Giáo án ôn tập toán 3 chân trời Bài Ôn tập phép cộng, phép trừ
Dưới đây là giáo án ôn tập Ôn tập phép cộng, phép trừ . Bài học nằm trong chương trình tiếng việt 3 chân trời.Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo
Xem: => Giáo án toán 3 chân trời sáng tạo (bản word)
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
ÔN TẬP PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ (2 tiết)
- MỤC TIÊU
- Kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Ôn tập phép cộng, phép trừ (không nhớ và có nhớ không quá một lượt) trong phạm vi 1000.
- Nhận biết tính chất giao hoán, tính chất kết hợp của phép cộng qua các trường hợp cụ thể.
- Vận dụng tính chất giao hoán, tính chất kết hợp để tính toán hợp lí.
- Nhận biết ba số gia đình, quan hệ giữa phép cộng và phép trừ, dựa vào sơ đồ, tách – gộp số.
- Năng lực
- Năng lực chung:
- Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo.
- Phát triển năng lực giao tiếp và hợp tác qua hoạt động nhóm và trao đổi công việc với giáo viên, bạn bè.
- Năng lực toán học:
- Tư duy và lập luận toán học.
- Giao tiếp toán học.
- Mô hình hóa toán học.
- Sử dụng công cụ, phương tiện học toán.
- Tích hợp và phẩm chất
- Tích hợp: toán học và cuộc sống, tự nhiên và xã hội, tiếng Việt.
- Phẩm chất: trách nhiệm, chăm chỉ, nhân ái.
- PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
- Phương pháp dạy học
- Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm.
- Nêu vấn đề, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
- Thiết bị dạy học
- Đối với giáo viên
- Giáo án, SGK.
- 3 thanh chục và 17 khối lập phương (hoặc các mảnh bìa vẽ chấm tròn trong bài học).
- Hình vẽ tóm tắt các bài Luyện tập 3, 4, 5.
- Đối với học sinh
- SHS Toán 3 CTST.
- 2 thanh chục và 5 khối lập phương.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẬY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng, kích thích sự tò mò, vui vẻ của HS trước khi bước vào bài học. b. Cách thức tiến hành - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đố bạn. - GV hướng dẫn, phổ biến cho HS luật chơi: Ví dụ GV: Đố bạn, đố bạn. HS: Đố gì? Đố gì? GV: Gộp 20 và 10 được mấy? HS: Gộp 20 và 10 được 30. GV: Lập sơ đồ tách - gộp số. HS: Lập sơ đồ vào bảng con. GV: Đọc bốn phép tính. HS: 20 + 10 = 30 10 + 20 = 30 30 – 10 = 20 30 – 20 = 10. - GV tổ chức và mời tất cả HS tham gia vào trò chơi. - GV nhận xét, đánh giá. - GV dẫn dắt HS vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Mục tiêu: HS củng cố, ôn luyện kiến thức đã học về phép cộng, phép trừ. b. Cách tiến hành: GV ghi đề bài lên bảng để HS thực hiện các bài tập: Bài tập 1: Đặt tính rồi tính a) 205 + 345 b) 613 + 64 c) 678 – 90 - GV hướng dẫn HS: + Thảo luận theo nhóm bốn, xác định các việc cần làm: đặt tính rồi tính. + HS làm bài cá nhận rồi chia sẻ trong nhóm. - GV mời các nhóm trình bày kết quả trước lớp. Mỗi nhóm/phép tính. Các nhóm khác nhận xét. - GV nhận xét, đánh giá. Bài tập 2: Tính a) 18 + 4 + 2 b) 19 + 10 + 11 c) 28 + 7 + 5 - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, tìm hiểu bài, tìm cách làm bài. - GV hướng dẫn HS: tìm hai số hạng có tổng là số tròn chục tính trước, rồi cộng với số hạng còn lại. - GV yêu cầu HS làm bài cá nhân, sau đó chia sẻ kết quả trong nhóm. - GV yêu cầu HS trình bày trước lớp kết quả theo nhóm. Mỗi nhóm/câu. - GV chốt lại: Khi cộng một tổng của hai số với số thứ ba, ta có thể cộng số thứ nhất với số thứ hai và số thứ ba Bài tập 3: Giải bài toán: Đội văn nghệ trường em có 26 bạn nữ và 14 bạn nam. Hỏi đội văn nghệ trường em có bao nhiêu bạn? - GV và HS cùng vẽ (GV vẽ trên bảng lớp, HS vẽ vào bảng con hoặc vẽ vào vở): - GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán. - GV yêu cầu HS trình bày thành bài giải vào vở. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. Bài tập 4: Giải bài toán: Tổ 1 trồng được 19 cây, tổ 2 trồng được 27 cây. Hỏi tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 bao nhiêu cây. - GV và HS cùng vẽ (GV vẽ trên bảng lớp, HS vẽ vào bảng con hoặc vẽ vào vở): - GV yêu cầu HS nhìn vào sơ đồ, nói vắn tắt những điều bài toán cho biết và câu hỏi của bài toán. - GV yêu cầu HS trình bày thành bài giải vào vở. - GV nhận xét, đánh giá, chữa bài. C. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Mục tiêu: HS vận dụng các kiến thức đã học để hoàn thành phiếu bài tập trắc nghiệm và phiếu bài tập tự luận. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu bài tập trắc nghiệm và phiếu bài tập tự luận cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu không còn thời gian). |
- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.
- HS chơi trò chơi.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
Đáp án bài 1: a. b. c. - HS lắng nghe, thực hiện.
- HS thảo luận theo nhóm đôi.
Đáp án bài 2: a) 18 + 4 + 2 = (18 + 2) + 4 = 24 b) 19 + 10 + 11 = (19 + 11) + 10 = 40 c) 28 + 7 + 5 = 28 + (7 + 5) = 40 - HS lắng nghe, thực hiện, trình bày, chữa bài.
Đáp số bài 3: Bài giải Đội văn nghệ trường em có số bạn là: 26 + 14 = 40 (bạn) Đáp số: 40 bạn - HS trình bày bài, lắng nghe nhận xét, chữa bài.
Đáp số bài 4: Bài giải Tổ 2 trồng được nhiều hơn tổ 1 số cây là: 27 – 19 = 8 (cây) Đáp số: 8 cây - HS trình bày bài, lắng nghe nhận xét, chữa bài.
- HS thực hiện phiếu bài tập theo yêu cầu của GV.
|
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 550k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 1650k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Tải giáo án ôn tập dạy thêm toán 3 chân trời sáng tạo