Giáo án ôn tập toán 3 chân trời nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (3 tiết)
Dưới đây là giáo án ôn tập nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (3 tiết) . Bài học nằm trong chương trình tiếng việt 3 chân trời. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
NHÂN SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ VỚI SỐ CÓ MỘT CHỮ SỐ (3 tiết)
- MỤC TIÊU:
- Kiến thức:
- Thực hiện được phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (không nhớ hai lần liên tiếp).
- Thực hiện được nhân nhẩm trong những trường hợp đơn giản.
- Vận dụng giải các bài toán thực tế liên quan đến phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số và bài toán giải bằng hai bước tính.
- Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học. Biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng phương tiện, mô hình toán học năng lực giao tiếp toán học.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực sử dụng công cụ và phương tiện toán học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực mô hình hóa toán học.
- Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên
- Giáo án.
- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 3.
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Hình phóng to các hình trong phần khám phá, bài tập 4 tiết 2 và bài tập 3 tiết 3.
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…)
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Khơi gợi hứng thú học tập, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS trò chơi Thế giới của những phép tính. + GV chuẩn bị những con số đánh vi tính được dán trên tấm bìa cứng hình tròn. + Cách tiến hành: GV mời 6 em tham gia trò chơi, chia thành 2 đội, mỗi đội 3 em, các bạn còn lại cổ vũ hai đội chơi. + Luật chơi: trong vòng 5p, HS tự tìm số và phép tính để gắn. Đội nào gắn đúng và nhanh hơn thì đội đó thắng cuộc và được nhận quà. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: - HS thực hiện được phép nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số (không nhớ hai lần liên tiếp) và nhân nhẩm trong trường hợp số tròn nghìn. b. Cách tiến hành: 1. Hoạt động 1: Nhắc lại kiến thức cũ - GV viết phép tính: 1 028 2. - GV hướng dẫn thuật toán thực hiện phép nhân (như trong SGK). Sau khi hướng dẫn GV mời một số em đọc lại các bước tính. 1 028 2 = ? + 2 nhân 8 bằng 16, viết 6 nhớ 1 + 2 nhân 2 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5 + 2 nhân 0 bằng 0, viết 0 + 2 nhân 1 bằng 2, viết 2 1 028 2 = 2 056 - GV chốt lại kĩ thuật tính, nhấn mạnh lại: + Phép nhân thực hiện từ phải qua trái. + Nếu kết quả một phép nhân chữ số một hàng của thừa số thứ nhất ra kết quả lớn hơn 10 thì phải nhớ số chục sang hàng tiếp theo. 2. Hoạt động 2: Hoạt động luyện tập: Nhiệm vụ 1: Tính - GV yêu cầu HS đọc đề, tạo nhóm bốn. - GV tổ chức thi đua giữa hai nhóm (lấy tinh thần xung phong) theo hình thức tiếp sức. Các thành viên trong nhóm sẽ lần lượt từng bạn lên thực hiện phép tính. Nhóm nào làm nhanh hơn thì chiến thắng. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài: Nhiệm vụ 2: Đặt tính rồi tính 1 205 8 2 023 3 1 530 4 - GV yêu cầu HS nhận biết yêu cầu. - GV: Ở bài đặt rồi tính cần lưu ý điều gì? - GV mời đại diện 3 HS lên bảng trình bày, các bạn khác tự làm vào bảng con. - GV mời một HS nhận xét phần trình bày của các bạn. - GV sửa bài, lưu ý luôn nhận xét và chỉnh sửa việc đặt tính và tính: Nhiệm vụ 3: Tính nhẩm a. 5 000 2 b. 2 000 3 c. 4 000 2 - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân, tìm hiểu bài, nhận biết: tính nhẩm - GV yêu cầu HS thực hiện nhóm đôi: đọc phép tính và nói kết quả cho bạn nghe. - GV sửa bài, chốt lại đáp án: a. 5 000 2 = 10 000 b. 2 000 3 = 6 000 c. 4 000 2 = 8 000 C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành Phiếu học tập số 1. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập số 1 cho HS, yêu cầu HS làm bài tập vào phiếu (hoàn thành thêm tại nhà nếu không còn thời gian). Đính kèm Phiếu học tập số 1 cuối bài. - GV mời đại diện HS lần lượt trả lời các bài tập trong Phiếu học tập số 1; các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và chữa bài: Bài 1: Bài 2: Bài 3: Bài giải An mua 3 cục tẩy hết số tiền là: 3 000 3 = 9 000 (đồng) Số tiền cô bán hàng đã trả lại An là: 10 000 – 9 000 = 1 000 (đồng) Đáp số: 1 000 đồng * CỦNG CỐ, DẶN DÒ - GV nhận xét, tóm tắt lại những nội dung chính của bài học. - GV nhận xét, đánh giá sự tham gia của HS trong giờ học, khen ngợi những HS tích cực; nhắc nhở, động viên những HS còn chưa tích cực, nhút nhát. - GV nhắc nhở HS: + Ôn tập cách nhân số có bốn chữ số với số có một chữ số. + Hoàn thiện Phiếu học tập . |
- HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe.
- HS viết vào vở: 1 028 2. - HS đọc: + 2 nhân 8 bằng 16, viết 6 nhớ 1 + 2 nhân 2 bằng 4, thêm 1 bằng 5, viết 5 + 2 nhân 0 bằng 0, viết 0 + 2 nhân 1 bằng 2, viết 2
- HS chú ý lắng nghe, lưu ý.
- HS đọc đề, tạo nhóm. - HS tham gia trò chơi.
- HS lắng nghe, chữa bài.
- HS: Ở bài đặt tính cần lưu ý: + Đặt tính thẳng cột + Khi tính luôn lưu ý việc “có nhớ” - HS trình bày - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS thực hiện cá nhân theo yêu cầu của GV rồi chia sẻ kết quả theo nhóm đôi. - HS lắng nghe, chữa bài.
- HS hoàn thành Phiếu học tập số 1
- HS đọc đáp án trước lớp; các HS khác lắng nghe, nhận xét.
- HS lắng nghe, tiếp thu
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, lưu ý rút kinh nghiệm cho tiết học sau. - HS lắng nghe và thực hiện.
|
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào làm bài ôn tập. - Gợi nhớ lại kiến thức đã học ở trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV chiếu hình ảnh (hoặc vật thật) và đặt câu hỏi: + Em đã từng nhìn thấy cốc có chia vạch này chưa? + Theo em, các vạch chia trên cốc có ý nghĩa gì? Em có biết vạch chia có đơn vị là gì không? - GV giải thích ý nghĩa của các vạch chia trên cốc, sau đó dẫn dắt giới thiệu bài mới: "Mỗi vạch chia trên cốc ứng với 5 ml. Vậy mi-li-lít là đơn vị gì, chúng ta hãy cùng tìm hiểu bài học hôm nay - Bài 32: Mi-li-lít". (GV đọc và viết) B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Mục tiêu: HS nhận biết được đơn vị đo dung tích mi-li-lít, biết đọc, viết tắt đơn vị đo dung tích mi-li-lít và nhận biết được 1 = 1 000 ml. b. Cách thức thực hiện: - GV đặt vấn đề thực tế: "Có đơn vị đo dung tích nào để đo lượng nước ít hơn một lít không nhỉ?" - GV cho HS quan sát tranh (hoặc vật thật) rót nước từ chai vào ca 1 có vạch chia ml hoặc 100 ml, từ đó nêu đơn vị đo mi-li-lít, cách đọc, cách viết tắt mi-li-lít. + Mi-li-lít là một đơn vị đo dung tích. + Mi-li-lít viết tắt là l. + 1 l = 1 000 ml. - GV vừa thực hành đo lượng nước vừa giải thích: + Mỗi vạch trên ca 1 l ứng với 100 mi-li-lít. + Vạch 1 l ứng với 1 000 mi-li-lít. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP - VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS thực hành nhận biết, đọc và biết đơn vị đo dung tích ml, thực hiện phép tính với đơn vị ml.. b. Cách thức thực hiện: Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1 Số ? Rót hết nước từ bình sang 3 ca (như hình vẽ) a) Ca A có 500 ml nước, ca B có ? ml nước, ca C có ? ml nước. b) Lúc đầu, lượng nước trong bình có là ? ml - GV yêu cầu HS thực hiện cặp đôi, quan sát hình ảnh, nêu được số mi-li-lít nước ở các ca rồi nêu (viết) số thích hợp vào dấu ? (câu a). - GV yêu cầu HS tính nhẩm lượng nước trong bình khi rót hết vào các ca 500 ml, 300 ml, 200 ml là bao nhiêu (1 000 ml) rồi nêu (viết) số thích hợp vào dấu ? (câu b). - GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài. Nhiệm vụ 2: Hoàn thành BT2 Số ? Trong phích có 1 l nước. Rót nước ở phích sang 3 ca (như hình vẽ). a) 1 l = ? ml b) Sau khi rót, lượng nước còn lại trong phích là ? ml - GV yêu cầu HS thực hiện cặp đôi, quan sát tranh, nhận biết được phích chứa 1 nước, rót ra ba cốc 200 ml, 200 ml, 100ml thì nhẩm tính lượng nước còn lại trong phích là bao nhiêu mi-li-lít. - GV gọi đại diện một số HS đứng dậy trình bày kết quả. - GV nhận xét, chữa bài.
- GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS trả lời: + Các vạch chia trên cốc giúp đo được lượng nước chính xác. + Đơn vị mi-li-lít.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS trả lời: Mi-li-lít là đơn vị đo lượng nước ít hơn một lít. - HS quan sát tranh (theo dõi GV thực hành), lắng nghe.
- HS chú ý lắng nghe, ghi bài.
- HS lắng nghe, ghi nhớ.
- HS quan sát tranh, đọc thầm yêu cầu đề bài. - HS thực hiện cặp đôi. - Kết quả: a) Ca A có 500 ml nước, ca B có 300 ml nước, ca C có 200 ml nước. b) Lúc đầu, lượng nước trong bình có là 1000 ml.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
MỘT VÀI THÔNG TIN:
- Giáo án tải về là giáo án word, dễ dàng chỉnh sửa theo ý muốn
- Được biên rõ ràng, khoa học, nhiều tư liệu ngoài SGK
PHÍ GIÁO ÁN:
- 300k/học kì - 350k/cả năm
=> Lúc đặt nhận đủ giáo án cả năm ngay và luôn
CÁCH ĐẶT:
- Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo