Giáo án dạy thêm Ngữ văn 12 chân trời Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e)

Dưới đây là giáo án Bài 5: Tiền bạc và tình ái (Mô-li-e). Bài học nằm trong chương trình Ngữ văn 12 chân trời sáng tạo. Tài liệu dùng để dạy thêm vào buổi 2 - buổi chiều. Dùng để ôn tập và củng cố kiến thức cho học sinh. Giáo án là bản word, có thể tải về để tham khảo.

Xem: => Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo

Các tài liệu bổ trợ khác

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

Ngày soạn: …/…/…

Ngày dạy: …/…/…

ÔN TẬP VĂN BẢN: TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

  1. MỤC TIÊU

  2. Kiến thức

  • Ôn tập những kiến thức về tác giả Mô-li-e và văn bản Tiền bạc và tình ái.

  •  Phân tích những đặc sắc liên quan đến hình ảnh cũng như phong cách nghệ thuật của tác phẩm.

  • Ghi nhớ, khắc sâu những đặc điểm của thể loại tác phẩm, xác định được bố cục, đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Tiền bạc và tình ái.

  1. Năng lực 

  • Năng lực chung

  • Năng lực tự học và tự chủ: Tìm kiếm thông tin, đọc sách giáo khoa, quan sát hình ảnh để hiểu về văn bản đã học.

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm để thực hiện phiếu học tập, hợp tác để giải quyết vấn đề về văn bản đã học.

  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến bài học; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.

  •  Năng lực đặc thù

  • Năng lực thu thập thông tin liên quan đến tác phẩm Tiền bạc và tình ái.

  • Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm.

  • Năng lực phân tích, đánh giá được đặc điểm nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm.

  • Năng lực cảm thụ văn học bình luận, nêu cảm nhận riêng về những chi tiết tiêu biểu trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.

  • Năng lực đọc hiểu một tác phẩm kịch theo đặc trưng thể loại phân tích ý nghĩa hình tượng nghệ thuật, đánh giá những sáng tạo độc đáo của văn bản.

  • Năng lực phân tích, so sánh văn bản với các văn bản khác cùng chủ đề.

  1. Về phẩm chất

  • Phê phán thói ti tiện bủn xủn luôn đặt tiền lên trên hết của một số người.

II. PHƯƠNG TIỆN VÀ HỌC LIỆU

  1. Chuẩn bị của giáo viên

  • Giáo án;

  • Phiếu bài tập;

  • Tranh ảnh về tác giả, tác phẩm;

  • Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp;

  • Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà;

  1. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 12, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi, bảng nhiệm vụ học tập đã thực hiện tại nhà.

III. TIẾN TRÌNH ÔN TẬP

  1.  KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS kết nối với kiến thức đã học buổi sáng để trả lời nhanh các câu hỏi Giáo viên giao.

b. Nội dung: GV đặt câu hỏi để HS nghiên cứu trả lời.

c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS

d. Tổ chức thực hiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 

  • GV đặt câu hỏi: Có câu nói cho rằng “Tiền bạc phân minh, ái tình dứt khoát”. Em hiểu câu nói này thế nào? Tình yêu có còn trong sáng không nếu có thêm chữ “tiền” bên trong?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

  • HS suy nghĩ và trả lời câu hỏi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

  • GV mời một số HS đứng dậy trả lời câu hỏi.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

  • GV nhận xét chốt đáp án:Câu nói trên để cho thấy tiền bạc và ái tình là hai thứ không được mập mờ lẫn lộn với nhau mà phải rõ ràng rành mạch từng thứ một. Trong đời sống hiện nay hay ở thời đại nào cũng vậy cứ gì đó liên quan đến chữ “tiền” sẽ không còn sự trong sáng vốn dĩ của nó nữa.

  • GV dẫn dắt vào bài: Nói về bi kịch tình yêu không thiếu các tác giả đã từng làm nên một tượng đài đồ sộ. Trong đó tiêu biểu nhất phải kể đến bi kịch tình yêu của Romeo và Juliet. Thế nhưng để nói về tình yêu nhưng lại ở thể loại hài kịch không thể nào bỏ qua Mô-li-e. Ông đã mang đến cho người đọc một tiếng cười hết sức chua xót về tiền-tình. Hãy cùng ôn lại bài học Tiền bạc và tình ái ngay sau đây.

B. ÔN TẬP KIẾN THỨC VĂN BẢN TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

  1. Mục tiêu: Giúp HS ôn tập, nắm chắc các đơn vị kiến thức, rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn bản Tiền bạc và tình ái, nhận diện và phân tích các bút pháp nghệ thuật thể hiện trong tác phẩm. 

  2. Nội dung: Vận dụng các phương pháp đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm để ôn tập. 

  3. Sản phẩm: Câu trả lời của cá nhân hoặc sản phẩm nhóm. 

  4. Tổ chức thực hiện

HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Nhiệm vụ 1: Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân, dựa vào kiến thức đã học về văn bản Tiền bạc và tình ái, trả lời câu hỏi:

- Trình bày một số hiểu biết của em về tác giả Mô-li-e?

- Trình bày một số hiểu biết của em về văn bản Tiền bạc và tình ái?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ

- HS vận dụng kiến thức đã học và trả lời câu hỏi.  

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận hoạt động và thảo luận

- GV mời 1 – 2 HS trình bày các nội dung:

+ Hiểu biết về tác giả?

+ Xuất xứ văn bản?

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ

- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới. 

Nhiệm vụ 2: Nhắc lại kiến thức bài học

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia HS cả lớp thành 3 nhóm mỗi nhóm 6-8 HS.

- GV yêu cầu các nhóm đọc văn bản Tiền bạc và tình ái và trả lời câu hỏi:

+ Tóm tắt các sự kiện chính và hành động của nhân vật. Xác định tình huống hài kịch?

+ Màn độc thoại của Ác-pa-gông thể hiện điều gì?

+ Phân lớp các nhân vật trong vở kịch?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm, vận dụng kiến thức đã học để thực hiện nhiệm vụ. 

- GV quan sát, hỗ trợ các nhóm (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 3 nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận.

- GV yêu cầu các nhóm lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến cho nhóm bạn (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

 

Nhiệm vụ 3: Tổng kết

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn HS làm việc cá nhân:

 - Trình bày đặc sắc nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, rút ra kết luận theo thể loại về văn bản

- GV quan sát, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại 1 – 2 HS trình bày về nội dung, hình thức văn bản.

- GV yêu cầu HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). 

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức.

1. Hiểu biết chung về tác giả - tác phẩm

a. Tác giả

- Tên: Mô-li-e.

- Năm sinh – năm mất: 1622 – 1673.

- Ông là người khai sinh ra nền hài kịch mới của sân khấu Pháp, có công đưa hài kịch từ chỗ là loại hình thức được xem là thấp kém lên thành văn học cao cấp.

- Mô-li-e cũng là người sáng tạo ra tiếng cười có tính bi kịch, mang ý nghĩa xã hội sâu sắc.

b. Tác phẩm tiêu biểu

- Các tác phẩm tiêu biểu của ông là: Trường học làm vợ, Tác-tuýp, Lão hà tiện, Trưởng giả học làm sang, Bệnh tưởng…

2. Tác phẩm

a. Thể loại

- Hài kịch.

-  Văn bản trích từ một số lớp cuối của vở kịch, hành động kịch xoay quanh cảnh mất tiền, tra hỏi và mặc cả tiền – tình.

b. Tóm tắt

Lão hà tiện (1668) là một trong những vở hài kịch nổi tiếng của Mô-li-e. Ác-pa-gông là người vô cùng keo kiệt, luôn tích toán thiệt hơn: tích trữ tiền bạc, cho vay nặng lãi, dè sẻn mọi chi tiêu; bắt con trai lấy bà góa lắm tiền, trong khi anh đang si mê cô gái nghèo Ma-ri-an; gả con gái Ê-li-dơ cho ông già nhiều của Ăng-xen-mơ trong khi nàng đang ngầm hẹn ước với anh chàng quản gia Va-le-rơ, còn bản thân lão rắp ranh tục huyền với Ma-ri-an trẻ đẹp. Để ép Ác-pa-gông thuận tình cho hai cặp uyên ương trẻ nên duyên, người hầu của Clê- ăng đã đánh cắp cái tráp tiền của lão, dùng nó làm vật “trao đổi” tiền - tình.

 

 

 

 

 

 

 

II. Nhắc lại kiến thức bài học

a. Sự kiện 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

b. Màn độc thoại – đỉnh cao của hài kịch Tiền bạc và tình ái

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

c. Phân lớp nhân vật trong vở kịch

Kẻ giàu có nhưng keo kiệt, bủn xỉn

- Người nghèo khổ nhưng giàu tình cảm

→ Xung đột kịch:

+ Lão ta mất tiền rồi lẫn tự nắm tay mình mà đòi nợ “A tôi đây mà. Trí óc tôi loạn rồi”, đã gây ra những xung đột ở những hồi sau. 

+ Đó là xung đột nảy sinh giữa lão và con cái lão, giữa lão và đầy tớ. 

+ Xung đột của Ác-pa-gông và Va-le-rơ là một điển hình. Ác-pa-gông nghi ngờ Valer lấy cắp tiền mình vì lão đã quá lú lẫn “ai xui mày hành động như thế”. Còn Va-le-rơ chìm đắm trong tình yêu với con gái lão nên đã trả lời lấp lửng gây ra xung đột giữa hai người: “Một vị thần mà bất kỳ việc gì vị đó xui làm đều có thể tha thứ được: tình yêu”.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Tổng kết

a. Nội dung

+ Màn độc thoại nội tâm của lão Ác-pa-gông khi biết mình mất tráp tiền là đỉnh cao của đoạn kịch. Đồng thời phê phán thói hà tiện, bủn xỉn của lão.

b. Nghệ thuật

+ Sử dụng thủ thuật trào phúng, độc thoại nội tâm đỉnh cao.

+ Xây dựng tình huống kịch đặc sắc.

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 1

SỰ KIỆN CHÍNH VÀ HÀNH ĐỘNG CỦA CÁC NHÂN VẬT VÀ TÌNH HUỐNG HÀI KỊCH CỦA VĂN BẢN TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

Sự kiện 1

Tính keo kiệt của Ác-pa-gông ngày càng bộc lộ rõ khi lão mất tráp bạc, kêu la trời đất

Sự kiện 2

Va-le-rơ bày tỏ tình cảm với con gái Ác-pa-gông, mặc cả nếu ưng thuận thì mới trả lại tráp tiền cho lão.

  • Tình huống hài kịch: sự hà tiện đã khiến cho Ác-pa-gông lú lẫn, tất cả mọi câu chuyện của mọi người xung quanh, lão đều mặc định cho rằng đang nói về đống tiền của lão.

 

PHIẾU BÀI TẬP SỐ 2

Ác-pa-gông

Tự nói với mình

Với đồng tiền

Với tên trộm vô hình

Với khán giả

À! Tôi đây mà. Đầu óc tôi loạn rồi, tôi không còn biết tôi ở đâu, tôi là ai và tôi đương làm gì.

Than ôi! Khốn khổ tiền của tôi ơi, khốn khổ tiền của tôi ơi, bạn yêu quý ơi, chúng đã cướp mất mày của tao đi rồi! Và mất mày là tao mất chốn nương tựa, niềm an ủi, nỗi vui của tao, thế là đời tao hết rồi, tao chẳng còn sống ở thế gian làm gì nữa ! Không có mày, tao sống là sao nổi…

 

Nó là đứa nào! Nó ra sao rồi? Nên chạy ngả nào? Ngả nào chẳng nên chạy? Nó có ở kia không? Nó có ở đây không? Ai đó? Đứng lại!

 

Này! Đằng kia đương nói chuyện về cái gì thế? Về cái đứa đã ăn trộm của tôi đấy à? Ở trên kia, cái gì mà ồn ào thế? Kẻ trộm của tôi ở trên đó à?...

 

 

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu: HS củng cố, mở rộng kiến thức đã học về văn bản Tiền bạc và tình ái.

b. Nội dung:

- GV đưa ra câu hỏi để HS củng cố kiến thức bài Tiền bạc và tình ái.

- GV hướng dẫn HS thực hiện phần Luyện tập theo văn bản đọc. 

c. Sản phẩm:

- Phiếu bài tập của HS.

- Câu trả lời các câu hỏi vận dụng

d. Tổ chức thực hiện

Nhiệm vụ 1: HS hoàn thành phiếu bài tập 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV chuyển giao phiếu bài tập cho HS:

Trường THPT:………………………

Lớp:…………………………………..

Họ và tên:……………………………..

 

PHIẾU BÀI TẬP

VĂN BẢN TIỀN BẠC VÀ TÌNH ÁI

Khoanh tròn vào đáp án đặt trước câu trả lời đúng:

Câu 1: Nội dung chính của đoạn trích Lão hà tiện là gì?

A. Màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện bị mất tráp tiền và cuộc đối thoại giữa hắn và Ba-le-rơ.

B. Màn đối thoại giữa Ác-pa-gông và các con của mình.

C. Là cảnh tra hỏi tiền và mặc cả của Ác-pa-gông và tên cướp.

D. Là màn tra hỏi Ba-le-rơ của viên cảnh sát.

Câu 2: Trong đoạn mở đầu của đoạn trích, màn độc thoại của Ác-pa-gông khi phát hiện tráp tiền bí mật bị đánh cắp Lão than vãn với ai?

A. Với trời.

B. Một mình.

C. Với con gái.

D. Với tên cảnh sát.

Câu 3: Giọng điệu, hành động cũng như cử chỉ của Ác-pa-gông trong đoạn độc thoại là gì?

A. Hoảng loạn, rối rắm và mất kiểm soát.

B. Bình tĩnh và nghiêm túc kiểm tra lại mọi ngóc ngách.

C. Nóng vội, tức tối muốn lật tung mọi thứ lên để tìm bằng được tráp tiền.

D. Tức giận phát điên tra hỏi mọi kẻ hầu người hạ trong gia đình.

Câu 4: Với Ác-pa-gông “tình yêu” của ông ta là gì?

A. Là những đứa con yêu dấu của ông ta.

B. Là người vợ quá cố của ông ta.

C. Là cái tráp tiền bị đánh cắp.

D. Là tình yêu đất nước nồng nàn.

Câu 5: Tình huống kịch nào được coi là bất ngờ?

A. Khi Va-le-rơ nói mình và cô chủ đã kí bản đính ước hôn nhân.

B. Khi Va-le-rơ nói mình đã đánh cắp tráp tiền của Ác-pa-gông.

C. Khi Ác-pa-gông phát hiện thân phận thực sự của Va-le-rơ.

D. Khi Va-le-rơ nói kẻ trộm thực sự là lão bếp.

 

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

1. A

2. B

3. A

4. C

5. A

 

Nhiệm vụ 2: Luyện tập theo văn bản 

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập

GV hướng dẫn làm bài vào vở, cho HS luyện tập theo những nhiệm vụ cụ thể sau:

Câu 1: Hãy phân vai để tái hiện lại hồi V lớp 4 đoạn trích Tiền bạc và tình ái của Mô-li-e.

Câu 2: Giải thích vì sao tác giả lại đặt nhan đề của đoạn trích trong SGK là Tiền bạc và tình ái?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành bài luyện tập vào vở.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). 

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện một số HS trình bày trước lớp. 

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV gợi ý:

Câu 1: 

HS có thể tự phân vai để tái hiện lại vở kịch.

Câu 2: 

Nhan đề của đoạn trích là Tiền bạc và tình ái đã phần nào khái quát trọn vẹn nội dung của văn bản rồi. Nhan đề chia thành 2 vế vô cùng rõ ràng đó là “tiền bạc” và “tình ái”. Dường như chỉ cần đọc qua người ta có thể hình dung đoạn trích nói về gì rồi. Một bên là giá trị lớn lao của đồng tiền còn một bên đó là câu chuyện tình yêu của đôi trẻ.

Rõ ràng câu chuyện tình yêu và tiền bạc không có liên quan gì đến nhau nhưng ở đây thì nó được quy đổi như một món hàng. Đó là mãn “ngã giá”, “mặc cả” tiền tình ở cuối đoạn trích. 

D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG

a. Mục tiêu: HS nâng cao, mở rộng kiến thức về văn bản Tiền bạc và tình ái thông qua các dạng đề ôn tập.

b. Nội dung: GV chuyển giao các dạng đề tự luận để HS trả lời củng cố kiến thức bài học. 

c. Sản phẩm học tập: Phần trả lời của HS và chuẩn kiến thức của GV.

d. Tổ chức thực hiện:

 

--------------- Còn tiếp ---------------

 

Trên chỉ là 1 phần của giáo án. Giáo án khi tải về có đầy đủ nội dung của bài. Đủ nội dung của học kì I + học kì II

MỘT VÀI THÔNG TIN:

  • Giáo án có nhiều ngữ liệu ngoài SGK
  • Kiến thức chính được khái quát dễ hiểu, dễ nhớ
  • Word và powepoint đồng bộ với nhau

Thời gian bàn giao giáo án

  • Khi đặt, nhận 1/2 giáo án kì I
  • 30/10 bàn giao đủ học kì I
  • 30/12bàn giao 1/2 học kì II
  • 30/01 bàn giao đủ cả năm

Phí giáo án dạy thêm

  • Giáo án word: 450k
  • Giáo án Powerpoint: 550k
  • Trọn bộ word + PPT: 850k

=> Chỉ cần gửi trước 350k. Sau đó gửi dần trong quá trình nhận giáo án. Khi nhận đủ kì sẽ gửi nốt số còn lại

Khi đặt nhận ngay và luôn:

  • Giáo án 1/2 kì I
  • Phiếu trắc nghiệm cấu trúc mới: 15 - 20 phiếu
  • Một số đề kiểm tra giữa học kì I - đề cấu trúc mới, ma trận, thang điểm, đáp án
  • PPCT, file word lời giải SGK

Cách đặt:

  • Bước 1: Gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Xem toàn bộ: Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo đủ cả năm

ĐẦY ĐỦ GIÁO ÁN CÁC BỘ SÁCH KHÁC

Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 kết nối tri thức
Đủ giáo án word và powerpoint các môn lớp 12 cánh diều

GIÁO ÁN WORD LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án đại số 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hình học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án sinh học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án vật lí 12 chân trời sáng tạo

Giáo án ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án kinh tế pháp luật 12 chân trời sáng tạo
Giáo án âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo
Giáo án Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 1
Giáo án hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 chân trời sáng tạo bản 2

GIÁO ÁN POWERPOINT LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án chuyên đề ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề kinh tế pháp luật 12 kết nối tri thức

Giáo án chuyên đề vật lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề hoá học 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề sinh học 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề lịch sử 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề địa lí 12 chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề âm nhạc 12 chân trời sáng tạo

Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Tin học ứng dụng chân trời sáng tạo
Giáo án chuyên đề Tin học 12 - Định hướng Khoa học máy tính chân trời sáng tạo

GIÁO ÁN POWERPOINT CHUYÊN ĐỀ LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

 
 

GIÁO ÁN DẠY THÊM LỚP 12 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO

Giáo án dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm ngữ văn 12 chân trời sáng tạo
Giáo án dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo
Giáo án powerpoint dạy thêm toán 12 chân trời sáng tạo

Tài liệu giảng dạy

Xem thêm các bài khác

Chat hỗ trợ
Chat ngay