Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel

Giáo án bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel sách Sinh học 12 cánh diều. Được thiết kế theo công văn 5512, chi tiết, đầy đủ. Giáo án là bản word, có thể tải về và dễ dàng chỉnh sửa. Bộ giáo án có đầy đủ các bài trong học kì 1 + học kì 2 của Sinh học 12 cánh diều. Kéo xuống dưới để tham khảo chi tiết.

Xem: => Giáo án sinh học 12 cánh diều

Xem video về mẫu Giáo án Sinh học 12 Cánh diều bài 7: Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: DI TRUYỀN HỌC MENDEL VÀ MỞ RỘNG HỌC THUYẾT MENDEL

 

I. MỤC TIÊU 

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel.

  • Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel.

  • Trình bày được cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

  • Nêu được quan điểm của Mendel về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

  • Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

  • Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

2. Năng lực

Năng lực chung: 

  • Năng lực tự chủ và tự học: Rèn luyện và phát triển được năng lực tự học: tự giác và chủ động tìm tòi kiến thức của bài học, kiến thức liên quan, đọc thông tin và quan sát phân tích các sơ đồ 7.1 – 7.6, trả lời các câu hỏi trong SGK và hoàn thiện các nội dung được phân công.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác:

  • Rèn luyện và phát triển được năng lực diễn đạt bằng văn bản (qua việc ghi tóm tắt các ý chính đã đọc được trong SGK), bằng lời nói (qua việc trình bày những gì đã lĩnh hội được hoặc bằng giải thích, thuyết minh sơ đồ/slide trước tổ, nhóm hoặc trước lớp).

  • Rèn được các kĩ năng giao tiếp giữa các thành viên trong nhóm, giao tiếp với GV; biến phân công công việc hợp lí thông qua thảo luận tổ, nhóm.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất được phương pháp lai giống cây trồng thu được năng suất cao (có biến dị tổ hợp tốt).

Năng lực sinh học:

  • Năng lực nhận thức sinh học:

    • Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. 

    • Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel.

    • Trình bày được cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

    • Nêu được quan điểm của Mendel về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

    • Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

    • Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

  • Năng lực tìm hiểu thế giới sống: Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel.

  • Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: 

    • Từ thí nghiệm của Mendel, có thể thiết kế thí nghiệm lai giống trên đối tượng thực vật nhất định.

    • Nêu được một số ứng dụng thực tiễn của quy luật Mendel: có thể dự đoán kết quả lai, xác định cá thể trội thuần chủng để làm giống thu được năng suất cao.

3. Phẩm chất

  • Chăm chỉ: rèn luyện đức tính kiên trì, tự học tập, tự tìm tòi, khám phá, sáng tạo, kiên trì vượt qua khó khăn theo tấm gương của Mendel.

  • Trung thực: rèn ý thức tổ chức kỉ luật bản thân và kỉ luật nhóm, tuân thủ theo sự hướng dẫn của các thầy cô.

  • Trách nhiệm: báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ của cá nhân, nhóm; biết lắng nghe, chia sẻ và học tập lẫn nhau.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • SGK, SGV, kế hoạch bài dạy môn Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Hình 7.1 - 7.6 SGK và các hình ảnh liên quan.

  • Video giới thiệu về Mendel và quy luật di truyền: https://youtu.be/HjEtKfpkxN4.

  • Giấy A0, bút lông nhiều màu, phấn màu.

2. Đối với học sinh

  • SGK, SBT Sinh học 12 - Cánh Diều.

  • Sưu tầm thêm ngoài SGK các tư liệu về thí nghiệm/cuốn sách Danh nhân thế giới kể về cuộc đời, thân thế, sự nghiệp của Mendel.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Xác định được các vấn đề cần giải quyết và nhu cầu muốn tìm hiểu về học thuyết di truyền Mendel.

b. Nội dung: GV dẫn dắt, đặt vấn đề; HS vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết vấn đề.

c. Sản phẩm học tập: 

- Câu trả lời của HS.

- Tâm thế hứng khởi, sẵn sàng, mong muốn khám phá kiến thức mới của HS.

d. Tổ chức thực hiện: 

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chiếu video về Mendel và quy luật di truyền, yêu cầu HS quan sát và thảo luận nhóm (3 - 4 HS) trả lời các câu hỏi sau:

1. Đối tượng nghiên cứu của Mendel là gì?

2. Mendel tiến hành thí nghiệm nhằm mục đích gì?

3. Ông đã giải thích sự truyền vật liệu di truyền qua các thế hệ cơ thể sinh vật theo những quy luật nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát video, vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát quá trình tiến hành hoạt động của các nhóm, gợi ý (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- Các nhóm xung phong báo cáo kết quả thảo luận.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung. 

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án.

- GV dẫn dắt gợi mở cho HS: Để có câu trả lời chính xác và đầy đủ nhất, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu - Bài 7. Di truyền học Mendel và mở rộng học thuyết Mendel.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu thí nghiệm của Mendel và các quy luật di truyền Mendel

a. Mục tiêu: 

- Nêu được bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel. Trình bày được cách bố trí và tiến hành thí nghiệm của Mendel.

- Nêu được tính quy luật của hiện tượng di truyền và giải thích thí nghiệm của Mendel.

- Trình bày được cơ sở tế bào học của các thí nghiệm của Mendel dựa trên mối quan hệ giữa nguyên phân, giảm phân và thụ tinh.

- Nêu được quan điểm của Mendel về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

- Nêu được vì sao các quy luật di truyền của Mendel đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

b. Nội dung: GV đặt vấn đề, nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 7.1 - 7.5, SGK tr.41 - 45 tìm hiểu về:

- Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel.

- Thí nghiệm lai một tính trạng và quy luật phân li.

- Thí nghiệm lai hai tính trạng và quy luật phân li độc lập.

c. Sản phẩm học tập: Thí nghiệm của Mendel và các quy luật di truyền Mendel.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 - 6 HS.

- GV sử dụng kĩ thuật dạy học theo trạm, yêu cầu HS đọc thông tin mục I SGK tr.41 - 45 và thực hiện nhiệm vụ theo thứ tự trạm 1 → trạm 3 như sau:

Trạm 1: Tìm hiểu bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel.

Trạm 2: Tìm hiểu thí nghiệm lai một tính trạng và quy luật phân li.

Trạm 3: Tìm hiểu thí nghiệm lai hai tính trạng và quy luật phân li độc lập.

- HS thực hiện nhiệm vụ ở các trạm đồng thời hoàn thành Phiếu học tập số 1 sau:

PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1

Tìm hiểu thí nghiệm của Mendel và các quy luật di truyền Mendel

I.1. Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel

1. Thí nghiệm của Mendel ra đời trong bối cảnh như thế nào? Mendel đã tìm ra được các quy luật di truyền bằng phương pháp nghiên cứu nào?

I.2. Thí nghiệm lai một tính trạng và quy luật phân li

2. Quan sát hình 7.1 và:

a) Mô tả thí nghiệm mà Mendel thực hiện.

b) Từ tỉ lệ kiểu hình ở thế hệ F1, F2 có thể rút ra nhận xét gì?

3. Mendel đã giải thích kết quả thí nghiệm một tính trạng thu được như thế nào? Phát biểu nội dung quy luật phân li.

4. Giải thích cơ sở tế bào học của sự phân li tính trạng màu hoa ở cây đậu hà lan trong thí nghiệm của Mendel.  

I.3. Thí nghiệm lai hai tính trạng và quy luật phân li độc lập

5. Quan sát hình 7.3 và:

a) Xác định tỉ lệ kiểu hình của từng cặp tính trạng ở thế hệ F1, F2.

b) Vận dụng quy luật phân li, giải thích sự di truyền của tính trạng màu sắc vỏ hạt và hình dạng vỏ hạt.

6. Mendel đã giải thích kết quả thí nghiệm lai hai tính trạng thu được như thế nào? Quan sát hình 7.4, giải thích cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập. Phát biểu nội dung quy luật phân li độc lập.

7. Hãy nêu quan điểm của Mendel về tính quy luật của hiện tượng di truyền.

8. Công trình nghiên cứu của Mendel có ý nghĩa như thế nào đối với di truyền học?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin mục I, quan sát Hình 7.1 - 7.5, SGK tr.41 - 45 và thực hiện nhiệm vụ theo hướng dẫn của GV.

- GV quan sát; gợi ý, định hướng HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện một số nhóm trình bày kết quả thảo luận.

Hướng dẫn trả lời câu hỏi 5 Phiếu học tập số 1: 

- Kiểu hình các cặp tính trạng:

+ Màu sắc hạt: F1: 100% hạt vàng, F2: 3 hạt vàng : 1 hạt xanh. 

+ Hình dạng vỏ: F1: 100% hạt trơn, F2: 3 hạt trơn : 1 hạt nhăn. 

- Sự di truyền từng cặp tính trạng theo quy luật phân li:

+ Y: hạt vàng là trội; y: hạt xanh là lặn.

+ R: hạt trơn là trội, r: hạt nhăn là lặn.

Ptc:             YY           ×            yy

F1:               100% Yy (hạt vàng)

F2:            25% YY : 50% Yy: 25% yy

                (3 hạt vàng : 1 hạt xanh)

Ptc:             RR           ×            rr

F1:               100% Rr (hạt vàng)

F2:            25% RR : 50% Rr : 25% rr

           (3 hạt vỏ trơn : 1 hạt vỏ nhăn)

- Các nhóm còn lại lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét sản phẩm của các nhóm, đánh giá thái độ làm việc của HS trong nhóm.

-   GV chuẩn hóa kiến thức, yêu cầu HS ghi chép đầy đủ vào vở.

I. THÍ NGHIỆM CỦA MENDEL VÀ CÁC QUY LUẬT DI TRUYỀN MENDEL

1. Bối cảnh ra đời thí nghiệm của Mendel

- Bối cảnh: Sự thừa nhận rộng rãi thuyết di truyền hòa trộn ở châu Âu, một số nhà thực vật tiến hành thí nghiệm lai giống nhưng không rút ra được quy luật di truyền.

- Mendel đã sử dụng phương pháp nghiên cứu thực nghiệm kết hợp với phân tích thống kê kết quả thực nghiệm.

→ Rút ra các quy luật di truyền và được công bố vào năm 1865.

2. Thí nghiệm lai một tính trạng và quy luật phân li

Thí nghiệm lai một tính trạng

- Chọn các dòng đậu hà lan thuần chủng về các tính trạng (màu hoa, vị trí hoa trên cây, chiều cao, màu quả,...).

- Tiến hành lai (lai thuận và lai nghịch) hai giống cây đậu thuần chủng (cây hoa tím × cây  hoa trắng). 

- F1 tự thụ phấn với nhau thu được F2

Nhận xét: F1: 100% cây hoa tím → Hoa tím là trội hoàn toàn so với hoa trắng.

F2: 3 cây hoa tím : 1 cây hoa trắng (3 trội : 1 lặn) → Có sự phân tính ở F2, tính trạng lặn xuất hiện trở lại ở F2.

Giải thích của Mendel

- Mendel giải thích kết quả thí nghiệm bằng giả thuyết về sự phân li và kết hợp của các nhân tố di truyền.

- Quy luật phân li: Nhân tố di truyền được gọi là gene, tồn tại thành các allele khác nhau. Trong quá trình tạo giao tử, mỗi allele trong cặp phân li ngẫu nhiên đồng đều về các giao tử nên mỗi giao tử chỉ chứa một allele. Sự thụ tinh kết hợp ngẫu nhiên allele từ bố và allele từ mẹ tạo ra cá thể ở đời lai.

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li

- Gene quy định tính trạng nằm trên NST, hai allele nằm trên cặp NST tương đồng.

- Allele (A) quy định màu hoa tím, allele lặn (a) quy định màu hoa trắng. 

- Ở thế hệ P, cây hoa tím cho 100% giao tử mang allele A, cây hoa trắng cho 100% mang allele a.

- Giao tử kết hợp trong thụ tinh khôi phục bộ NST lưỡng bội mang 2 allele Aa.

- F1 tạo 50% giao tử mang allele A, 50% giao tử mang allele a

- Tổ hợp tự do giữa các giao tử tạo nên 25% hợp tử mang 2 allele AA, 50% Aa, 25% aa.

3. Thí nghiệm lai hai tính trạng và quy luật phân li độc lập

Thí nghiệm lai hai tính trạng

- Tiến hành lai (lai thuận và lai nghịch) hai giống đậu thuần chủng khác nhau về hai tính trạng có kiểu hình tương phản.

- Kết quả thu được 100% cá thể F1 có kiểu hình hạt vàng, vỏ trơn (kiểu hình trội về hai cặp tính trạng).

- F1 tự thụ phấn, F2 thu được tỉ lệ kiểu hình là 9 hạt vàng, vỏ trơn : 3 hạt xanh, vỏ trơn : 3 hạt vàng, vỏ nhăn : 1 hạt xanh, vỏ nhăn.

Giải thích của Mendel

- Trong phép lai cặp bố mẹ thuần chủng khác nhau về hai tính trạng, sự di truyền của từng tính trạng độc lập với nhau.

- Quy luật phân li độc lập: Mỗi cặp allele phân li độc lập với cặp allele khác trong quá trình hình thành giao tử.

Cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập

- Mỗi tính trạng được quy định bởi một gene có hai allele biểu hiện thành kiểu hình tương phản.

- Hai gene quy định hai tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.

- Kì sau giảm phân I của cơ thể F1, các cặp NST tương đồng phân li độc lập, dẫn tới sự phân li độc lập của các cặp allele hình thành các loại giao tử khác nhau với xác suất bằng nhau.

- Sự kết hợp ngẫu nhiên với xác suất như nhau giữa các loại giao tử trong quá trình trong quá tạo nên sự phân li ở F2 theo tỉ lệ kiểu hình 9 : 3 : 3 : 1.

Quan điểm của Mendel về tính quy luật của hiện tượng di truyền

- Bản chất của quy luật di truyền là sự vận động của các nhân tố di truyền trong quá trình giảm phân và thụ tinh, trong đó có sự phân li của cặp nhân tố di truyền, sự phân li độc lập của các nhân tố di truyền trên các cặp NST tương đồng.

Ý nghĩa công trình nghiên cứu của Mendel

- Các quy luật di truyền của Mendel đã đặt nền móng cho di truyền học hiện đại.

 

 

 

Thông tin bổ sung

- Các quy luật di truyền phân li, phân li độc lập của Mendel là cơ sở cho phép giải thích hiện tượng di truyền của nhiều tính trạng ở sinh vật, cơ chế tái tổ hợp di truyền và sự đa dạng di truyền trong quần thể. Các quy luật này là nền móng cho di truyền học hiện đại.

- Phương pháp nghiên cứu của Mendel là nền tảng cơ sở của các phương pháp trong nghiên cứu di truyền hiện đại.

- Giả thuyết nhân tố di truyền của Mendel thiết lập cơ sở nguyên lí gene quy định tính trạng và thông tin di truyền.

Công thức tính số lượng giao tử F1, tổ hợp giao tử, tỉ lệ kiểu gene và kiểu hình ở F2 dựa theo quy luật phân li độc lập.

Bảng. Tỉ lệ của giao tử, kiểu gene, kiểu hình của quy luật phân li độc lập

Số cặp gene dị hợp F1

số cặp tính trạng đem lai

Số lượng các loại giao tử F1 

Số tổ hợp giao tử ở F2

Tỉ lệ phân li kiểu gene F2 

Số lượng các loại kiểu gene F2 

Tỉ lệ phân li kiểu hình F2 

Số lượng các loại kiểu hình F2 

1

2

4

1 : 2 : 1

3

(3 : 1)

2

2

4

16

(1 : 2 : 1)2

9

(3 : 1)2

4

n

2n

4n

(1 : 2 : 1)n

3n

(3 : 1)n

2n

 

Hoạt động 2: Tìm hiểu lai một tính trạng

a. Mục tiêu: Giải thích được sản phẩm của các allele của cùng một gene và của các các gene khác nhau có thể tương tác với nhau quy định tính trạng.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc thông tin mục II, quan sát Hình 7.5 - 7.6 SGK tr.45 - 47, tìm hiểu 

- Tương tác giữa các sản phẩm của các gene allele.

- Tương tác giữa các sản phẩm của các gene không allele.

c. Sản phẩm học tập: Mở rộng học thuyết Mendel.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án sinh học 12 cánh diều đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án Powerpoint Toán 12 Cánh diều
Giáo án powerpoint hình học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint đại số 12 cánh diều

Giáo án powerpoint vật lí 12 cánh diều
Giáo án powerpoint sinh học 12 cánh diều
Giáo án powerpoint hoá học 12 cánh diều

Giáo án powerpoint ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint lịch sử 12 cánh diều
Giáo án powerpoint địa lí 12 cánh diều

Giáo án powerpoint Kinh tế pháp luật 12 cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Công nghệ điện - điện tử cánh diều
Giáo án powerpoint Công nghệ 12 Lâm nghiệp - Thuỷ sản cánh diều

Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng cánh diều
Giáo án powerpoint Tin học 12 - Định hướng khoa học máy tính cánh diều
Giáo án powerpoint hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 cánh diều

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CÁNH DIỀU

Giáo án dạy thêm toán 12 cánh diều
Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 cánh diều
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 cánh diều

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

I. GIÁO ÁN WORD SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN WORD CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

II. GIÁO ÁN POWERPOINT SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 1: CƠ SỞ PHÂN TỪ CỦA SỰ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 2: NHIỄM SẮC THỂ VÀ CÁC QUY LUẬT DI 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 4: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ VÀ DI TRUYỀN HỌC 

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 5: BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA VÀ MỘT SỐ HỌC THUYẾT TIẾN HÓA

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 6: SỰ PHÁT TRIỂN SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT

GIÁO ÁN POWERPOINT CHỦ ĐỀ 8: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ HỆ SINH THÁI

III. GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ SINH HỌC 12 CÁNH DIỀU 

Chat hỗ trợ
Chat ngay