Giáo án PPT dạy thêm Ngữ văn 12 Cánh diều bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt
Tải giáo án PowerPoint dạy thêm Ngữ văn 12 cánh diều bài 2: Ôn tập thực hành tiếng Việt. Giáo án điện tử thiết kế hiện đại, đẹp mắt, nhiều bài tập ôn tập, mở rộng kiến thức phong phú. Tài liệu tải về và chỉnh sửa được. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống theo dõi.
Click vào ảnh dưới đây để xem giáo án WORD rõ nét
Giáo án ppt đồng bộ với word
Còn nữa....
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều cả năm
CHÀO MỪNG TẤT CẢ CÁC EM ĐẾN VỚI BÀI HỌC HÔM NAY!
KHỞI ĐỘNG
YÊU CẦU: Các em hãy chia sẻ những hiểu biết của mình về lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa dựa theo bảng cho sẵn:
Hình thức: cá nhân
Thời gian: 3 phút
Em đã biết gì về những lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa? | Em có gì chưa hiểu về những lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa? | Em muốn biết thêm điều gì về những những lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa? |
BÀI 2: HÀI KỊCH
ÔN TẬP THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT: LỖI LÔ GÍCH, CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
NỘI DUNG BÀI HỌC
01. Nhắc lại kiến thức về những lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa
02. Hoạt động củng cố
kiến thức
01
NHẮC LẠI KIẾN THỨC VỀ NHỮNG LỖI LÔ GÍCH, CÂU MƠ HỒ VÀ CÁCH SỬA
Dựa vào kiến thức đã học, các em thực hiện yêu cầu sau: Hoàn thành bảng cho sẵn dưới đây về những lỗi lô gích, câu mơ hồ và cách sửa.
LÀM VIỆC CÁ NHÂN
Lỗi lô gích | Câu mơ hồ | |
Khái niệm | ||
Cách sửa |
Là hiện tượng câu hoặc đoạn văn, văn bản có những thông tin, lập luận mâu thuẫn nhau hoặc thiếu nhất quán, không đầy đủ, không phù hợp với lí lẽ thông thường và thực tế.
Là câu mắc lỗi dùng từ hoặc lỗi cấu tạo khiến người nghe (người đọc) có thể hiểu nhiều cách khác nhau, không đúng ý người nói (người viết), hoặc gây hiểu lầm.
Cần xác định nguyên nhân gây ra lỗi và thay thế bằng các từ ngữ phù hợp, đảm bảo tính thống nhất và phù hợp với tư duy cũng như thực tế khách quan.
Người viết cần thêm những từ ngữ phù hợp để làm nổi bật thông báo duy nhất của câu, tránh hiểu lầm.
02
HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm
Câu 1: Đâu không phải là biểu hiện của câu mắc lỗi logic?
A. Đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
C. Có sự mâu thuẫn giữa các
ý trong câu.
B. Có sự lẫn lộn các bình diện
khi nói về đối tượng.
D. Câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.
D. Câu khiến người đọc có thể hiểu theo những cách khác nhau.
Câu 2: Đâu là cách sửa khi câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng?
A. Xác định lại ý cần biểu đạt.
C. Lược bỏ một trong hai ý của câu.
B. Phân chia cấp độ rành mạch cho các đối tượng được nhắc tới.
D. Sắp xếp lại trật tự thành phần câu.
B. Phân chia cấp độ rành mạch cho các đối tượng được nhắc tới.
Câu 3: Đâu là cách sửa khi câu có sự lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng?
A. Lược bỏ một trong hai ý của câu.
C. Quy các ý về cùng một bình diện.
B. Phân chia cấp độ rành mạch cho các đối tượng được nhắc tới.
D. Đặt lại một câu mới.
C. Quy các ý về cùng một bình diện.
Câu 4: Câu mắc lỗi mơ hồ là gì?
A. Là câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau, dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
C. Là câu lẫn lộn các bình diện khi nói về đối tượng.
B. Là câu có sự mâu thuẫn giữa các ý.
D. Là câu đặt các đối tượng không cùng cấp độ trong quan hệ đồng đẳng.
A. Là câu có cấu trúc được diễn giải theo những cách khác nhau, dẫn đến những cách hiểu nghĩa khác nhau.
Câu 5: Những văn bản nào đặc biệt cần tránh viết những câu có thể hiểu theo nhiều nghĩa?
A. Văn bản thơ.
C. Văn bản truyện.
B. Văn bản nghị luận.
D. Văn bản hành chính và khoa học.
D. Văn bản hành chính và khoa học.
Nhiệm vụ 2: Luyện tập và vận dụng
Bài 1: Những câu dưới đây mắc lỗi logic hay lỗi câu mơ hồ. Nêu cách sửa.
a. Chả ngon lắm!
b. Đó là những nhận xét về bài viết của ông ấy.
c. Ba người mua ba cái áo.
d. Trong giáo dục nói chung và trong bóng rổ nói riêng, chúng ta đã đạt được những thành công nhất định.
e. Xe không phải rẽ trái!
f. Anh ta mở khóa, ngồi vào ghế, khởi động xe, mở cửa và lên đường.
g. Tìm thêm những ví dụ trong thơ của Hồ Xuân Hương, “Truyện Kiều”, Nguyễn Du, Bà Huyện Thanh Quan,... để chứng minh rằng tiếng Việt từ thế kỉ XVI đã đạt tới độ tinh tế, uyển chuyển.
h. Ngồi đây suốt buổi sáng mà tôi chỉ câu được vô số con cá chép, thật phí công.
i. Từ trong tù, U-thát tiếp tục kêu vô tội. Vậy, ai đã nói dối? Kẻ nào đã bỏ thuốc độc vào chén trà của hoàng thân? Khi tất cả vụ việc này kết thúc, Cha-la-sai tuyên bố sẽ kết hôn với chàng U-thát của mình. (Dẫn theo Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp).
---------------------------------------
----------------------Còn tiếp---------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (350k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
- Trắc nghiệm đúng sai (200k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
- File word giải bài tập sgk (150k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 900k
=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án ppt dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều cả năm