ được giao.
  • Thực hiện được các nhiệm vụ với những yêu cầu khác nhau.

3. Phẩm chất

  • Trách nhiệm, trung thực, chăm chỉ.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án, SGK, SGV, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Tranh ảnh liên quan đề Chủ đề 5.
  • Hướng dẫn HS thực hiện các nhiệm vụ trong SGK, các nhiệm vụ cần rèn luyện tại nhà để tham gia các hoạt động trên lớp hiệu quả.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 9 (Bản 1) – Chân trời sáng tạo. 
  • Thực hiện nhiệm vụ GV giao trước khi đến lớp về Chủ đề 5. 

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC 

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG 

a. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.

b. Nội dung: GV cho HS xem video về Chủ đề “Phát triển kinh tế gia đình” và yêu cầu HS trả lời câu hỏi: 

- Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video là gì?

- Nêu lợi ích khi áp dụng biện pháp đó trong phát triển kinh tế gia đình.

c. Sản phẩm: HS nêu tên biện pháp và lợi ích của biện pháp trong phát triển kinh tế gia đình. 

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV cho HS cả lớp xem video về Chủ đề “Phát triển kinh tế gia đình”.

https://www.youtube.com/watch?v=aGyYmlO8j78

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, trả lời câu hỏi: 

+ Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video là gì?

+ Nêu lợi ích khi áp dụng biện pháp đó trong phát triển kinh tế gia đình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xem video, liên hệ thực tế và hiểu biết của bản thân để trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu tên biện pháp và lợi ích của biện pháp trong phát triển kinh tế gia đình. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

+ Biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình được đề cập đến trong video: trồng trọt. 

+ Lợi ích khi áp dụng biện pháp trồng trọt trong phát triển kinh tế gia đình:

  • Tăng nguồn thu nhập cho gia đình. 
  • Tạo động lực thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, tạo ra của cải vật chất, thu nhập để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của các thành viên trong gia đình. Vì vậy, phát triển kinh tế gia đình tạo tiền đề vật chất đáp ứng nhu cầu của gia đình là mục tiêu phấn đấu, là nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình. Vậy, đâu là một số biện pháp phát triển kinh tế gia đình? Xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí như thế nào? Chúng ta cùng tìm hiểu và thực hành trong bài học ngày hôm nay – Tuần 17:

+ Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí. 

+ Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình.

B. HOẠT ĐỘNG RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Hoạt động 2: Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết cách xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí theo các nội dung:

- Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống.

- Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả.

- Chia sẻ bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

c. Sản phẩm: HS thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV trình chiếu và mời 1 HS đứng dậy đọc tình huống SGK tr.42 trước lớp:

Tình huống:

Bố mẹ cho H mỗi tháng 300 000 đồng để chi tiêu. Bên cạnh đó, H có thêm khoảng 120 000 đồng từ các nguồn khác. H rất muốn tiết kiệm một năm để có thể tự mua đôi giày thể thao khoảng 700 000 đồng. 

- GV yêu cầu HS thực hiện theo nhóm (5 – 6 HS/nhóm) và thực hiện nhiệm vụ: Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống.

- GV hướng dẫn các nhóm thảo luận trên sản phẩm của cá nhân, thống nhất cách xây dựng ngân sách được lựa chọn nhiều nhất. 

- GV lưu ý HS xác định:

+ Các khoản thu.

+ Các khoản chi.

+ Cân đối thu – chi. 

- GV cung cấp thêm cho HS tình huống để rèn luyện cách xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống (HS thực hiện tại nhà).

Tình huống mở rộng:

An muốn tiết kiệm để mua quà tặng sinh nhật cho một số bạn thân và dùng cho những việc khác. Bố mẹ thường cho An 300 000 đồng mỗi tháng để chi tiêu. Vào dịp sinh nhật, ngày Tết, bố mẹ thường cho An 100 000 đồng. Cuối năm học, An cũng được người thân thưởng 50 000 – 100 000 đồng do kết quả học tập tốt. 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 nhóm nêu cách xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống.

- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV tổng kết và nhận xét hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

2. Thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

a. Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí cho nhân vật trong tình huống

Bảng cân đối thu, chi cho nhân vật trong tình huống đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1. 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BẢNG CÂN ĐỐI THU, CHI

Đơn vị: đồng

STT

Hạng mục

Số tiền thu

Số tiền chi

Tỉ lệ khoản chi

I

Khoản thu

 

 

 

1

Bố mẹ cho

 

 

 

2

Khác….

 

 

 

II

Khoản chi cụ thể

 

 

 

1

Chi ăn sáng

 

 

 

2

Mua sách, truyện

 

 

 

3

Phát sinh khác

 

 

 

4

Tiết kiệm

 

 

 

 

Nhiệm vụ 2: Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS xây dựng ngân sách cá nhân dựa trên thực tế tài chính cá nhân của HS. 

- GV cho HS tham khảo tình huống thực tế về việc xác định thu chi và cân đối thu chi để xây dựng ngân sách cá nhân của nhân vật trong tình huống (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 2). 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS xây dựng ngân sách hợp lí phù hợp với bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ ngân sách cá nhân đã xây dựng và nêu những khó khăn khi xây dựng ngân sách cá nhân. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới. 

b. Thực hành xây dựng ngân sách hợp lí phù hợp với bản thân và chia sẻ kết quả

HS xây dựng dựng ngân sách hợp lí phù hợp với bản thân.

Tình huống thực tế về việc xác định thu chi và cân đối thu chi 

để xây dựng ngân sách cá nhân:

Mỗi tháng Lan được bố mẹ cho 300 000 đồng để chi tiêu. Lan tập kinh doanh nước ép rau củ và thường thu được 150 000 đồng tiền lãi mỗi tháng. Thỉnh thoảng, Lan cũng được người thân thưởng khi học tập tốt. Lan thường tính toán, phân chia ngân sách cá nhân để chi tiêu trong tháng như sau:

- Xác định các khoản thu:

+ Khoản thu thường xuyên: 450 000 đồng/tháng.

+ Khoản thu không cố định: tiền thưởng, tiền mừng tuổi.

- Xác định các khoản chi:

+ Khoản chi cố định: ăn sáng, mua sách vở, đồ dùng học tập, bơm xe.

+ Khoản chi đột xuất: mua quà tặng, ăn liên hoan,…

- Cân đối thu – chi:

+ Tiết kiệm: 50 000 đồng và các khoản được thưởng, cho thêm.

+ Chi cho nhu cầu cố định và đột xuất: 250 000 đồng.

+ Chi cho sở thích: 50 000 đồng.

+ Đầu tư thêm cho việc kinh doanh của bản thân: 100 000 đồng.

Nhiệm vụ 3: Chia sẻ bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS chia sẻ về bài học kinh nghiệm được rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện HS chia sẻ trước lớp về bài học kinh nghiệm được rút ra khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét hoạt động của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

c. Chia sẻ bài học rút ra sau khi thực hành xây dựng ngân sách cá nhân hợp lí

- Tiết kiệm chi tiêu đến mức có thể, không chi hết đồng tiền cuối cùng.

- Phân bổ kinh phí cho các khoản chi theo tỉ lệ hợp lí, phù hợp với điều kiện của bản thân. 

- Luôn kiểm soát các khoản chi tiêu hằng ngày.

- Không chi tiêu nhiều hơn 10% số tiền thu được.

- Cố gắng gia tăng thu nhập từ nhiều nguồn.

- Học hỏi các cách quản lí ngân sách cá nhân.

-…

Hoạt động 3: Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết quan tâm đến gia đình, biết cách chăm lo cuộc sống kinh tế gia đình để có trách nhiệm hơn với gia đình của mình. 

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình theo các nội dung:

- Thảo luận về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình.

- Lựa chọn biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình. 

c. Sản phẩm: HS đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Thảo luận về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV dẫn dắt và nêu vấn đề: 

+ Ở Việt Nam, kinh tế gia đình có ý nghĩa to lớn, chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong việc góp phần duy trì sự ổn định, bền vững và hạnh phúc gia đình. 

+ Trong hoạt động kinh tế, gia đình có thể tiến hành tất cả các khâu của quá trình sản xuất và tái sản xuất, điều hành toàn bộ mọi quá trình sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm vô hạn về mọi hoạt động của mình.

Vậy, biện pháp nào sẽ góp phần phát triển kinh tế gia đình? 

- GV cho HS trả lời nhanh về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình. 

- GV cung cấp thêm cho HS một số hình ảnh về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình (Đính kèm phía dưới Nhiệm vụ 1). 

- GV khuyến khích HS chia sẻ kinh nghiệm của gia đình mình.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS nêu các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận: 

+ Phát triển kinh tế gia đình góp phần phát triển kinh tế của xã hội. 

+ Mỗi gia đình có những biện pháp phát triển kinh tế khác nhau, phù hợp với điều kiện thực tế của gia đình và địa phương.

+ Các thành viên trong gia đình có thể thực hiện những hoạt động phù hợp để phát kinh tế cho gia đình mình.

- GV chuyển sang nhiệm vụ mới.  

………………………

3. Đề xuất các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình

a. Thảo luận về các biện pháp góp phần phát triển kinh tế gia đình

- Trồng trọt: gieo hạt/trồng cây con, tưới nước, làm cỏ, thu hoạch,…

- Chăn nuôi: chuẩn bị thức ăn, cho vật nuôi ăn, làm vệ sinh khu vực chăn nuôi,…

- Làm đồ thủ công: làm các sản phẩm theo mẫu yêu cầu, đóng gói, giao sản phẩm,…

- Kinh doanh ăn uống: phục vụ bàn, thu ngân,…

- Kinh doanh các mặt hàng nhu yếu phẩm (bán hàng trên mạng, bán hàng trực tiếp):  kiểm hàng, bán hàng, giao hàng,…

- Kinh doanh dịch vụ: cho thuê truyện, sách; cho thuê trang phục để chụp ảnh;…

-…                    

 

…………………

 

--------------------------------

 ------------- Còn tiếp -------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Word được soạn: Chi tiết, rõ ràng, mạch lạc
  • Giáo án soạn đầy đủ các bài trong SGK
  • Nếu có thiếu, sai sót. Sẽ được bổ sung miễn phí trong suốt năm học
  • Các phản hồi của giáo viên sẽ được trả lời gần như ngay lập tức

Thời gian bàn giao giáo án word

  • Khi đặt, nhận luôn giáo án kì I
  • 15/11 bàn giao 1/2 học kì II
  • 15/12 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án

  • Giáo án word: 600k - Đặt bây giờ: 450k
  • Khi đặt chỉ cần gửi 250k
  • Đến lúc nhận đủ kì 1. Gửi số còn lại

=>Khi đặt sẽ nhận ngay và luôn:

  • Giáo án word - đủ kì I. 
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 10 - 12 phiếu
  • Mẫu đề thi cấu trúc mới: Ma trận, lời giải, thang điểm
  • PPCT, file word đáp án sgk

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án hoạt động trải nghiệm 9 chân trời sáng tạo bản 1 đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 9 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay