Giáo án dạy thêm Toán 5 Chân trời bài 85: Thời gian
Dưới đây là giáo án bài 85: Thời gian. Bài học nằm trong chương trình Toán 5 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.
Xem: => Giáo án toán 5 chân trời sáng tạo
Các tài liệu bổ trợ khác
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
Ngày soạn: …/…/…
Ngày dạy: …/…/…
CHỦ ĐỀ 7: SỐ ĐO THỜI GIAN, VẬN TỐC, QUÃNG ĐƯỜNG, THỜI GIAN
BÀI 85 –THỜI GIAN
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức:
- Ôn tập, củng cố tính thời gian của một chuyển động.
- Vận dụng cách tính thời gian để giải quyết được vấn đề thực tiễn.
2. Năng lực:
Năng lực chung:
- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động học tập, tìm hiểu nội dung bài học, biết lắng nghe và trả lời nội dung trong bài học.
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Tham gia tích cực vào hoạt động luyện tập, làm bài tập củng cố.
- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thực hiện tốt nhiệm vụ trong hoạt động nhóm.
Năng lực riêng:
- Năng lực tư duy và lập luận toán học: Ôn luyện cách tính thời gian của một chuyển động.
- Năng lực giải quyết các vấn đề toán học: Vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số bài toán gắn với thực tế.
3. Phẩm chất:
- Phẩm chất nhân ái: Có ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong hoạt động nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
- Phẩm chất chăm chỉ: Chăm chỉ suy nghĩ, trả lời câu hỏi; làm tốt các bài tập.
- Phẩm chất trách nhiệm: Giữ trật tự, biết lắng nghe, học tập nghiêm túc.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC:
1. Phương pháp dạy học: Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, nêu vấn đề, giải quyết vấn đề.
2. Thiết bị dạy học:
- Đối với giáo viên: Phiếu bài tập, bảng phụ, máy tính, máy chiếu (nếu có).
- Đối với học sinh: Đồ dùng học tập (bút, thước, vở ghi, nháp…).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN | HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH |
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Yêu cầu cần đạt: - Tạo không khí vui vẻ, hứng khởi trước khi vào bài ôn tập. - Giúp HS nhớ lại kiến thức đã học trên lớp. b. Cách thức thực hiện: - GV tổ chức cho HS chơi trò Hái hoa dân chủ + GV chuẩn bị một hộp gồm các bông hoa xinh đẹp, trong mỗi bông hoa có giấu giấy câu hỏi về tính thời gian của một chuyển động đã học. + GV lần lượt cho HS bốc thăm và trả lời câu hỏi, nếu HS trả lời đúng sẽ được nhận bông hoa xinh đẹp trên tay, nếu trả lời sai sẽ gửi lại bông hoa cho GV. 1) Hai học sinh khởi hành cùng một lúc chạy bộ từ A đến B. Học sinh thứ nhất đến B sau 90 giây. Học sinh thứ hai đến B sau 1 phút 30 giây. Hỏi học sinh nào chạy nhanh hơn? 2) Nam đi bộ từ nhà đến cửa hàng tạp hóa cách nhà 50 m với vận tốc 2,5 m/phút. Tính thời gian đi bộ của Nam. 3) Hà đi xe đạp từ nhà đến trường trên quãng đường dài 3 km với vận tốc 12 km/giờ. Hỏi thời gian Hà đến trường là bao nhiêu phút? 4) Hà đi xe đạp từ nhà đến trường trên quãng đường dài 3 km với vận tốc 12 km/giờ. Nếu Hà đến trường lúc 7 giờ 15 phút thì Hà đi học lúc mấy giờ? - Kết thúc trò chơi, GV dẫn dắt HS vào bài học. B. HOẠT ĐỘNG CỦNG CỐ LÍ THUYẾT a. Yêu cầu cần đạt: Nhớ được công thức tính thời gian. b. Cách thức thực hiện: - GV nêu câu hỏi: + HS 1: Đơn vị đo thời gian là gì? + HS 2: Muốn tính thời gian ta làm như thế nào?
+ HS 3: Công thức tính thời gian là gì?
- GV nhận xét, tuyên dương HS nhớ kiến thức. - GV nhận xét, chuyển sang nội dung làm bài tập. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP a. Yêu cầu cần đạt: Củng cố kĩ năng tính thời gian. b. Cách thức thực hiện: GV chép bài tập lên bảng để HS theo dõi và thực hiện: Bài tập 1: Một người chạy bộ với vận tốc 5 km/giờ được quãng đường 4,5 km. Người đó chạy bộ trong bao nhiêu phút ? - GV yêu cầu học sinh làm bài tập cá nhân.
- GV mời 02 HS lên bảng trình bày đáp án, mỗi HS một phần. - HS còn lại quan sát, nhận xét. - GV chốt đáp án đúng. Bài tập 2:. Một con kiến bò với vận tốc - GV cho HS làm bài tập cá nhân.
- GV mời 2 HS lên bảng trình bày và kiểm tra chéo hai bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có). Bài tập 3:. a) Anh Minh đo được cứ 6 phút thì anh chạy được 1km. Nếu với vận tốc đó anh chạy quanh Hồ Gươm có chiều dài một vòng là 1,7km thì hết bao nhiêu thời gian? b) Sau khi chạy được một vòng Hồ Gươm, nếu tiếp tục chạy với vận tốc đó thêm 15 phút nữa thì anh Minh chạy được tất cả bao nhiêu ki-lô-mét?
- GV yêu cầu HS làm bài tập cá nhân. - GV gọi 2 HS lên bảng trình bày bài, đối chiếu hai bài. - GV nhận xét, chỉnh sửa bổ sung (nếu có) Bài tập 4: Buổi sáng, Linh rời khỏi nhà lúc 8 giờ 30 phút đi bộ từ nhà đến điểm xe buýt cách nhà 800 m với vận tốc 4 km/giờ. Linh chờ xe buýt 5 phút, sau đó xe buýt chạy thêm 30 phút thì đến trường. Hỏi Linh đến trường lúc mấy giờ?
- GV thu chấm vở của 6 HS hoàn thành nhanh nhất. - GV mời 2 HS lên bảng trình bày bài giải. - GV nhận xét, chốt đáp án. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG a. Yêu cầu cần đạt: Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học để hoàn thành phiếu học tập. b. Cách thức thực hiện: - GV phát Phiếu học tập cho HS, yêu cầu HS hoàn thành vào phiếu (hoàn thành tại nhà nếu hết thời gian). |
- HS tham gia trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV.
- HS trả lời: HS1: 90 giây = 1 phút 30 giây Hai học sinh chạy như nhau.
HS2: 50 : 2,5 = 20 (phút)
HS3: 3 : 12 = 0,25 (giờ) = 15 phút
HS4: 3 : 12 = 0,25 (giờ) = 15 phút 7 giờ 15 phút – 15 phút = 7 giờ.
- HS trả lời: + HS1: giờ, phút, giây, ... + HS2: Muốn tính thời gian ta lấy quãng đường chia vận tốc. + HS3: t = s : v.
Đáp án bài 1: Bài giải Thời gian người đó chạy bộ là: 4,5 : 5 = 0,9 (giờ) = 54 (phút) Đáp số: 54 phút.
- HS chữa bài vào vở.
Đáp án bài 2: Bài giải 1 km = 1000 m Thời gian con kiến bò là: 1000 : Đáp số: 1 giờ. - HS chữa bài vào vở.
Đáp án bài 3: Bài giải a) Thời gian anh Minh chạy quanh Hồ Gươm là: 6 b) Quãng đường anh Minh chạy trong 15 phút là: 15 : 6 = 2,5 ( km ) Anh Minh chạy được tất cả số ki-lô-mét là: 1,7 + 2,5 = 4,2 (km) Đáp số: a) 10,2 phút b) 4,2 km - HS chữa bài vào vở.
Đáp án bài 4: Bài giải 800 m = 0,8 km Thời gian Linh đi bộ là: 0,8 : 4 = Thời gian Linh đi từ nhà đến trường là: 12 phút + 5 phút + 30 phút = 47 phút Thời gian Linh đến trường là: 8 giờ 30 phút + 47 phút = 9 giờ 27 phút. Đáp số: 9 giờ 27 phút. - HS chữa bài vào vở.
- HS hoàn thành phiếu bài tập theo yêu cầu của GV. |
Trường:..................... Lớp:............................ Họ và tên:................... PHIẾU HỌC TẬP I. Phần trắc nghiệm Khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng. Câu 1: Đơn vị đo thời gian là: A. giờ B. km C. m/giây D. km/giờ Câu 2: Điền số thích hợp vào chỗ ... .
A. 3,2 B. 4,2 C. 5,2 D. 2,2 …………………… |
----------------------------------
----------------------- Còn tiếp -------------------------
Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II
Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:
- Giáo án word (300k)
- Giáo án Powerpoint (400k)
- Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (150k)
- Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(150k)
- Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (100k)
- Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (100k)
- File word giải bài tập sgk (100k)
- Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (100k)
- .....
Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên
- Phí nâng cấp VIP: 750k
=> Nếu giáo viên đang là chủ nhiệm thì phí nâng cấp 5 môn: Toán, TV, HĐTN, đạo đức, lịch sử địa lí là 2000k
Cách tải hoặc nâng cấp:
- Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
- Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu
Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo đủ cả năm
ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC
GIÁO ÁN WORD LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 5 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Giáo án dạy thêm toán 5 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm tiếng Việt 5 chân trời sáng tạo