Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch

Dưới đây là giáo án Bài 3: Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/ kí hoặc kịch. Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VIẾT: VIẾT BÀI VĂN NGHỊ LUẬN SO SÁNH, ĐÁNH GIÁ HAI TÁC PHẨM TRUYỆN/KÍ HOẶC KỊCH

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  •  Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm, phân tích sự tương đồng/ khác biệt giữa hai tác phẩm.

  • Xác định được bố cục bài viết so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  1. Năng lực 

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa để tìm hiểu về kiểu bài viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về cách viết bài văn nghị luận so sánh đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  • Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  • Năng lực so sánh, nhận xét đánh giá về gia trị của hai tác phẩm.

  • Năng lực trình bày, sử dụng lí lẽ và bằng chứng khi thực hành viết bài văn nghị luận.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề của hai tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, so sánh và diễn đạt rõ ràng mạch lạc.

  1. Về phẩm chất

  • Củng cố kĩ năng phân tích, đánh giá và so sánh hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

III.TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Tại sao chúng ta nên viết bài đánh giá, so sánh về hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch? Mục đích của việc này là gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: Việc tiến hành viết bài văn nghị luận so sánh hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch có tác dụng củng cố kiến thức bài học đồng thời có thể phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm nghệ thuật, cảm hứng cũng như cách khai thác của hai tác giả.

GV dẫn dắt vào bài: Trong tiết học buổi sáng chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí, kịch. Đây chính là cách giúp các em có thể củng cố kiến thức bài học đồng thời phát hiện những điểm tương đồng và khác biệt trong quan điểm nghệ thuật cũng như cảm hứng, cách tiếp cận vấn đề của tác giả. Để củng cố thêm cho bài học này chúng ta sẽ cùng nhau vào tiết ôn tập.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC 

a. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

  1. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  2. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  3. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu các bước viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học khi viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch trả lời câu hỏi:

- Yêu cầu đối với kiểu bài nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch là gì?

- Các bước tiến hành viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch là gì?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Yêu cầu.

+ Bước tiến hành.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

 

1. Tìm hiểu các bước viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

a. Yêu cầu

- Chỉ ra được một số điểm tương đồng, khác biệt giữa hai tác phẩm theo yêu cầu của đề bài.

- Kết hợp so sánh với nhận xét, đánh giá về giá trị của hai tác phẩm; phân tích sự tương đồng/khác biệt giữa hai tác phẩm ( hoàn cảnh lịch sử, bối cảnh văn hóa – xa hội, phong cách nghệ thuật của tác giả hay trường phái, thời đại mà tác giả đại diện…)

- Sử dụng lí lẽ và bằng chứng theo trình tự hợp lý, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc.

- Sắp xếp luận điểm, lí lẽ bằng chứng theo trình tự hợp lí, diễn đạt rõ ràng, mạch.

- Đảm bảo bố cục của bài viết gồm 3 phần: Mở bài – thân bài – kết bài.

b. Quy trình thực hành viết

+ Bước 1: Chuẩn bị viết

  • Lựa chọn hai tác phẩm để so sánh và đánh giá.

+ Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý

  • Trả lời các câu hỏi: Việc so sánh nhằm mục đích gì? Giữa hai tác phẩm có những điểm tương đồng và khác biệt đáng lưu ý nào về nội dung tử tưởng và hình thức nghệ thuật? Sự tương đồng/khác biệt đó là do đâu và có ý nghĩa giá trị như thế nào?

+ Bước 3: Viết bài

  • Làm rõ những tương đồng khác biệt giữa hai tác phẩm bằng cách dùng một số câu so sánh: “Nếu…thì...”; “tác phẩm A đã cho thấy… còn tác phẩm B…”.

  • Có thái độ khách quan tránh lối diễn đạt cảm tính, chủ quan trong so sánh đánh giá.

+ Bước 4: Xem lại và chỉnh sửa

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP – VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS củng cố và mở rộng kiến thức về cách viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

b. Nội dung:

- GV đưa ra bài tập vận dụng để HS củng cố kiến thức bài viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện/kí hoặc kịch.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập – vận dụng củng cố bài học. 

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc cá nhân và thực hiện nhiệm vụ sau: 

Câu 1: So sánh vẻ đẹp của sông Đà trong Người lái đò Sông Đà của Nguyễn Tuân và sông Hương trong Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường?

Câu 2: So sánh thân phận người phụ nữ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du và Chuyện người con gái Nam Xương của Nguyễn Dữ.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc văn bản, liên hệ bản thân để thực hiện các yêu cầu.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và gợi mở:

Gợi ý:

Câu 1:

  1. Mở bài

Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường, hai tác phẩm Người lái đò sông đà, Ai đã đặt tên cho dòng sông và hình tượng dòng sông Đà và sông Hương.

  1. Thân bài

  2. Điểm giống nhau

+ Hai con sông đều có vẻ đẹp hùng vĩ, dữ dội.

+ Hai con sông đều mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình.

  1. Điểm khác nhau

  • Sông Đà

+ Vẻ đẹp hung bạo:

  • Cảnh vách đá hai bên sông dựng đứng như vách thành và ở quãng sông hẹp. Có vách đá chẹt dòng sông Đà như một cái yết hầu. Đứng bên này bờ nhẹ tay ném hòn đá qua bên kia vách. Có quãng con nai con hổ đã có lần vọt từ bên bờ này sang bên kia. Mặt sông chỗ ấy chỉ lúc đúng ngọ mới có mặt trời.

  • Cảnh ở quãng mặt ghềnh Hát Loóng: Dài hàng cây số nước xô đá, đá xô sóng, sóng xô gió, cuồn cuộn luồng gió gùn ghè suốt năm như lúc nào cũng đòi nợ xuýt bất cứ người lái đò sông Đà… Quãng này mà khinh suất tay lái thì cũng dễ lật ngửa bụng thuyền ra.

  • Cảnh ở quãng Tà Mường Vát: Trên sông bỗng có những cái hút nước giống như cái giếng bê tông thả xuống dòng sông để chuẩn bị làm móng cầu. Nước ở đây thở và kêu như cái cửa cống bị sặc… những cái giếng sâu nước ặc ặc lên như vừa rót dầu sôi vào. Nhiều thuyền bè gỗ đi nghênh ngang vô ý là những cái giếng hút nước ấy nó lôi tụt xuống.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận ngay giáo án kì I
  • 30/12 bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • 5 kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, đáp án..
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay