Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 7: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng)

Dưới đây là giáo án Bài 7: Hai quan niệm về gia đình và xã hội (Trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

ÔN TẬP VĂN BẢN: HAI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Củng cố kiến thức đã học về tiểu thuyết.

  • Củng cố kiến thức đã học về văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội (ngôn ngữ, diễn biến tâm lí nhân vật, hành động nhân vật…).

  • Luyện tập theo văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

2. Năng lực

Năng lực chung

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực đặc thù

  • Nhận biết và phân tích được một số yếu tố của tiểu thuyết hiện đại như: ngôn ngữ, diễn biến tâm lí, hành động của nhân vật,… qua văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

  • Phân tích được đề tài, câu chuyện, sự kiện, nhân vật, các chi tiết tiêu biểu và mối quan hệ của chúng trong tính chỉnh thể của tác phẩm; phân tích và đánh giá được sự phù hợp của người kể chuyện, điểm nhìn trong việc thể hiện chủ đề của văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

  • Nhận biết được những đặc điểm cơ bản của phong cách hiện thực trong tiểu thuyết và trong sáng tác văn học nói chung.

3. Phẩm chất

  • Phê phán xã hội nửa Âu hóa với những rối ren và phản cảm.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

  • Giáo án; 

  • SGK, SGV Ngữ văn 12;

  • Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

2. Đối với HS

  • SGK, SBT Ngữ văn 12.

  • Sách tham khảo, tư liệu sưu tầm liên quan đến bài học…

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập đã chuẩn bị ở nhà.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập của mình. HS hồi tưởng lại kiến thức nội dung bài học.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS chơi trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời nhanh các câu hỏi trắc nghiệm có liên quan đến thể loại tiểu thuyết.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia lớp thành 4 nhóm, tham gia trò chơi Vượt chướng ngại vật, trả lời các câu hỏi trắc nghiệm nhanh.

- Đội nào trả lời được nhiều câu hỏi nhất sẽ giành chiến thắng.

- Thời gian: 5 phút.

- Hệ thống câu hỏi:

Câu 1: Đâu là định nghĩa đúng về thể loại tiểu thuyết?

A. Là loại tác phẩm tự sự có quy mô lớn, có khả năng thể hiện các nội dung đa dạng, bao quát một phạm vi hiện thực rộng lớn.

B. Là thể loại thơ Đường luật, phát triển mạnh mẽ ở giai đoạn cuối nền văn học trung đại.

C. Là thể loại văn xuôi tự sự, khởi phát từ nền văn học dân gian, được ông cha ta sáng tạo ra.

D. Là thể loại văn chính luận, tập trung vào những vấn đề như đạo vua tôi, lễ giáo phong kiến.

Câu 2: Tiểu thuyết dành sự chú ý đặc biệt cho vấn đề gì?

A. Những vấn đề lớn lao của đất nước.

B. Những vận động, biến đổi của lịch sử.

C. Đời tư hay số phận của con người cá nhân.

D. Tình cảm nam nữ, khát vọng hạnh phúc lứa đôi.

Câu 3: Tiểu thuyết phát triển theo nhiều hướng khác nhau tùy thuộc vào yếu tố nào?

A. Con người, xã hội.

B. Chính trị, quân sự, văn hóa,

C. Lịch sử, văn hóa, xã hội, thẩm mĩ.

D. Văn nghệ, kiến trúc, thiết chế xã hội.

Câu 4: Tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm nào dưới đây?

A. Thể hiện tư duy truyền thống, kế thừa đặc điểm của tiểu thuyết cổ điển.

B. Thể hiện một cách tư duy mới, mang tính hiện đại về cuộc sống, phân biệt với tiểu thuyết cổ điển ra đời trước thời đại tư bản chủ nghĩa.

C. Tập trung vào những vấn đề lớn lao của vận mệnh dân tộc với lối tư duy mới mẻ, hiện đại hơn nhưng vẫn đan giữ những đặc điểm cốt yếu của tiểu thuyết cổ điển.

D. Thể hiện tư duy lối mòn, cũ kĩ, chưa thoát ra khỏi cái khuôn của tiểu thuyết cổ điển.

Câu 5: Tiểu thuyết hiện đại quan tâm đến những vấn đề nào trong cuộc sống?

A. Những vấn đề lớn lao liên quan đến vận mệnh dân tộc, những vấn đề của đời sống chính trị đang diễn ra.

B. Những vấn đề nhức nhối trong đời sống, mang tính phức tạp, không thể giải quyết.

C. Những vấn đề được bàn luận sôi nổi, gây nên sự tranh luận trong đời sống văn hóa, xã hội.

D. Nhìn cuộc sống từ góc độ đời tư, quan tâm đến cái thường ngày, cái đang diễn biến với cách tiếp cận gần gũi, không lí tưởng hóa hiện thực.

Câu 6: Nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì?

A. Được miêu tả chi tiết về ngoại hình, có tính cách riêng biệt nhưng tâm lí đơn giản, ít biến đổi.

B. Là “con người nếm trải”, không bất biến, có quá trình phát triển nhiều khi quanh co, phức tạp về tính cách, tâm lí.

C. Có sự biến đổi về tính cách theo hoàn cảnh sống, có tài năng, có nghị lực sống phi thường.

D. Là nhân vật điển hình cho một giai cấp, một tầng lớp cụ thể trong xã hội.

Câu 7: Kết cấu và ngôn ngữ của tiểu thuyết hiện đại có đặc điểm gì?

A. Kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính hoặc phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột thường xuyên giữa các ý thức xã hội.

B. Kết cấu theo tuyến tính, có sự đan xen của nhiều bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại của xã hội.

C. Kết cấu nhiều tầng lớp phi tuyến tính, có sự đan xen của nhiều nhất là hai bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột của các ý thức xã hội.

D. Kết cấu nhiều tầng lớp tuyến tính, có sự đan xen của nhiều nhất là bốn bè ngôn ngữ, phản ánh sự tồn tại, xung đột của các ý thức xã hội.

Câu 8: Phong cách hiện thực là gì?

A. Là phong cách nghệ thuật chú trọng vào những măt đen tối của xã hội, những góc khuất trong nhân cách, đạo đức con người.

B. Là phong cách nghệ thuật chú trọng những khía cạnh lãng mạn của cuộc sống, những con người lí tưởng, hoàn hảo về nhân cách và tài năng.

C. Là phong cách nghệ thuật chú trọng thể hiện mối quan hệ giữa hoàn cảnh xã hội với những hình thành tính cách con người, quan tâm mô tả hiện thực cuộc sống, loại trừ sự “tô vẽ” hay lí tưởng hóa.

D. Là phong cách nghệ thuật tập trung vào những khía cạnh tích cực của cuộc sống, những khía cạnh nhân văn trong mối qan hệ giữa con người và con người.

Câu 9: Phong cách hiện thực được đặt trong tương quan so sánh, đối lập với phong cách nào?

A. Phong cách lãng mạn.

B. Phong cách trừu tượng.

C. Phong cách tối giản.

D. Phong cách siêu thực cổ điển.

Câu 10: Ai là nhà văn hiện thực trong số các nhà văn dưới đây?

A. Thạch Lam.

B. Xuân Diệu.

C. Nguyễn Quang Sáng.

D. Ngô Tất Tố.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS liên hệ thực tế, dựa vào hiểu biết của bản thân cùng trả lời câu hỏi.

- GV quan sát, hỗ trợ HS thực hiện (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 1 HS của mỗi nhóm giành quyền trả lời câu hỏi.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, giành quyền trả lời (nếu nhóm bạn trả lời sai).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV dẫn dắt vào bài học mới: Ở bài học này chúng ta sẽ cùng củng cố lại kiến thức về tiểu thuyết hiện đại thông qua văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội thuộc trích tiểu thuyết “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS củng cố lại kiến thức văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

b. Nội dung: GV hướng dẫn HS ôn tập văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

c. Sản phẩm học tập: HS nhắc lại kiến thức chung về văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS thảo luận nhóm đôi Think – Pair – Share, dựa vào kiến thức đã học, thực hiện nhiệm vụ: Trình bày thông tin cơ bản về tác giả Vũ Trọng Phụng và xuất xứ văn bản “Hai quan niệm về gia đình và xã hội”.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi. 

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm nhỏ gồm 4 HS theo kĩ thuật Khăn trải bàn với vị trí ngồi như hình vẽ dưới đây:

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

- GV yêu cầu HS đọc văn bản Hai quan niệm gia đình và xã hội và hoàn thành các thử thách theo 3 chặng với các yêu cầu cụ thể:

+ Chặng 1: Tóm tắt nội dung chính của tiểu thuyết Số đỏ theo sơ đồ?

BÀI 7: TRONG ÁNH ĐÈN THÀNH THỊ

+ Chặng 2: Nêu chủ đề của văn bản. Những hành động, lời nói của vợ chồng Văn Minh và ông nhà báo trong đoạn trích trên có ý nghĩa như thế nào đối với việc thể hiện chủ đề đó?

Chặng 3: Theo bạn, những đặc điểm của phong cách hiện thực thể hiện như thế nào trong văn bản? Cac thủ pháp trào phúng có vai trò như thế nào trong việc thể hiện những đặc điểm ấy?

- Thời gian thực hiện: 5 phút.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ.

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 – 2 HS lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

I. Hiểu biết chung về tác phẩm

1. Tác giả Vũ Trọng Phụng

- Quê ở Hưng Yên nhưng sinh ra và sống chủ yếu ở Hà Nội.

- Bước vào làng văn, làng báo từ rất sớm, dùng ngòi bút để kiếm sống và chống chọi với tình cảnh nghèo đói, bệnh tật triền miên. 

- Phong cách nghệ thuật: 

+ Sáng tác của ông toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát.

+ Cảm hứng vạch trần chi phối ngòi bút.

+ Xây dựng được những hình tượng nhân vật sắc nét.

2. Xuất xứ văn bản

Số đỏ ra mắt độc giả lần đầu tiên trên Hà Nội báo bắt đầu từ 1936, in thành sách năm 1938.

 

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

1. Tóm tắt các sự việc chính

Sự việc 1: Xuân Tóc Đỏ xuất thân là một đứa trẻ mồ côi, thất học, lang thang đầu đường xó chợ với mái tóc đỏ hoe. Trải qua nhiều nghề kiếm sống: bán phá xa, rao bán thuốc lá lậu, nhặt bóng sân quần vợt....

+ Sự việc 2: Được bà Phó Đoan một me Tây dâm đãng chú ý và bảo lãnh cho thoát khỏi tù tội, giới thiệu đến làm việc cho tiệm may Âu hóa của vợ chồng Văn Minh.

+ Sự việc 3: Xuân gia nhập vào giới thượng lưu với danh xưng “sinh viên trường thuốc”. Nhờ vô tình gây ra cái chết của cụ cố tổ, ông nội Văn Minh, giúp con cháu được hưởng trọn gia tài nên Xuân được cả gia đình Văn Minh biết ơn và dự định gả cô Tuyết – em út Văn Minh cho hắn. 

+ Sự việc 4: Xuân Tóc Đỏ tham gia giải quần vợt nhân dịp sinh nhật Vua Xiêm sang Bắc Kì, dùng thủ đoạn loại bỏ các đối thủ mạnh nhất và trở thành người duy nhất đấu với quán quân Xiêm.

+ Sự việc 5: Xuân được lệnh thua nhưng nhân đó hắn đã diễn thuyết để biến trận thua của mình trở thành sự hi sinh vì nghĩa lớn.

+ Sự việc 6: Xuân được tung hô thành “anh hùng cứu quốc” và được nhân Huân chương Bắc đẩu bội tinh, mời tham gia các hội nhóm cải cách xã hội và hứa hôn với cô Tuyết.

2. Chủ đề của văn bản

- Phụ lục đáp án Phiếu học tập số 1.

3. Đặc điểm phong cách hiện thực

Phụ lục đáp án phiếu học tập số 2

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 1:

 

Nhân vật

Hành động

Lời nói

Vợ chồng Văn Minh

Giao việc cho Xuân nhưng không cho Xuân ăn cơm trưa.

Trước khi có thể giúp chúng tôi về thể thao, anh hãy cố sức giúp xã hội trong cuộc Âu hóa. Anh phải nhớ kĩ rằng hôm nay trở đi thì anh đã dự một phần vào cuộc cải cách xã hội rồi. Từ đây mà đi xã hội văn minh hay dã man là trách nhiệm ở anh!; Thế nghĩa là lúc nào rỗi thì cầm cái chồi này.... mà phủi bụi những súc lụa, những quần áo ở ma-nơ-canh.

Nhà báo

Hô hào cải cách trên báo nhưng ủng hộ ông Typn ghen tuông (chỉ vì bà Typn nói chuyện với Xuân) và ủng hộ ông Typn áp đặt bà Typn.

Thật không thể tha thứ được!; Phụ nữ nghĩa là vợ con chị em người khác, chứ không phải vợ con chị em của tôi. Gia đình tôi thì cứ phải theo cố....

 

Đáp án gợi ý Phiếu học tập số 2:

Đặc điểm của phong cách hiện thực

Biểu hiện trong văn bản

Vai trò của thủ pháp trào phúng

Đề tài và cảm hứng: Viết về cuộc sống đời thường chân thực, thường hàm chứ những mâu thuẫn xã hội gay gắt, với cảm hứng phê phán, bóc trần những mặt khuất tối của thực tại.

Hai quan niệm về gia đình và xã hội tập trung miêu tả một khái cạnh của cuộc sống đô thị Hà Nội thời Pháp thuộc, đó là cuộc cải cách văn hóa nói chung và cải cách thời trang nói riêng, từ đó phê phán, bóc trần sự giả dối, kệch cỡm của cuộc cải cách văn hóa này. Cuộc cải cách mang danh “văn minh” đã dẫn đến hàng loạt những xáo trộn trong nhận thức con người và đời sống gia đình, phá vỡ nền tảng văn hóa truyền thống, xói mòn quan hệ giữa người với người. Thực tại trong XH là một thực tại lem nhem giữa cũ và mới, giữa bảo thủ và cấp tiến, truyền thống và hiện đại, tất cả các giá trị đều được hiểu theo kiểu cực đoan nửa mùa.

Các thủ pháp trào phúng góp phần tô đậm chủ đề này qua cái nhìn châm biếm, mỉa mai và tiếng nói  đả kích mạnh mẽ: thủ pháp tạo tình huống trào phúng (tình huống va chạm, xung đột giữa một bên là sự giản dị của bà Typn, đại diện cho “quan niệm về gia đình” và một bên là công cuộc cải cách của ông Typn, đại diện cho “quan niệm về xã hội”); thủ pháp phóng đại (bán quần áo là “cố sức giúp xã hội trong cuộc Âu hóa”, “dự một phần vào cải cách xã hội”....), thủ pháp tương phản (tương phản giữa cái tên hài nhoáng của các bộ y phục và bản chất lố lăng của chúng, tương phản giữa sự ngây ngô của Xuân và sự ngưỡng mộ của bà Typn, tương phản giữa lời lẽ chợ búa vốn thuộc về bản chất của Xuân và lời lẽ thượng lưu Xuân học lỏm được,giữa những lời hô hào đổi mới của ông Typn với mọi người và sự gia trưởng của ông đối với vợ....) thủ pháp sử dụng ngôn ngữ mỉa mai, giễu nhại (bà vợ nhà mĩ thuật tức giận như vợ của những nhà mĩ thuật, ông nhà báo nói một cách quả quyết như những nhà văn sĩ cấp tiến).

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

b. Nội dung: 

- GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc.

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Đoạn văn phân tích đặc điểm của nhân vật, thông điệp… trong văn bản Hai quan niệm về gia đình và xã hội.

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: Trả lời câu hỏi trắc nghiệm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV phát Phiếu bài tập cho HS thực hiện nhanh tại lớp. 

 

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN HAI QUAN NIỆM VỀ GIA ĐÌNH VÀ XÃ HỘI

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Đâu là đặc điểm trong những sáng tác của Vũ Trọng Phụng? 

A. Toát lên sự khinh bỉ sâu sắc cái xã hội đương thời mà ông nhìn nhận là đen tối, thối nát.

B. Đậm màu sắc trữ tình, thể hiện được hơi thở của thời đại với những vấn đề về nhân sinh, đạo đức con người.

C. Thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, bình đẳng và văn minh.

D. Cổ vũ cái mới, cái tiến bộ, phê phán sự lạc hậu, khuôn thước chật hẹp.

Câu 2: Nhân vật chính Xuân Tóc Đỏ có xuất thân như thế nào?

A. Thuộc tầng lớp trí thức, được bà Phó Đoan nâng đỡ đến làm việc ở tiệm may Âu hóa.

B. Là đứa trẻ mồ côi, lêu lổng, lang thang, trải qua đủ “nghề” thường được xem là “mạt hạng”.

C. Thuộc giới trung lưu, được vợ chồng Văn Minh và những người trong gia đình này tôn lên làm “nhà cải cách xã hội”, “đốc tờ Xuân”.

D. Thuộc giới thượng lưu của xã hội, có cuộc sống an nhàn trong vinh hoa phú quý.

Câu 3:  Vợ chồng Văn Minh đại diện cho nhóm người nào trong xã hội?

A. Người theo đuổi sự đổi mới, sính ngoại.

B. Người bảo thủ, giữ gìn truyền thống.

C. Người trung lập.

D. Người chống đối xã hội.

Câu 4:  Ông nhà báo đại diện cho nhóm người nào trong xã hội?

A. Người theo đuổi sự đổi mới.

B. Người bảo thủ, theo lối suy nghĩ cũ.

C. Người trung lập.

D. Người ủng hộ cải cách.

Câu 5:  Thủ pháp trào phúng được sử dụng như thế nào trong văn bản?

A. Xây dựng nhân vật qua hành động.

B. Xây dựng nhân vật qua tính cách.

C. Xây dựng nhân vật qua ngoại hình.

D. Xây dựng nhân vật qua lời kể.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

----------------------------------

----------------------- Còn tiếp -------------------------

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

Hệ thống có đầy đủ các tài liệu:

  • Giáo án word (350k)
  • Giáo án Powerpoint (400k)
  • Trắc nghiệm theo cấu trúc mới (200k)
  • Đề thi cấu trúc mới: ma trận, đáp án, thang điểm..(200k)
  • Phiếu trắc nghiệm câu trả lời ngắn (200k)
  • Trắc nghiệm đúng sai (200k)
  • Lý thuyết bài học và kiến thức trọng tâm (200k)
  • File word giải bài tập sgk (150k)
  • Phiếu bài tập để học sinh luyện kiến thức (200k)
  • .....
  • Các tài liệu được bổ sung liên tục để 30/01 có đủ cả năm

Nâng cấp lên VIP đê tải tất cả ở tài liệu trên

  • Phí nâng cấp VIP: 900k

=> Chỉ gửi 500k. Tải về dùng thực tế. Nếu hài lòng, 1 ngày sau mới gửi phí còn lại

Cách tải hoặc nâng cấp:

  • Bước 1: Chuyển phí vào STK: 1214136868686 - cty Fidutech - MB(QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay