Giáo án dạy thêm Toán 5 Chân trời bài 81: Chia số đo thời gian
Dưới đây là giáo án bài 81: Chia số đo thời gian. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 7: SỐ ĐO THỜI GIAN. VẬN TỐC, QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN
BÀI 81. CHIA SỐ ĐO THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- HS thực hiện được phép chia số đo thời gian cho số tự nhiên có một chữ số.
- Vận dụng phép chia số đo thời gian đề giải quyết một số vấn đề thực tiễn liên quan đến thời gian.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Chia số đo thời gian.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH | ||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Đáp nhanh. + GV chuẩn bị hai hộp giấy: một hộp chứa các số đo thời gian, một hộp chứa các số tự nhiên có một chữ số. + GV chia lớp ra làm 2 nhóm, mỗi nhóm sẽ được bốc thăm 5 lần để trả lời kết quả phép chia số đo thời gian với một số tự nhiên. Mỗi nhóm sẽ cử 5 người bốc thăm trong lần lượt, sau khi bốc thăm phải trả lời trong 5s, trả lời đúng được cộng 1 điểm, trả lời sai hoặc trả lời quá thời gian quy định, điểm sẽ được chuyển sang nhóm còn lại. + Nhóm nào nhiều điểm hơn sẽ nhận được một phần quà từ GV. - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách chia số đo thời gian cho một số. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: + HS: Thực hiện phép tính a) 4 giờ 10 phút : 2 b) 20 phút 30 giây : 5
+ HS2: Muốn đặt tính rồi tính phép tính chia số đo thời gian cho một số ta làm như thế nào?
+ HS3: Khi thực hiện phép tính chia, ta cần lưu ý điều gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Ôn tập và củng cố cách chia số đo thời gian cho một số, và các bài toán thực tế liên quan đến thời gian. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Bạn Hoa nướng 3 mẻ bánh hết 46,5 phút. Hỏi trung bình một mẻ bánh bạn Hoa nướng trong bao lâu?
- GV yêu cầu HS hoàn thành bài tập cá nhân. - GV gọi 1 HS lên bảng thực hiện. - GV mời HS nhận xét bài làm trên bảng. - GV chốt đáp án. Bài tập 2: Một người đem cưa một thanh sắt dài 50 cm thành từng đoạn nhỏ 5cm. Tổng thời gian người đó cưa xong thanh sắt là 2 giờ 30 phút. Tìm thời gian người đó cưa xong một đoạn
- GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 1 HS lên bảng trình bày. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 3: Hai học sinh được giao làm 10 bài tập toán. Học sinh thứ nhất bắt đầu làm từ 8 giờ 30 phút đến 10 giờ 15 phút thì xong, học sinh thứ hai bắt đầu làm từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 30 phút thì xong. Hỏi học sinh nào làm nhanh hơn và trung bình mỗi bài tập làm nhanh hơn bao nhiêu phút?
- GV cho HS làm bài cá nhân. - GV mời 3 HS trình bày cách giải, mỗi bạn 2 câu, cả lớp chú ý lắng nghe. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 4: Một người tham gia chạy marathon. Quãng đường đầu tiên dài 12 km và người đó chạy hết trong 1 giờ 18 phút. Quãng đường thứ hai dài gấp đôi quãng đường đầu tiên và người đó chạy hết trong thời gian bằng thời gian chạy quãng đường đầu tiên. Hỏi người đó chạy cả hai quãng đường hết bao nhiêu thời gian? - GV cho HS làm bài cá nhân. - GV thu vở chấm 3 HS bất kì và gọi 2 HS lên bảng, mỗi bạn 3 câu. - Cả lớp chú ý lắng nghe, nhận xét bài làm của bạn. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV
- Trả lời a)
Vậy 4 giờ 10 phút : 2 = 2 giờ 5 phút b)
Vậy 20 phút 30 giây : 5 = 4 phút 6 giây HS2: Muốn đặt tính rồi tính phép tính chia số đo thời gian cho một số, ta làm như sau: + Đặt tính và tính như chia hai số tự nhiên. + Thực hiện phép chia từng số đo theo từng đơn vị đo cho số chia. HS3: Nếu phần dư khác 0 thì chuyển đổi sang đơn vị hàng nhỏ hơn liền kề.
Đáp án bài 1 trung bình một mẻ bánh bạn Hoa nướng trong: 46,5 : 3 = 15,5 (phút) Đáp số: 15,5 phút
Đáp án bài 2 Số đoạn sắt mà người đó cưa được là: 50 : 5 = 10cm Thời gian người đó cưa xong một đoạn sắt là: 2 giờ 30 phút : 10 = 150 phút : 10 = 15 phút Đáp số: 15 phút
Đáp án bài 3 Thời gian học sinh thứ nhất làm bài là: 10 giờ 15 – 8 giờ 30 = 1 giờ 45 phút 1 giờ 45 phút = 105 phút Thời gian làm học sinh thứ nhất làm 1 bài tập là: 105 phút : 10 = 10,5 (phút) Thời gian học sinh thứ hai làm bài là: 16 giờ 30 phút – 14 giờ = 2 giờ 30 phút = 150 phút Thời gian học sinh thứ hai làm một bài là: 150 phút : 10 = 15 (phút) Vậy học sinh thứ nhất làm nhanh hơn học sinh thứ hai: 15 phút – 10,5 phút = 4,5 (phút)
Đáp án bài 4 Quãng đường thứ hai dài: 12 × 2 = 24 (km) Đổi 1 giờ 18 phút = 78 phút Thời gian chạy quãng đường thứ hai là: × 78 phút = 52 (phút) Thời gian chạy cả hai quãng đường là: 78 phút + 52 phút = 130 phút Đổi 130 phút = 2 giờ 10 phút Đáp số: 2 giờ 10 phút
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
--------------------------------------
--------------------- Còn tiếp ----------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (300k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Trắc nghiệm đúng sai (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
- Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo