Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu)

Dưới đây là giáo án Bài 1: Hoàng Hạc lâu (Thôi Hiệu). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

 

BÀI 1: NHỮNG SẮC ĐIỆU THI CA

ÔN TẬP VĂN BẢN: HOÀNG HẠC LÂU

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Thôi Hiệu và bài thơ Hoàng Hạc Lâu.

  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình ảnh cũng như phong cách nghệ thuật của tác phẩm.

  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Hoàng Hạc Lâu.

  1. Năng lực 

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  • Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Hoàng Hạc Lâu.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học: bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại: phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

  1. Về phẩm chất

  • Tình yêu nước và quê hương thắm thiết.

  1. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  2. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

  2.  TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  3.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Quan sát những hình ảnh sau và cho biết địa danh này ở đâu? Trình bày một số hiểu biết của em về địa danh đó.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án: Hoàng Hạc Lâu –  một trong tứ đại danh lâu Trung Hoa, được xây dựng trên ghềnh đá Hoàng Hạc thuộc huyện Vũ Xương, tỉnh Hồ Bắc vào năm Hoàng Vũ thứ 2 đời nhà Ngô thời Tam Quốc (223 Tây Lịch).

Tên gọi "Lầu Hoàng Hạc " bắt nguồn từ truyền thuyết dân gian của Trung Hoa. Tương truyền Phí Văn Vi, một tu sĩ đắc đạo thành tiên thường cưỡi hạc vàng ngao du sơn thủy. Một hôm, tiên và hạc bay ngang Vũ Hán và dừng chân lại trên "Đồi Rắn" để nhìn ngắm, một bên là cảnh đẹp hùng vĩ của Trường Giang và bên kia là Ngũ Hồ trong khói sương diễm lệ. Người đời sau đã từ nơi tiên cưỡi hạc vàng bay đi xây lên một tháp lầu đặt tên là Hoàng Hạc Lâu.

-  GV dẫn dắt vào bài: Thôi Hiệu là nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng những tác phẩm của ông lại đánh dấu sự lớn mạnh của thơ Đường cũng như phong cách sáng tác rất độc đáo. Trong đó bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" là nổi tiếng hơn hết bởi tứ thơ súc tích, cách dẫn dắt rất khéo khiến người đọc có cảm giác như đang quay về thời cổ xưa. Bài thơ "Hoàng Hạc Lâu" gửi gắm tâm sự thầm kín về nhân tình thế thái, về chuyện được mất ở đời. Hãy cùng ôn tập lại kiến thức về bài Hoàng Hạc Lâu!

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN BẢN HOÀNG HẠC LÂU

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Hoàng Hạc Lâu, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong bài thơ. 

  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Hoàng Hạc Lâu, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả?

- Trình bày hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hiểu biết về tác giả

+ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Hoàng Hạc Lâu và trả lời câu hỏi:

+Em hãy cho biết chủ thể trữ tình là ai và nội dung bao quát bài thơ?

+ Phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong bài thơ?

+ Việc sử dụng điển tích điển cố trong bài có ý nghĩa gì?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân: Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Thôi Hiệu.

- Sinh năm: 704 – 754.

- Quê quán: Người Biện Châu, nay là Khai Phong (tỉnh Hà Nam), Trung Quốc.

- Ông là nhà thơ nổi tiếng đời Đường.

b. Xuất xứ tác phẩm

- Hoàng Hạc Lâu là một trong 40 bài thơ còn sót lại của Thôi Hiệu và được mệnh danh là bài thơ hay nhất của ông cũng như một trong những bài thơ hay nhất đời Đường.

 

 

 

2. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Chủ thề trữ tình

- Chủ thể trữ tình chính là tác giả.

- Nội dung: Bài thơ tả cảnh, thể hiện tình yêu quê hương da diết và man mác hương vị Thiền, ẩn hiện cái lí chân không, vô thường và vô ngã.

=> Một bức tranh thiên nhiên đẹp nói về cảnh ở Hoàng Hạc Lâu. Đứng trước lầu Hoàng Hạc, nhà thơ đã nhớ đến huyền thoại xưa, nuối tiếc điều tốt đẹp đã qua và suy ngẫm về cuộc sống.

b. Cảm xúc của nhân vật trữ tình

- Tâm trạng của nhân vật trữ tình thể hiện qua sự đổi thay của bức tranh phong cảnh.

- Không nói về cảnh hiện tại mà đang nhớ về một cái đã có và mất đi.

- Tác giả chìm đắm trong tâm trạng hoài cổ, giữa không gian tịch mịch cô liêu.

- Tiếc nuối quãng thời gian đã có nhưng giờ đã mất đi và vĩnh viễn không quay trr lại, tác giả chỉ luyến tiếc và trống trải trong tâm hồn của mình. 

- Thể hiện tâm trạng thương nhớ quê hương của Thôi Hiệu.

c. Điển tích điển cố trong tác phẩm

- Sử dụng nhiều hình ảnh, điển tích, điển cố bao gồm có:

+ Tích nhân, điển tích: Tục truyền Phí Văn Vi thành tiên, thường cưỡi hạc về nghỉ ở Hoàng Hạc Lâu. Sách Hoàn Vũ Ký ghi là Phí Hội từ lầu này cưỡi hạc vàng lên tiên nên gọi là lầu Hạc Vàng. Sách Tề Hài Chí thi ghi Vương Tử An thành tiên cưỡi hạc vàng qua lầu này nên lầu gọi là lầu Hạc vàng.

+ Du du: Xuất hiện rất nhiều trong thơ ca Đường.

+ Thê thê (nghĩa là mượt mà, tươi tốt): Cỏ xanh là ước lệ trong thơ Đường, luôn gợi sự quyến luyến với Vương tôn (Vương tôn là từ trọng vọng giành với ai đó ), ước lệ này được giới thi nhân dùng nhiều mà Vương Duy người đồng thời với ông là một điển hình. Nó cũng là một điển từ. "thê thê" là lấy từ bài Chiêu ẩn sĩ trong Sở từ "Vương tôn du hề bất quy, xuân thảo sinh hề thê thê".

=>  Việc chèn các điển tích, điển cố cũng như hình ảnh nhằm tăng độ gợi hình của ý. Thi nhân thường chọn địa danh có huyền thoại đặc biệt liên quan đến câu chuyện hay con người lịch sử đã xuất hiện trong sách vở của Trung Hoa. Điều này khiến cho giá trị của tác phẩm càng được nâng cao.

3. Tổng kết

a. Nội dung

+ Bức tranh thiên nhiên trên lầu Hoàng Hạc tuyệt đẹp nhưng đồng thời thể hiện sự tiếc nuối của thi nhân trước những gì đã qua.

+ Đồng thời thể hiện sự thương nhớ quê hương của chủ thể trữ tình

b. Nghệ thuật

+ Thủ pháp đối lập được sử dụng một cách hiệu quả.

+ Sử dụng nhiều điển tích, điển cố có giá trị biểu đạt cao.

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Hoàng Hạc Lâu.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Hoàng Hạc Lâu.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: HS hoàn thành phiếu bài tập 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao phiếu bài tập cho HS:

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN HOÀNG HẠC LÂU

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Trong bốn câu thơ đầu, cặp quan hệ nào sau đây không được thể hiện? 

A. Có và không.

B. Thực và hư.

C. Vô cùng và hữu hạn.

D. Động và tĩnh.

Câu 2: Điệp từ hoàng hạc trở đi trở lại trong bốn câu thơ đầu có ý nghĩa gì?

A. Nhấn mạnh ấn tượng không phai mờ trong tâm trí tác giả về một cảnh thần tiên.

B. Khắc họa bức tranh thiên nhiên sinh động về cảnh sắc lầu Hoàng Hạc.

C. Nhấn mạnh những cảm nhận và suy tư của tác giả về quá khứ và hiện tại.

D. Những cảm xúc choáng ngợp dâng trào trong lòng thi nhân khi đứng trước lầu Hoàng Hạc.

Câu 3: Bước chuyển trong sự cảm nhận và miêu tả giữa bốn câu đầu và hai câu 5 – 6 không thể hiện ở nội dung nào?

A. Từ tả cảnh sang tả tình.

B. Từ cõi tiễn trở về cảnh tục.

C. Từ cấu tứ lấy ý làm chủ sang lấy cảnh làm chủ.

D. Từ trạng thái mông lung, huyền ảo sang sắc màu tươi tắn, rõ nét.

Câu 4: Hình ảnh thiên nhiên trong trẻo, tươi sáng trong hai câu 5 – 6 thể hiện điều gì? 

A. Làm tôn thêm vẻ đẹp thần tiên của lầu Hoàng Hạc.

B. Thể hiện niềm say đắm của tâm hồn nhà thơ trước cảnh sắc kì thú của thiên nhiên.

C. Như một lời khẳng định: Cái đẹp của quá khứ vẫn luôn hiện hữu và là mãi mãi. D. Tạo nên hình ảnh đối lập với tâm trạng của con người.

Câu 5: Tại sao nói: Bài thơ miêu tả một di tích xa xưa mà vẫn gần gũi với cuộc đời và con người?

A. Vì tác giả miêu tả đối tượng bằng những từ ngữ bình dị, đời thường, những hình ảnh gần gũi dễ hiểu.

B. Vì tác giả đã miêu tả một di tích xưa từ điểm nhìn của con người hiện tại và tác giả gửi gắm vào trong đó những nỗi niềm suy tư và cảm nhận rất chân thực của bản thân.

C. Vì di tích đó vẫn hiện hữu trong cuộc sống con người.

D. Vì tác giả sử dụng nhiều hình ảnh biện pháp tu từ đặc sắc.

---------------------------------------

----------------------Còn tiếp---------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (400k)
  • Giáo án Powerpoint (500k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (250k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(250k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (250k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (250k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay